Trông chờ giải pháp nguồn vốn cho thị trường bất động sản 2023
Bơm thêm room tín dụng hoặc hoãn nợ, cho phép trái phiếu đến hạn năm nay và năm sau hoãn lại việc trả nợ… là những giải pháp mà giới chuyên gia kiến nghị nhằm tháo gỡ điểm nghẽn của thị trường địa ốc.
Bất động sản đang nghẽn vốn
Vốn đang được cho là điểm nghẽn khiến thị trường bất động sản rơi vào thế khó chồng khó.
Một trong nguồn vốn quan trọng đối với thị trường địa ốc là dòng tiền từ phía ngân hàng. Nhưng nhiều tháng trôi qua, các doanh nghiệp địa ốc cho biết, họ rất khó để tiếp cận với nguồn vốn vay.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, doanh nghiệp bất động sản gõ cửa nhà băng nhưng room tín dụng không còn. Mặt khác, lãi suất cho vay tăng lên. Theo TS. Hiếu, lãi suất huy động tăng có nguyên nhân từ Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 6 lần tăng lãi suất trong năm nay và 4 lần tăng lãi suất gần đây nhất tại Mỹ với cường độ rất lớn tới 0,75% cho mỗi lần tăng. Điều này tạo nên sức ép lên tiền đồng Việt Nam.
Bởi nếu Việt Nam không tăng lãi suất tiền đồng theo nhịp độ của FED hoặc với tỷ lệ thấp thì giá trị tiền đồng sẽ giảm, đẩy tỷ giá lên và khi đó tạo ra sự bất ổn trên thị trường ngoại hối, đồng thời cũng tăng nguy cơ lạm phát. Khi tỷ giá tăng, nhập khẩu nhiều khiến số tiền chúng ta phải bỏ ra cho hàng nhập khẩu tăng lên.
Thị trường địa ốc cần nguồn vốn bơm mới. (Ảnh: PT)
Các yếu tố này khiến Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phải tăng lãi suất. Trong 2 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất 2 lần. Đó là tăng lãi suất điều hành và sau đó là tăng trần lãi suất huy động đến 6 tháng. Hai lần tăng lãi suất này đã đẩy lãi suất cho vay lên, hạn chế khả năng vay nợ của người dân và doanh nghiệp.
Video đang HOT
Trong khi đó, giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian vừa qua khiến doanh nghiệp gặp khó. Tiếp đến, thị trường trái phiếu cũng gần như mất thanh khoản tiếp tục đẩy doanh nghiệp vào thế khó. “Thị trường trái phiếu, cổ phiếu, vốn từ ngân hàng,… đang dần đóng lại với thị trường bất động sản”. Thế nên theo TS. Hiếu, cần có giải pháp về vốn cho thị trường bất động sản.
Trong văn bản mới đây, Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cũng nhận định, thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Các giải pháp về vốn cho thị trường địa ốc
Tháo gỡ vướng mắc về vốn để “bơm máu” cho thị trường bất động sản là giải pháp cần thiết hiện tại, tránh vết xe đổ lặp lại giai đoạn khủng hoảng hơn 10 năm trước.
Để thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn, HoREA đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nới trần (room) tín dụng thêm 1% (nâng tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 lên 15%) để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 đến trước Tết Quý Mão 2023.
Theo HoREA cho rằng, giải pháp có tác động lan tỏa nhanh nhất, hiệu quả nhất chính là giải pháp tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà từ nay đến Tết Quý Mão. Bởi hầu như mọi hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường bất động sản chỉ còn tập trung trong tháng 12/2022 đến ngày 6/1/2023 với tổng cộng 36 ngày tới đây.
Liên quan đến nguồn vốn từ phía hệ thống nhà băng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có thể tháo gỡ thị trường bằng cách tăng trần tín dụng (credit ceiling) từ 14% lên 16%. Dưới trần lãi suất đó sẽ phân bổ nhiều hơn room tín dụng, không gian tăng trưởng tín dụng cho mỗi ngân hàng để mỗi ngân hàng có không gian cho vay nhiều hơn. Việc các ngân hàng được cho vay nhiều hơn sẽ giúp thúc đẩy thị trường bất động sản.
Một giải pháp khác mà vị chuyên gia này đề xuất, đó là Chính phủ nên đưa ra chương trình hoãn nợ. Theo đó, nhà phát hành trái phiếu năm trước, đến hạn năm nay và năm sau được phép hoãn nợ. Tuy nhiên, theo TS. Hiếu, chỉ những nhà phát hành đúng quy định, sử dụng vốn huy động trái phiếu đúng mục đích.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, trường hợp, việc vỡ nợ trái phiếu diễn ra hàng loạt với yêu cầu bồi thường từ các trái chủ có thể gây bất lợi cho nền kinh tế.
TS. Hiếu nhấn mạnh, thị trường trái phiếu từng tăng trưởng nóng, xảy ra bong bóng nên giải pháp lâu dài là sự cải tổ toàn diện, sắp xếp lại trật tự của thị trường này.
Tưởng mua lô đất cắt lỗ khi thị trường trầm lắng, vợ chồng trẻ “tá hoả” phát hiện hoá ra đất lỗi phong thuỷ .
Bất động sản liền thổ ở TP.HCM - giá vẫn không ngừng tăng
Quý I/2020, Zeitgeist Nhà Bè (TP.HCM) mở bán với hơn 300 sản phẩm, gồm: nhà phố có mức dao động từ 9,5-11 tỷ đồng, villa song lập 13,5-15,5 tỷ đồng.
Đến nay, thị trường thứ cấp đang chào với mức giá 18-19 tỷ đồng cho sản phẩm nhà phố và 26-28 tỷ đồng cho sản phẩm biệt thự.
Thị trường nhà phố/biệt thự tại TP.HCM trong quý II vừa qua đã cho thấy sự cải thiện với nguồn cung sơ cấp tăng 18% so với quý trước đó. Tỷ lệ hấp thụ các sản phẩm này của thị trường cũng ở mức cao, tăng 15% so với 3 tháng đầu năm. Tuy nhiên, chuyên gia Savills đánh giá xu hướng nguồn cung bất động sản liền thổ hạn chế tại TP.HCM sẽ tiếp tục duy trì, song đây là cơ hội cho các thị trường lân cận với hệ thống giao thông hạ tầng cải thiện.
Báo cáo quý II/2022 của Savills cho thấy, nguồn cung bất động sản liền thổ đang dần phục hồi trải dài khắp TP.HCM. Nguồn cung xây sẵn sơ cấp tăng 18% theo quý và 1% theo năm đạt 577 căn. Nguồn cung mới đóng góp hơn 370 căn hay 64% nguồn cung sơ cấp từ 6 dự án mới và 3 giai đoạn tiếp theo tại TP. Thủ Đức, quận 12, huyện Bình Chánh và Nhà Bè góp phần tăng 22% theo quý.
Tương lai, nguồn cung tại TP. Thủ Đức đến từ các chủ đầu tư lớn như The Rivus Elie Saab của Masterise Homes, The Classia của Khang Điền, các giai đoạn tiếp theo tại The Global City SOHO của Masterise Homes và The 9 Stellars của Sơn Kim Land.
Nguồn cung hạn chế ở TP.HCM, bất động sản liền thổ đang dịch chuyển về các tỉnh vùng ven như Long An, Đồng Nai... Ảnh: Đình Nguyên
Trong quý II, lượng giao dịch bất động sản liền thổ đạt hơn 370 căn, tăng 54% theo quý với tỷ lệ hấp thụ là 64%, cải thiện 15 điểm phần trăm theo quý. TP. Thủ Đức dẫn đầu thị trường với 52% tổng lượng giao dịch. Các sản phẩm trên 18 tỷ đồng chiếm ưu thế với 64% lượng giao dịch và được hấp thụ 68%.
Những năm gần đây mặc dù thị trường bất động sản có nhiều biến động tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận đối với sản phẩm bất động sản liền thổ có mức độ tăng giá khá cao dao động từ 20-25%/năm. Thậm chí tại một số dự án, khu vực giá thị trường thứ cấp tăng 40-50%/năm.
Đơn cử như dự án Zeitgeist Nhà Bè mở bán với hơn 300 sản phẩm vào quý I/2020. Trong đó, giá bán của nhà phố có mức dao động từ 9,5 -11 tỷ đồng, villa song lập 13,5-15,5 tỷ đồng. Đến nay, thị trường thứ cấp đang chào với mức giá 18-19 tỷ đồng cho sản phẩm nhà phố và 26-28 tỷ đồng cho sản phẩm biệt thự.
Tương tự, số liệu của JLL cũng cho thấy điều tương tự, nguồn cung nhà liền thổ tại TP.HCM đạt 25.439 căn trong quý II. Trong khi đó, nguồn cung tiếp tục mở rộng ra các tỉnh vùng ven với 2.362 căn mở bán mới trong quý, giúp tổng nguồn cung vượt 32.000 căn. Đồng Nai và Bình Dương dẫn đầu nguồn cung mới lần lượt là 1.256 căn và 1.076 căn.
Giá bán sơ cấp tăng 12,4% theo năm tại thì trường nhà liền thổ TP.HCM và các tỉnh lân cận, đạt mức 3.202 USD/m2 đất. Ở TP.HCM, giá bán sơ cấp trung bình thậm chí tăng lên tới 21,2% theo năm do các dự án mở bán mới có mức giá cao hơn nhờ lợi thế vị trí. Ở các tỉnh lân cận, giá bán tăng mạnh nhất ở dòng sản phẩm nhà phố với mức giá từ 5-6 tỷ đồng/căn, ghi nhận mức tăng theo năm khoảng 11-13%.
Các chuyên gia của JLL cho rằng, tình hình thị trường nhà liền thổ tại TP.HCM tiếp tục đối diện với thách thức hạn chế nguồn cung mới phần còn lại năm nay do quỹ đất hạn hẹp và giá đất đầu vào tăng cao kỷ lục khiến các chủ đầu tư ngưng ra sản phẩm. Các thị trường mới như Long An, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được chú ý nhiều hơn cùng với sự dịch chuyển này.
Cùng quan điểm, ông Hồ Đắc Duy, Quản lý cấp cao bộ phận kinh doanh Nhà ở của Savills nhận định, phân khúc nhà liển thổ tại TP.HCM trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng mặc dù hiện tại thị trường bất động sản tương đối trầm lắng và tính thanh khoản chưa cao. Nguyên nhân là quỹ đất khan hiếm, nguồn cung hạn chế và nhu cầu sở hữu cao khiến giá trị dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự sẽ tăng mạnh ở cả sơ cấp lẫn thứ cấp.
Bất động sản liền thổ vẫn là kênh đầu tư hiệu quả và nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh tình hình lạm phát tiếp tục tăng. Đây là dòng sản phẩm phù hợp với nhà đầu tư có nguồn tài chính ổn định, đầu tư trong trung và dài hạn.
Ngoài ra, đề án xây dựng chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt định hướng tăng tỷ lệ nhà ở chung cư cao tầng và giảm dần tỷ lệ nhà ở thấp tầng trong các dự án khu trung tâm. Chính vì vậy, nguồn cung bất động sản liền thổ sẽ tiếp tục hạn chế. Nhưng đây cũng chính là cơ hội cho nguồn cung liền thổ ở các tỉnh lân cận.
Bất động sản cuối năm: Nên đổ tiền vào phân khúc nào? Thị trường bất động sản đang chững lại, câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra lúc này là nếu có tiền thì nên đổ vào phân khúc nào? Trả lời VTC News, ông Vũ Cương Quyết - Tổng Giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết, trong các phân khúc bất động sản, đất nền và nhà phố ở khu vực...