Trồng cây ‘cay đắng’ cho thu nhập tiền triệu
Từ lâu, cây thuốc lào đã ăn sâu vào vùng đất Thái Thụy (Thái Bình) và là cây trồng chính ở đây.
Cây thuốc lào có thời gian sinh trưởng và thu hái dài ngày, chăm sóc vất vả và rất độc hại, nhưng đến nay vẫn chưa có cây trồng nào có thể thay thế cây thuốc lào bởi nó mang lại giá trị kinh tế cao.
Theo bà Nguyện Thị Lệ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy (Thái Bình), thời điểm này cây đang đà sinh trưởng mạnh, cần cắt tỉa những lá dưới gốc, những chồi non ở khe lá để cây tập trung dinh dưỡng cho những lá ở trên ngọn. Để cây phát triển khỏe, tránh bị gió, mưa làm gãy đổ, người dân tập trung vun gốc, tạo luống và bón thúc để cây cho năng suất cao.
Vì là cây trồng lấy lá nên mỗi cây thuốc lào, người dân chỉ để khoảng 15-25 lá, đến khi lá già, ngả màu vàng thì tập trung thu hoạch đại trà.
Lá thuốc lào được thu hái hết về nhà, lọc bỏ “cẫng” lá và làm thành cuộn, thái nhỏ, phơi khô. Không riêng gì ở Thái Bình mà các địa phương khác trên cả nước như: Tiên Lãng (Hải Phòng), Thanh Hóa, Nghệ An… cũng trồng nhiều thuốc lào, nhưng chỉ ở vùng đất phù sa của Thái Bình thì cây thuốc lào mới phát triển tốt nhất.
Những luống thuốc lào đang trên đà sinh trưởng, phát triển mạnh ở thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy (Thái Bình).
Đây là thời điểm bà con trồng thuốc lào tập trung vun gốc, cắt tỉa lá dưới gốc, bón thúc để cây phát triển khỏe, cho nhiều lá, tránh bị gió mưa làm đổ gãy.
Bà Nguyễn Thị Lệ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy tạo rãnh thoát nước cho cây thuốc lào tránh bị mưa đọng nước làm ngập úng.
Video đang HOT
Bà con nông dân tập trung làm cỏ, bón phân và vun gốc để cây thuốc lào sinh trưởng tốt.
Bà Nguyễn Thị Tỳ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường cho biết: Năm 2021, gia đình bà trồng 2,5 sào thuốc lào, cho thu hoạch 2,5 tạ. Với giá bán thời điểm đầu tháng 6/2021 gia đình bà thu về 25 triệu đồng. Trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, gia đình cũng có lãi từ 15-18 triệu đồng.
Theo những nông dân trong vùng Thái Thụy, trồng cây thuốc lào rất vất vả, chu kỳ của thuốc lào là 6 tháng kể từ khi gieo hạt đến lúc thu hái. Thứ cây vừa cay, đắng, hao tổn sức khỏe và độc hại là vậy nhưng vì chưa có cây trồng nào có thể thay thế và chính thuốc lào cũng mang lại thu nhập cao hơn các cây trồng khác nên người dân nơi đây vẫn trồng nhiều thuốc lào.
Có nhiều nơi trồng cây thuốc lào, nhưng ở Thái Bình thứ cây vừa cay, vừa đắng lại phù hợp với thổ nhưỡng đất phù sa, cây cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Khi cây phát triển đều, người dân sẽ cắt ngọn, chỉ để từ 15-25 lá và tập trung chăm sóc cho đến khi lá ngả vàng thì thu hoạch.
ADVERTISING
X
Phun thuốc phòng trừ dịch bệnh, tránh bị sâu hại ăn lá.
Từ khi gieo hạt đến lúc thu hái là 6 tháng nên cây thuốc lào có thời gian chăm sóc dài ngày nhất, vất vả nhất nhưng bù lại là người nông dân có thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác.
Để năm sau có hạt gieo trồng vụ mới, người dân chọn những cây thuốc lào sinh trưởng khỏe, lá to và sức đề kháng tốt với sâu bệnh, tập trung chăm sóc cho cây trổ hoa để lấy hạt làm giống.
Hoa thuốc lào nở thành chùm, cánh hoa có màu phớt hồng, khi đậu quả to đều như quả sung.
Đây là giống chuối đặc sản gì mà dân Sóc Trăng trồng xen trong vườn cây ăn trái cho thu hàng trăm triệu?
Từ đất trồng một năm được 3 vụ lúa, nhưng anh Danh Hải Đăng - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Khóm 3, Phường 5, TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng) mạnh dạn chuyển sang trồng chuối sáp.
Cây chuối sáp dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hầu như không đáng kể, nhưng cho giá trị kinh tế cao hơn lúa. Đồng thời, anh Đăng tận dụng tán chuối sáp trồng xen một số loại cây ăn quả để tăng thêm thu nhập.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, những năm qua, Hội Nông dân TP. Sóc Trăng phối hợp cùng các phường của TP. Sóc Trăng đã tích cực vận động nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn.
Anh Danh Hải Đăng - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Khóm 3, Phường 5, TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng) chỉ những buồng chuối sáp sai nải của vườn nhà. Ảnh: K.N
Bản thân là Chi hội trưởng Hội Nông dân Khóm 3, anh Danh Hải Đăng mạnh dạn lên liếp lập vườn trồng chuối sáp và trồng xen nhiều loại cây ăn trái khác dưới tán chuối.
Ở Khóm 3, anh Danh Hải Đăng là một trong những nông dân đi đầu trong việc phát triển mô hình trồng chuối sáp xen canh cây ăn trái bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Anh Đăng cho biết, đất nhà gò cao, làm lúa không trúng, anh nhận thấy khó làm giàu được với cây lúa nên mạnh dạn chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa. Sau khi theo dõi một thời gian dài giá cả, đầu ra đối với trái chuối sáp, anh đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi hơn 3ha đất lúa sang trồng loại chuối này.
Nghe nói ở ấp Phụng Tường, xã Song Phụng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) có nhiều người trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và bán chuối con, nên anh xuống tận nơi học hỏi kinh nghiệm và đặt mua 3.000 cây chuối về trồng. Sau 18 tháng miệt mài chăm sóc, học hỏi thêm kinh nghiệm những người đi trước, lứa chuối đầu tiên bắt đầu cho thu hoạch và cho thu nhập khá.
Anh Đăng chia sẻ: "Qua 3 năm trồng loại chuối này, tôi thấy chuối sáp rất ít tốn công chăm sóc, phân bón cũng không nhiều, sâu bệnh cũng rất ít. Tuy nhiên, hạn chế của cây chuối sáp là có thời gian sinh trưởng khá dài, từ lúc trồng đến lúc thu hoạch hơn 19 tháng.
Qua theo dõi, cây chuối sáp cho năng suất cao hơn so với các loại chuối khác. Năm đầu tiên, buồng chuối mẹ có thể ít nải, nhưng sang năm thứ hai, cây mẹ đẻ ra nhiều cây con, mình tưới nước thường xuyên, bón phân hợp lý buồng sẽ sai nải".
Trước khi bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, thương lái đến tận vườn thu mua, mỗi lần thu hoạch từ 300 - 400 nải, giá mỗi nải chuối bình quân từ 9.000 - 10.000 đồng. Mỗi năm, lợi nhuận từ cây chuối sáp mang lại cho gia đình anh Đăng hàng trăm triệu đồng.
Cũng theo anh Đăng, từ năm thứ ba khi các cây con tạo thành bụi chuối um tùm, mật độ ken dày thì bắt đầu có bệnh. Cây chuối sáp thường bị bệnh đốm lá do một loại nấm mốc gây ra. Chuối mắc phải bệnh này thường có sọc màu đen và nâu trên lá, thân èo uột và mất khoảng 80% khả năng ra trái.
Cây chuối sáp cũng giống như nhiều loại chuối khác thường bị sùng đục phá củ chuối làm cây còi cọc hoặc chết. Để trị bệnh cho cây chuối vườn nhà, anh Đăng thường xuyên tìm hiểu trên phương tiện truyền thông, tham gia tích cực các lớp dạy nghề trồng cây ăn quả do Hội Nông dân thành phố, tỉnh tổ chức.
Thấy chuối sáp mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định nên anh Đăng dự định mở rộng diện tích trồng chuối sáp thêm 1ha trong thời gian tới, nâng tổng diện tích canh tác 4ha. Ngoài ra, dưới tán chuối sáp, anh Đăng trồng xen cây mít Thái, chanh, dừa và cũng bắt đầu cho trái.
Bình Dương: Nông dân đô thị trồng cây cảnh, trồng hoa lan, nuôi cá cảnh vẫn đang giàu lên Những năm qua, phong trào sinh vật cảnh (SVC) ở Bình Dương ngày càng phát triển. Đây vừa là thú chơi tao nhã, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, vừa mang lại nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho người dân. Giá trị kinh tế cao Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 15 câu...