Trồng cây đinh lăng “thần dược” để chữa bách bệnh, chặn khí xấu, hút tài lộc
Cây đinh lăng từng được danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là “ nhân sâm của người nghèo” với những tác dụng chữa bệnh thần kỳ và ý nghĩa phong thủy đặc biệt với gia chủ.
Cây đinh lăng hay cây gỏi cá là một loại cây cảnh quen thuộc với người Việt Nam, có tác dụng như một loại “thần dược” trị được nhiều bệnh.
Cây đinh lăng, hay còn gọi là cây gỏi cá, là một loại cây quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam, được trồng phổ biến ở vườn, đền chùa, trạm xá, bệnh viện với tác dụng chính là để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Có nhiều loại cây đinh lăng phổ biến như đinh lăng lá kim, hay đinh lăng lá tròn, đinh lăng rang,…, lá có răng cưa không đều, có mùi thơm, trong đó đinh lăng lá nhỏ được trồng và sử dụng nhiều hơn cả.
Thật đặc biệt vì ngoài việc được các gia đình lựa chọn trồng để làm cảnh, mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà thân yêu, đinh lăng còn được biết đến như một loại cây “đa năng” và “thần kỳ” nhất bởi các bộ phận của cây đều có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ lá cây, thân, cho đến rễ và vỏ cây.
1. 1001 tác dụng của cây đinh lăng
Nhắc tới cây đinh lăng, có lẽ người ta nghĩ ngay đến một loại rau gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người Việt. Người ta thường chọn loại lá đinh lăng nhỏ có nhiều răng cưa để làm rau ăn kèm với món gỏi cá hoặc cho thêm vài cọng lá đinh lăng khi gói nem. Không chỉ giúp cho món ăn thêm đẹp mà mùi vị của các món gỏi hay nem khi ăn kèm đinh lăng đều trở nên hấp dẫn hơn hẳn.
Người ta thường chọn loại lá đinh lăng nhỏ có nhiều răng cưa để làm rau ăn kèm với món gỏi cá, nấu canh hoặc cho thêm vài cọng lá đinh lăng khi gói nem.
Đinh lăng kho với cá, mà phổ biến nhất là kho cá lóc, cá diêu hồng, cũng là món ngon dân dã, bổ dưỡng mà các mẹ, các chị nên thử trổ tài cho ông xã thưởng thức. Đinh lăng cũng được dùng làm rau gia vị cho một số món xào hoặc canh, cho món ăn thêm hấp dẫn.
Ngoài ra, củ của cây đinh lăng còn có thể sử dụng để ngâm rượu, đây chắc hẳn là món khoái khẩu của đấng mày râu.
Trong y học: Cây “nhân sâm của người nghèo”
Video đang HOT
Từ kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, cây đinh lăng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu bài bản về tính ưu việt để chữa các bệnh khác nhau, và được coi là “nhân sâm của người nghèo”, có thể chữa và phục hồi nhiều bệnh lâu năm.
Nước lá đinh lăng tươi vừa dễ uống, đảm bảo giữ nguyên được lượng chất cần thiết, vừa giúp bồi bổ cơ thể không chỉ người bệnh mà cả với người không có bệnh. Dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh suy giảm trí nhớ, căng thẳng suy nhược thần kinh hay những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ có tác dụng rất tốt.
Những bệnh như đau lưng mỏi gối, đau khớp, thấp khớp của người già nếu kiên trì uống nước thân cây đinh lăng sắc với một vài loại thuốc bắc theo đơn của thầy thuốc cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Không chỉ lá cây, thân cây mà rễ hay củ cây đinh lăng cũng có tác dụng hữu ích.
Với các bệnh ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng dùng lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml chia làm 2 lần uống trong ngày sẽ nhanh chóng hết nổi mẩn. Hoặc khi bạn bị thương ngoài da mà nhà có sẵn cây đinh lăng, có thể nhai hoặc giã nát lá đinh lăng rồi đắp ngay lên vết thương làm dịu đau và nhanh liền.
Ngoài những tác dụng “thần kỳ” trên, người ta còn sử dụng đinh lăng để chữa các bệnh như khó tiểu, liệt dương, ho suyễn, thậm chí là chữa sốt rét, viêm gan mãn tính,…
Ý nghĩa phong thủy và tác dụng hút khí độc của đinh lăng
Cây đinh lăng cảnh để trước nhà và đinh lăng cẩm thạch mini.
Không phải tự nhiên mà cây đinh lăng mini bon sai lại được nhiều người lựa chọn để trồng làm cảnh trước cửa nhà, hoặc trang trí phòng khách xanh mát nhiều đến thế. Nguồn năng lượng xanh từ cây đinh lăng rất dồi dào, mang lại một không khí trong lành, dịu mát cho mọi người.
Không chỉ vậy, loại cây này còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp chặn khí xấu và giữ tài lộc cho gia chủ.
2. Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng
Đinh lăng cũng là một loại cây khá dễ trồng và chăm sóc, cây không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Cây có thể trồng được vào cả 4 mùa nhưng tốt nhất nên trồng cây vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng.
Trước khi tiến hành trồng cây cần phải làm đất tơi, bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK, sau đó trồng cây bằng cách giâm cành. Sau khi trồng xong nên phủ rơm hoặc bèo tây lên mặt để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tươi.
Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh, không cần sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hay bảo vệ thực vật.
Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh, hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Không nên tưới cây liên tục, nếu thấy nước đọng phải thoát nước ngay cho cây.Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9, mỗi gốc chỉ để 1-2 cành to là được.
Với những công dụng tuyệt vời và cách chăm sóc dễ dàng trên, chị em nên trồng ngay vài cây đinh lăng trong vườn nhà mình để có loại cây “thần dược” phòng lúc cần nhé!
Theo Eva
Vụ tử vong sau khi tiêm thuốc dị ứng: Các bác sĩ "suýt" được bệnh viện khen thưởng
Lần sốc phản vệ thứ nhất, các bác sĩ giúp người bệnh qua nguy kịch, tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Khi bệnh viện dự định đề xuất khen thưởng các bác sĩ vì cứu được bệnh nhân sốc phản vệ nặng thì người bệnh tái sốc, bác sĩ trở tay không kịp.
Liên quan đến ca tử vong xảy đến với bệnh nhân L.N.T. (30 tuổi, ngụ tại TPHCM), ngày 24/4, Bệnh viện An Sinh đã có những thông tin phản hồi tới báo chí.
Bác sĩ Lưu Tuấn Khang, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp cho biết, người bệnh được chồng chuyển đến khoa Cấp cứu vào 18h ngày 18/4 trong tình trạng ngứa, đỏ da, nổi mề đay.
Khai thác bệnh sử ghi nhận, trước đó (khoảng 14h cùng ngày) bệnh nhân ăn các món: tôm, cua, thịt bò. Mặt khác, 3 ngày trước (tức ngày 15/4) bệnh nhân từng gặp triệu chứng nổi mẩn ngứa, đã tự dùng thuốc điều trị ở nhà.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện An Sinh nơi tiếp nhận, chăm sóc ban đầu cho người bệnh
Tại khoa Cấp cứu, qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân tiếp xúc tốt, kết hợp khai thác bệnh sử, người bệnh được chẩn đoán bị dị ứng thức ăn. Bệnh viện đã tiến hành điều trị theo hướng chống dị ứng. Thông tin được BS Khang cung cấp quá trình tiếp nhận cấp cứu, điều trị ban đầu, bệnh nhân được bác sĩ cho sử dụng thuốc (Lactate Ringer 500ml, Solu-medrol 125mg, Rupafin 10mg).
Sau khi dùng các loại thuốc trên, đến 19h30 phút cùng ngày, bệnh nhân than ngứa toàn thân, được bác sĩ tiêm thêm một ống Zantac 50mg và cho uống viên chống dị ứng Chlorpheniramine 4mg. Tuy nhiên, 30 phút sau, nữ bệnh nhân có cảm giác khó thở, buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay toàn thân, có dấu hiệu tụt huyết áp, mạch và nhịp thở tăng nhanh.
Ê kíp bác sĩ bệnh viện đã hội chẩn nhanh và chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ thuốc chống dị ứng từ đường tiêu hóa nên cho sử dụng thuốc tiêm dưới da (1/2 ống adrenaline, loại 1mg/1ml). Tuy nhiên, ngay sau đó người bệnh rơi vào tình trạng ngưng tim, ngưng thở.
Sau chẩn đoán sốc phản vệ nặng (độ IV), bệnh viện tiến hành cấp cứu tích cực bằng phương pháp ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng trợ thở, xốc điện 3 lần kết hợp với dùng adrenaline (5 phút dùng 1 ống). Nỗ lực của ê kíp đã giúp bệnh nhân hồi tỉnh, đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, bệnh nhân tiếp xúc tốt, nói chuyện được.
Phía bệnh viện khẳng định đã theo dõi sát và chăm sóc rất tích cực cho người bệnh từ đêm 18 đến sáng ngày 19/4. Nhật ký theo dõi thông tin, diễn tiến của người bệnh được cập nhật thường xuyên, theo đó sáng ngày 19/4, chị T. đã có thể ngồi dậy ăn cháo, trò chuyện cùng y bác sĩ và thân nhân.
Cả phía bệnh viện và người nhà đều vui mừng trước diễn biến rất khả quan của bệnh nhân. BS Lưu Tuấn Khang cho biết, thời điểm đó tôi đang định làm đề xuất lên Ban giám đốc Bệnh viện An Sinh để xem xét khen thưởng các y bác vì đã nỗ lực cứu thành công trường hợp bị sốc phản vệ rất nặng.
Khi đề xuất khen thưởng chưa kịp thực hiện thì người bệnh lại rơi vào nguy kịch. Khoảng 8h ngày 19/4, chị T. than mệt, khó thở, môi tím, da xanh. Bệnh viện đã tiến hành cấp cứu, hồi sức tích cực nhưng người bệnh không có dấu hiệu phục hồi.
Bệnh viện An Sinh đã chủ động liên hệ với Bệnh viện Nhân Dân 115, chuyển người bệnh sang cấp cứu, điều trị nhưng nỗ lực của cả 2 bệnh viện đều không mang lại kết quả.
Sự ra đi của chị T. không chị khiến gia đình bị sốc mà chính các y bác sĩ cũng không ngờ tới. "Theo y văn, dị ứng đường tiêu hóa rất ít gây ra sốc phản vệ. Bản thân tôi làm trong nghề nhiều năm cũng chưa gặp trường hợp nào. Tình trạng sốc phản vệ và tái sốc phản vệ bệnh nhân T. gặp phải nhiều khả năng do cơ địa quá mẫn cảm" - BS Lưu Tuấn Khang nhận định.
Sau khi báo chí phản ánh vụ việc trên, Sở Y tế đã yêu cầu Bệnh viện An Sinh báo cáo vụ việc. Ngày 24/4, BS Tuấn Khang cho biết, bệnh viện đã họp Hội đồng Khoa học xem xét quá trình chẩn đoán, cấp cứu cho bệnh nhân. Bước đầu cho thấy, việc tiếp nhận, điều trị, sử dụng thuốc cho người bệnh đều tuân thủ quy định của Bộ Y tế. Hiện bệnh viện đã gửi bệnh án cùng các nội dung, báo cáo liên quan đến Sở Y tế thành phố.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Vụ 'bệnh nhân chết sau 3 mũi chích': Sở Y tế TP.HCM yêu cầu bệnh viện báo cáo Ngay sau khi Tuổi Trẻ Online phản ánh trường hợp "nữ bệnh nhân chết bất thường sau khi chích thuốc chữa dị ứng", Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu bệnh viện An Sinh khẩn trương báo cáo. Người nhà của chị T. đau lòng khi nhắc đến cái chết của chị sau khi vào bệnh viện khám vì ngứa, nổi mề đay...