Trồng cây tiền tỷ: Thu tiền tỷ từ trồng mãng cầu xiêm trên đất nhiễm phèn
Mô hình trồng mãng cầu trên đất nhiễm phèn của ông Phải đang mang lại thu nhập khá cao và được nông dân địa phương học hỏi, làm theo.
Đối với đất nhiễm phèn ở vùng ĐBSCL, việc lựa chọn cây trồng thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao là điều không dễ, càng khó khăn hơn khi vùng đất này gần đây lại đối diện với hạn, mặn khốc liệt.
Vậy mà tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có một nông dân qua tìm tòi, nghiên cứu đã trồng thành công cây mãng cầu xiêm bằng hạt trên đất nhiễm phèn. Mô hình này mang lại thu nhập khá cao và được nông dân địa phương học hỏi, làm theo.
Ông Võ Văn Phải thụ phấn cho mãng cầu đậu nhiều trái.
Chuyện trồng mãng cầu xiêm trên vùng đất phèn đã có nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL thực hiện, nhưng lâu nay mọi người chỉ quen ghép nhánh mãng cầu xiêm trên gốc bình bát. Riêng ông Võ Văn Phải, ở ấp Mỹ Phú A, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp thì ươm hẳn hạt mãng cầu xiêm cho lên cây rồi đem trồng.
Ông Phải tâm sự, vùng đất quê ông bị nhiễm phèn nặng, trước đây chỉ trồng được mía và một vụ lúa nhưng cho thu nhập không cao. Gia đình ông có đến 10 công đất trồng mía nhưng đến lúc sắp thu hoạch thì lũ tràn về ngập gốc làm giảm năng suất, chất lượng, rồi bị thương lái ép giá nên năm nào cũng thua lỗ.
Video đang HOT
Cách nay hơn 7 năm, ông mạnh dạn phá một phần mía, lên bờ rồi ươm hạt mãng cầu xiêm trồng trên 5 công đất. Không ngờ 2 năm, cây mãng cầu xiêm đã cho trái. Với giá bán từ 18.000 – 30.000 đồng/kg, tính ra mỗi năm ông có thu nhập từ 450 triệu đến gần 600 triệu đồng/5 công mãng cầu. Theo ông Phải do đây là vùng đất phèn nặng nên phải giảm được độ phèn thì cây mãng cầu mới phát triển tốt.
“Đầu vụ và cuối vụ tôi tưới vôi cũng các loại thuốc giảm phèn vào đất nên mãng cầu sinh trưởng và phát triển rất tốt. Tỷ lệ pha trộn được nghiên cứu và tìm ra trong quá trình trồng mãng cầu nhiều năm, nhưng quan trọng là tuân theo định hướng của các nhà khoa học đã từng nói rất nhiều”, ông Phải chia sẻ.
Cũng theo ông Phải, mãng cầu xiêm thường cho trái 2 vụ. Vụ thuận vào mùa nắng và vụ nghịch vào mùa mưa. Tuy nhiên, để mãng cầu tự thụ phấn sẽ cho trái rất ít. Do vậy, qua thời gian nghiên cứu, học hỏi, ông Phải đã tìm ra bí quyết để thụ phấn cho cây mãng cầu ra trái nhiều và quanh năm. Nhờ phương pháp này mà vườn mãng cầu của ông cho năng suất khá cao. Cây mãng cầu 2 năm tuổi đạt từ 100 – 120kg/ cây, những cây lâu năm hơn có thể đạt hơn 200kg/cây/năm.
“Khi mãng cầu ra hoa, vào buổi chiều cần phải hái hoa mãng cầu cái và phơi trong 8 giờ cho hoa bung nhụy, sau đó trút nhụy hoa vào ly thủy tinh cho vào tủ lạnh để ở ngăn mát. Khoảng 8-9 giờ sáng kiểm tra xem thấy nhụy có nước nhô lên thì chấm phấn vào nụ thì mãng cầu sẽ đậu quả. Cách khác đơn giản hơn là lắc bông mãng cầu cho nhụy và phấn rơi vào đáy hoa mãng cầu mới đậu quả”, ông Phải chia sẻ bí quyết.
Từ mô hình trồng mãng cầu xiêm bằng hạt cho thu nhập cao của ông Võ Văn Phải, nhiều nông dân đã cải tạo vườn tạp học hỏi trồng theo. Hiện toàn huyện Phụng Hiệp đã có gần 100 ha trồng mãng cầu xiêm bằng hạt, trong đó riêng xã Hòa Mỹ đã chiếm gần 50 ha.
Tại xã Hòa Mỹ cũng đã thành lập Tổ Hợp tác làm vườn xã Mỹ Phú A với 48 thành viên chuyên trồng mãng cầu xiêm bằng hạt. Tổ hợp tác bên cạnh việc học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng. Các thành viên còn cùng nhau nghiên cứu đề ra những cách thức để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là việc cải tạo những ao, mương trong vườn mãng cầu để tích nước trong mùa mưa phòng khi hạn, mặn xảy ra có được nguồn nước tưới tiêu.
Ông Phạm Văn Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp cho biết, khi thành lập tổ hợp tác, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Riêng hội nông dân tới đây sẽ kết hợp với ngành khuyến nông để mở lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp cho bà con am hiểu kỹ thuật về trồng mãng cầu.
Cũng theo ông Hùng, hiện tại các thành viên Tổ Hợp tác làm vườn xã Mỹ Phú A đang cắt lá, tuyển cành, xử lý cho mãng cầu xiêm ra hoa để cung cấp trái phục vụ thị trường Tết Đinh Dậu 2017. Trái mãng cầu thường được người dân chọn chưng trong mâm ngũ quả nên vào dịp Tết rất hút hàng và có giá cao./.
Theo Tấn Phong (VOV-ĐBSCL)
Trồng cây tiền tỷ: Vua gấc tiết lộ trồng gấc 1 lần, "ăn sẵn" 20 năm
Gấc vốn là một cây bán hoang dại, leo mọc lung tung ở bờ ao, xó vườn. Những tưởng cây gấc chỉ được dùng để nấu... xôi. Tuy nhiên, bằng công nghệ chiết xuất dầu gấc tinh túy, hiện cây gấc được coi là cây "hái ra tiền" cho người nông dân.
Nông dân trồng gấc vừa dễ, vừa có thu nhập ổn định, mỗi gốc gấc cho thu tới 3-4 triệu đồng.
Dân Việt đã trao đổi với ông Nguyễn Công Suất- Giám đốc Công ty CP chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam, người được mệnh danh là "vua gấc" ở Việt Nam hiện nay.
Ông Suất cho biết: "Gấc là cây dễ trồng, có thể sống ở mọi địa hình từ bờ dậu, bờ rào cho đến bờ mương, đồi núi... chỗ nào gấc cũng có thể leo được, chi phí đầu tư lại thấp, không phải phun thuốc trừ sâu. Hiện nguồn nguyên liệu gấc dùng để chế biến ra dầu rất thiếu do gấc khó trồng tập trung ở một vùng, một khu nào cả, mà được trồng rải rác ở nhiều nơi. Như công ty chúng tôi đã xây dựng được vùng nguyên liệu gấc hàng nghìn ha ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng và mới đây, tôi cũng đã cho phát triển ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang. Ở những nơi đã trồng, gấc đều phát triển rất tốt, cho hiệu quả kinh tế cao".
Đặc biệt, theo ông Suất, có thể nói, gấc là một giống rất độc đáo, chỉ nước ta mới có nguồn giống này, hiện chúng tôi đã nhân được giống gấc với số lượng lớn và sẵn sàng cung ứng giống cho bà con nông dân có nhu cầu. Vừa qua, có một số doanh nhân Nhật Bản cũng sang tìm hiểu, đặt vấn đề với chúng tôi về việc hợp tác cung cấp nguồn nguyên liệu gấc. Theo đó, họ chỉ cần chúng ta sơ chế bóc tách lớp vỏ bên ngoài, còn phần ruột gấc họ sẽ thu mua trực tiếp để đưa về nước chế biến. "Tôi muốn nói như thế để bà con hoàn toàn yên tâm về đầu ra cho cây gấc. Hiện công ty chúng tôi cũng sẵn sàng thu mua gấc với số lượng lớn về để phục vụ nhà máy chế biến tại Nội Bài, Hà Nội với công suất 5.000 tấn quả/năm. Chỉ có điều do cây gấc thường được trồng phân tán, nên đòi hỏi khi trồng bà con cần phải có sự liên kết với nhau, khi đó mới tạo ra được số lượng lớn, việc tiêu thụ mới thuận lợi"- ông Suất khẳng định.
Ông Nguyễn Công Suất bên vườn gấc
Về hiệu quả kinh tế, có thể khẳng định trồng gấc là "làm chơi, ăn thật", bà con nông dân chỉ việc trồng cây gấc xuống đất và đợi ngày thu quả. Dàn để gấc leo cũng được làm bằng những vật liệu đơn giản như cọc tre, dây điện thoại thải... nên không tốn kém. Thường mỗi gốc gấc cho ra tầm 20-30 quả, trọng lượng 1-1,5kg với giá bán khoảng 8.000-9.000 đồng/kg, chỉ cần trồng một gốc gấc nếu chăm sóc tốt, đã có thể thu về từ 3-4 triệu đồng.
Bà con thu hoạch gấc. Đây là cây có giá trị kinh tế rất cao.
Hiện các sản phẩm dầu gấc của Việt Nam đã trở thành thương hiệu, được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ, Nhật Bản, EU... "Tới đây, tôi dự định sẽ hợp tác với đối tác Nhật Bản để thu mua, sơ chế và bán nguyên liệu (ruột gấc) cho họ. Song chỉ có điều, nguồn nguyên liệu hiện vẫn chưa đáp ứng được, vì thế ngoài các tỉnh miền Bắc chúng tôi cũng đang nghiên cứu và mở rộng diện tích gấc vào các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị. Tôi cũng cho rằng, tiềm năng của cây gấc là rất lớn và còn nhiều cơ hội để phát triển"- ông Suất nói.
Theo Danviet
Trồng cây tiền tỷ: Thu 2 triệu/kg từ loại cây quý như vàng Tam thất là môt loại dược liệu quý, đươc vi đắt giá như vàng và rất "khó tính", đòi hỏi người trồng không chỉ có kỹ thuật mà còn phải kiên trì, bền bỉ từ khâu làm đất, đánh luống đến bón phân tưới nước. Vơi cu tam thât khô tư 5-7 năm tuôi trơ lên, gia ban co thể lên tơi 2...