Trồng cây ra quả biết mở mắt, lão nông U60 thu 700 triệu mỗi năm
Long đong, lận đận với nhiều loại cây ăn quả, cuối cùng lão nông Trương Văn Đôn, tiểu khu 1 ( thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) quyết định lựa chọn và gắn bó lâu dài với cây na dai, bởi ưu điểm vượt trội của loại cây cho quả biết mở mắt này. Trồng 3 ha na dai, mỗi vụ ông Đôn thu trên dưới 700 triệu đồng từ bán quả na ra thị trường.
Dẫn chúng tôi ra thăm vườn na đang trong thời kì thu hoạch, cây nào, cây nấy cũng sai quả, đẹp mã, mắt na đều đặn, nhiều quả đã bắt đầu mở mắt, ông Đôn vui vẻ cho biết: Trồng na dai có cái hay là không năm nào mất mùa, giá trị kinh tế cao hơn hẳn nhiều loại cây ăn quả khác. Vì ưu điểm đó mà ông đã gắn bó với cây na dai hơn 20 năm nay, dù đây không phải là cây ăn quả đầu tiên mà ông chọn khởi nghiệp sau khi nghỉ làm công nhân.
Từ khi trồng na dai, kinh tế gia đình ông Đôn khám khá hẳn lên
Năm 1990, ông Đôn trồng cây ăn quả, trong đó có cây mơ trên diện tích nương vườn gần nhà, khoảng 2 ha. Kỳ vọng vào cây mơ sẽ giúp ông “đổi đời” nên ông không tiếc công sức làm cỏ, bón phân, tưới nước cho mơ. Không phụ công người chăm bón, cây mơ sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, đến thời kỳ mơ cho thu hoạch, giá bán “rẻ như cho” ông Đôn bực mình chặt bỏ vườn mơ, chuyển sang trồng xen canh nhãn và na. 2 năm sau, na cho quả bói cũng là lúc cây nhãn xòe tán rộng, sợ na bị cớm nên ông Đôn lại phá na, tập trung chăm sóc vườn nhãn.
Năm 1997, ông Đôn mua 3ha nương vườn của người dân trong tiểu khu để trồng na dai. Ông trồng với mật độ khá dày, khoảng 700 gốc/ha.
Nhờ chăm sóc tỉ mỉ, vườn na nhà ông Đôn sinh trưởng, phát triển tốt, cho quả to, đẹp
“Trồng na vất vả hơn, cầu kì hơn so với trồng nhãn và một số loại cây trồng khác, song bù lại, nó có giá trị kinh tế cao hơn. Tốn công nhất là khâu thụ phấn cho hoa. Làm tốt khâu này không chỉ giúp na ra nhiều quả mà còn to, đẹp hơn” – ông Đôn tiết lộ.
Theo ông Đôn, công việc thụ phấn cho na rất tỉ mỉ, đòi hỏi người làm phải khéo tay. Ông thường hái những hoa đầu cành hoặc những cành nhỏ để lấy phấn, sau đó cho vào lọ thủy tinh rồi dùng bút lông chấm vào lọ hạt phấn. Khi đầu bút lông dính phấn, ông Đôn rút ra rồi nhẹ nhàng phết, xoay đều sao cho phấn dính vào bó nhụy cái giữa lòng hoa. Mỗi ngày, ông Đôn thụ phấn được gần 1.000 bông hoa.
Video đang HOT
Thương lái đến tận vườn thu mua na dai nhà ông Đôn
Cùng với việc thụ phấn cho hoa na, ông Đôn rất quan tâm tới công tác phòng trừ sâu bệnh xảy ra trên cây na. Thăm nom vườn na mỗi ngày, khi phát hiện có sâu bệnh là ông phun thuốc diệt trừ ngay, không để lan ra diện rộng.
“Rầy xoắn lá thường xuất hiện vào thời kỳ cây na ra lộc non. Khi bị rầy châm, lá na thường biểu hiện tù lại, rồi héo rụng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây na. Tôi thường sử dụng thuốc đặc trị để phun trừ rầy xoắn lá khi phát hiện chúng tấn công vườn na” – lão nông U60 cho biết thêm.
Đầu vụ, ông Đôn bán na với giá 50.000 đồng/kg. Thời điểm này, giá na dao động từ 25 – 30.000 đồng/kg
Để cây na sinh trưởng, phát triển tốt, cho nhiều quả to, đẹp, ngoài làm cỏ, tưới nước thường xuyên, ông Đôn bón phân định kỳ theo từng giai đoạn phát triển của na. Thay vì sử dụng phân chuồng như trước, vài năm gần đây, ông Đôn sử dụng phân vi sinh để bón lót cho vườn na của gia đình. Theo kinh nghiệm của lão nông U60 này, sử dụng phân vi sinh bón cho na có thể hạn chế được bệnh nấm mốc xảy ra.
Ông Đôn là một trong những người trồng na giỏi ở Mai Sơn
Từ khi cây na ra quả non cho đến lúc quả na mở mắt thu hoạch, ông Đôn cho chúng “ăn” phân NPK 3 lần, mỗi lần khoảng 1kg/gốc na. Việc phun chế phẩm dưỡng hoa, dưỡng quả cũng được ông Đôn tiến hành theo định kì.
Theo ông Đôn, vì na không chín đồng loạt nên thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 2 tháng. Bình quân một gốc na nhà ông cho thu khoảng 25kg/vụ. Cứ vào cuối tháng 7 hàng năm khi những quả na bắt đầu mở mắt, ông Đôn lại bận rộn với việc thu na bán cho thương lái. Đều đặn mỗi năm, ông Đôn thu hơn 700 triệu đồng từ bán na ra thị trường.
Theo Danviet
Đã mắt ngắm những vườn na dai Mai Sơn căng tròn ngọt lịm
Bà con nông dân ở Mai Sơn (Sơn La) đang vào mùa thu hoạch na, khắp nương vườn, sạp hàng, đâu đâu cũng tấp nập kẻ bán, người mua. Những trái na căng mọng, ngọt lịm, sai trĩu cành, như một thứ sản vật quý được trời đất ban tặng cho vùng đất này khiến nhiều người nông dân đổi đời, trở nên giàu có.
Những sạp hàng chất đầy na được bày bán dọc ven Quốc lộ 6, đoạn qua thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, những trái na căng mọng, ngọt lịm hút khách ra vào tấp nập
Mai Sơn là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, địa hình đồi núi, sản xuất nông nghiệp chính. Những năm qua, nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương về phát triển kinh tế vườn đồi, trồng cây ăn quả, huyện Mai Sơn vận động nhân dân trồng na để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Cây na thích nghi tốt với điều kiện đất đai, khí hậu Mai Sơn, nên phát triển tốt, trở thành sản vật đặc trưng, mang thương hiệu riêng của na Sơn La được khách hàng gần xa biết đến.
Na bắt đầu vào vụ thu hoạch, những người nông dân nơi đây lại tất bật, người hái quả, người chở hàng ra các điểm thu mua bán cho thương lái vận chuyển về các thành phố lớn tiêu thụ.
Sau khi thu hái, na được tập kết, phân loại và xếp vào thùng để chở đi bán
Na dai Mai Sơn quả to, nhiều thịt, ít hạt, ăn vào vị ngọt lịm, thơm ngon được nhiều khách hàng tấm tắc khen
Dọc hai ven đường Quốc lộ 6 có rất nhiều sạp hàng bán na, do chính những người nông dân trồng na đem ra bán
Na nơi đây được bán với nhiều loại giá khác nhau, quả to đều có giá từ 30.000 đồng/kg đến 35.000 đồng/kg. Còn loại quả nhỏ giá bán từ 20.000 đồng/kg đến 25.000 đồng/kg
Na dai Mai Sơn được nhiều khách hàng đánh giá chất lượng tốt, ăn ngọt, thơm không kém gì na Lạng Sơn
Nhờ bán na cho khách qua đường mà mỗi ngày người nông dân có thu nhập từ 500.000 đồng -1 triệu đồng tiền lãi
Theo Danviet
Kho hàng siêu thị ở Sơn La bị lũ cuốn, người dân lao ra vớt Nước lũ về bất ngờ khiến một siêu thị ven quốc lộ 6 Sơn La không kịp di dời, hầu hết hàng hoá bị cuốn trôi. Chiều 30/8, lũ đổ về quốc lộ 6 thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La). Một siêu thị không kịp di dời hàng hoá nên bị dòng nước chảy siết cuốn đi. Nhiều người dân...