Trông chờ V-League trở lại
Các CLB cần kế hoạch mở lại giải đấu để tránh những rắc rối phát sinh về tài chính, đền bù hợp đồng chuyển nhượng…
Chỉ còn 10 ngày nữa, CLB Viettel sẽ kết thúc cách ly 14 ngày, tính từ thời điểm thầy trò HLV Trương Việt Hoàng kết thúc vòng bảng AFC Champions League. Như vậy, 14 đội bóng có thể sẵn sàng quay trở lại tranh tài ở V-League 2021 nếu LĐBĐ Việt Nam (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ( VPF) đồng ý tổ chức phần còn lại của mùa giải theo hình thức thi đấu tập trung.
Tuy nhiên, theo thông tin từ cuộc họp trực tuyến của VPF chiều 16-7, Ban Tổ chức V-League đang tính toán hoãn giải đấu đến tháng 2-2022. Cụ thể, ngày 12-2 sẽ bắt đầu trận đấu bù vòng 13 V-League 2021 và đến ngày 16-2 sẽ bước vào các trận của giai đoạn 2 dành cho những đội của nhóm A (đua vô địch) và nhóm B (trụ hạng).
Trước đó, theo kế hoạch thì các giải bóng đá chuyên nghiệp gồm V-League và Giải Hạng nhất sẽ tiếp tục khởi tranh vào cuối tháng 7 này. Tuy nhiên, do TP HCM và một số địa phương trên cả nước đang tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, bên cạnh việc CLB Viettel phải cách ly tập trung sau khi tham dự AFC Champions League từ Thái Lan trở về nên ban tổ chức (BTC) buộc phải hoãn giải đấu.
Video đang HOT
HAGL tập luyện trong mưa ở Pleiku, chờ ngày V-League trở lại
Cho đến thời điểm này, chỉ có các CLB như HAGL, Hà Nội, Sài Gòn FC hay Topenland Bình Định đang tập trung tập luyện bình thường vì có lợi thế sân tập và khu nhà ở cùng một nơi. Trong khi đó, nhiều đội bóng buộc phải tạm dừng tập luyện vì điều kiện không cho phép. Những đội bóng như SHB Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng, SLNA, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh… đều chỉ cho quân tập duy trì, thậm chí còn nghỉ 10 ngày như đội bóng sông Hàn, trong lúc chờ quyết định mới từ BTC.
Một lãnh đạo CLB cho biết nếu tình trạng chờ đợi chưa xác định được ngày V-League trở lại kéo dài hơn sẽ khiến các đội bóng gặp khó khăn trong việc duy trì lực lượng. Thậm chí, dẫn đến hàng loạt rắc rối liên quan đến tài chính, khi nhiều ngoại binh và cầu thủ trụ cột hết hợp đồng, nếu gia hạn sẽ tốn kém kinh phí, chưa kể kéo dài giải đấu, sẽ khiến khoản chi tiêu của đội bóng phát sinh rất nhiều. “Sau khi VPF có thông báo V-League sẽ tiếp tục hoãn chứ chưa thể diễn ra vào cuối tháng 7, CLB chỉ tập theo kiểu duy trì, vì chưa biết thời gian giải đấu trở lại. Hiện mọi việc vẫn đang chờ quyết định từ VPF để có những điều chỉnh cụ thể trong thời gian tới. Các ngoại binh và nhà môi giới đều đang thúc ép các CLB phải ký gia hạn hợp đồng, nếu không sẽ không thể thi đấu tiếp” – một đại diện CLB chia sẻ.
Không chỉ các đội bóng thuộc V-League, ngay HLV Hứa Hiền Vinh của Phố Hiến ở Giải Hạng nhất cũng cho hay do chưa biết khi nào giải tổ chức trở lại nên chỉ cho các cầu thủ tập duy trì thể lực và chờ thông báo mới từ BTC. “Tôi đang liên hệ để các cầu thủ Phố Hiến được tiêm vắc-xin, bởi có lẽ đây là điều kiện tiên quyết để các giải đấu có thể tiến hành trở lại” – HLV Hứa Hiền Vinh nói.
Dẫu đang chờ quyết định từ VPF nhưng tất cả CLB đều cầu mong dịch bệnh sẽ được kiểm soát trên toàn quốc, bởi chỉ có dập được dịch thì bóng đá mới có thể quay trở lại.
CLB Đà Nẵng muốn công bằng ở giai đoạn hai V.League
Theo ý kiến của CLB Đà Nẵng, VPF cần sắp xếp lịch thi đấu sao cho phù hợp, tạo sự công bằng với tất cả đội bóng.
Ở buổi họp trực tuyến sáng 2/7, ngoài sự thống nhất cao về phương án đá tập trung cho giai đoạn hai V.League, có những đóng góp đáng chú ý từ 14 đội bóng. Đại diện CLB Đà Nẵng ủng hộ chủ trương của Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) nhưng kiến nghị nên "cân bằng quyền lợi giữa các câu lạc bộ".
Đại diện đội bóng sông Hàn cho rằng nên sắp xếp các đội chủ nhà của cụm 9 sân miền Bắc thi đấu trên sân khách. Việc này giảm bớt thua thiệt về mặt chuyên môn khi một số đội được chơi ở mặt sân quen thuộc, còn một số đội khác phải liên tục di chuyển.
CLB Đà Nẵng và nhiều đội bóng phía Nam đòi công bằng so với các đối thủ chủ nhà phía Bắc. Ảnh: Quang Thịnh.
Ngoài ra, theo lý giải của đội bóng sông Hàn, cần có yếu tố "công bằng tài chính" khi đội nào cũng phải chi trả các khoản phí lưu trú, di chuyển. Các đội đá ở sân nhà và được lưu trú ở khu ăn ở là sự thiệt thòi so với các đội miền Trung và miền Nam như HAGL, Bình Dương hay CLB TP.HCM.
Liên quan đến vấn đề này, công ty VPF khẳng định sẽ có những hỗ trợ để các CLB yên tâm với hình thức thi đấu tập trung. Đồng thời, VPF cũng khuyến nghị các CLB cần đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19. Đây là yếu tố rất quan trọng để hướng tới việc học hỏi "nguyên tắc bong bóng" mà Liên đoàn Bóng Châu Á (AFC) vừa áp dụng ở vòng loại thứ hai World Cup 2022.
Theo thống kê, mới có 2 CLB tiêm đủ 2 mũi vaccine là đội Viettel và Hà Nội. Các đội đã tiêm một mũi gồm Nam Định, Thanh Hoá, SLNA, TP.HCM, Sài Gòn. Các đội chưa là Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Dương, Đà Nẵng và HAGL.
Theo dự kiến, vòng 13 V.League sẽ trở lại vào ngày 31/7. Các trận đấu ở giai đoạn hai của nhóm tranh chức vô địch và nhóm tránh xuống hạng sẽ kết thúc vào ngày 22/8, tạo điều kiện cho tuyển Việt Nam tập trung chuẩn bị cho vòng loại thứ ba World Cup 2022 vào tháng 9.
Việt Thắng rời đội Đà Nẵng Trợ lý HLV Nguyễn Việt Thắng thông báo chia tay đội bóng sông Hàn vào tối 11/5. "Tôi đã chia tay CLB Đà Nẵng", Việt Thắng xác nhận với Zing . Đây là điều có thể dự đoán bởi trước đó, HLV Lê Huỳnh Đức đã chủ động xin từ chức. Người thay ông Đức là HLV Phan Thanh Hùng. HLV Phan Thanh...