Trồng cây ăn trái, ăn lá trên bãi rác?
Nhằm cố gắng cải tạo đất và xử lý môi trường độc hại tại bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn, Củ Chi, TP.HCM), Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM đã tổ chức cho người dân xã Đông Thạnh vào tham quan các vườn cây ăn trái ngay trên bãi rác.
Mời dân vào tham quan bãi rác
Sau khi đi tham quan và chứng kiến Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM trồng lan, ổi, mãng cầu, dưa lưới… để cải tạo đất trong bãi rác, ông Trần Văn Ước (ấp 7) nhận xét, đây là việc đáng mừng. Tuy nhiên, đất này là rác thải nên cần xem lại việc trồng cây ăn trái. Hiện nguồn nước ngầm ở đây không sử dụng được vì chứa nhiều lưu huỳnh, armoni…
“Người dân đào giếng lấy nước nuôi heo, bò nhưng thấy nước bốc mùi hôi thối, sùi bọt như xà bông, bò, heo uống vào là chết. Nguồn nước còn ô nhiễm nặng như vậy thì làm sao đảm bảo trồng cây không bị ảnh hưởng? Chỉ khi nào khắc phục được tận gốc nguồn nước thì người dân mới yên tâm” – ông Ước cho biết.
Công nhân đang vận chuyển rác trong khu xử lý rác thải Đông Thạnh. Ảnh: H.P
Ông cũng kiến nghị, thay vì trồng cây ăn trái, ăn lá thì Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM nên trồng cây lấy gỗ.
Bà Nguyễn Ngọc Diệp ở ấp 3 thẳng thắn bày tỏ: “Hiện người dân đã có nước sạch, nhưng muốn nuôi con heo, con bò thì không biết lấy nước nào cho con vật uống. Nếu lấy nước ngầm thì ô nhiễm sợ vật nuôi chết hết, còn lấy nước sạch thì chi phí đắt đỏ. Nguyện vọng của chúng tôi là di dời lò đốt rác ra khỏi khu vực dân cư” – bà Diệp nói.
Ông Cao Văn Tuấn – Trưởng phòng Kiểm tra chất lượng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM cho biết, trước năm 2002, bãi rác Đông Thạnh thuộc Công ty Xử lý chất thải TP.HCM quản lý và vận hành. Khi đó, toàn bộ rác thải của thành phố được xử lý bằng cách chôn lấp tự nhiên, không có lớp lót đáy và chống thấm. Cuối năm 2002, UBND TP.HCM quyết định đóng cửa bãi chôn lấp rác Đông Thạnh và năm 2003, giao công trường xử lý rác Đông Thạnh (40,4ha) cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM quản lý và thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường cho đến hiện nay.
Trồng ổi để cải tạo đất trong bãi rác Đông Thạnh. Ảnh: H.P
Video đang HOT
Di dời khu xử lý rác trong 12 tháng
Gần đây, trong buổi làm việc của ông Lê Văn Khoa – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, để đánh giá mức độ ô nhiễm, tình hình sức khỏe người dân sống xung quanh bãi rác Đông Thạnh, đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng và các bệnh viện khám chữa bệnh miễn phí cho 1.793 người dân sống xung quanh bãi rác (thuộc 2 xã Nhị Bình và Đông Thạnh).
Theo Sở Y tế, số người mắc bệnh tại khu vực này đa số là những bệnh mãn tính, như: Huyết áp, viêm khớp… không lây nhiễm và rơi vào những người cao tuổi. Những trường hợp mắc bệnh về viêm họng, viêm mũi dị ứng không cao (4%). Kể cả 9 trường hợp bị ung thư sống xung quanh bãi rác thì tỷ lệ này cũng không phải là bất thường và không tăng so với những khu vực khác trên địa bàn thành phố.
Về vấn đề nước sạch, ông Khoa yêu cầu trong tháng 8 này, tất cả người dân sống xung quanh bãi rác Đông Thạnh phải được cung cấp nước sạch. Đại diện Công ty Cấp nước Sawaco cho biết, đã có 2 bồn nước sạch tại đây cho dân sử dụng và đang lắp đặt đường ống, trong tháng 8 bà con sẽ có nước sạch dùng.
UBND TP.HCM cũng đã giao cho Sở TNMT nghiên cứu thực hiện việc di dời khu xử lý rác tại bãi rác Đông Thạnh tối đa trong vòng 12 tháng. “Bãi rác Đông Thạnh là bãi rác phù hợp hơn chục năm về trước vì nó đáp ứng cũng như giải quyết nhu cầu xử lý rác của thành phố, nhưng hiện tại không còn phù hợp nữa. Thành phố sẽ di dời khu xử lý rác nguy hại ở đây về bãi rác Phước Hiệp ở Củ Chi” – ông nói.
Theo Danviet
Đường trở thành triệu phú của 'nữ hoàng rác' gốc Việt
Khi Lê Hồ đột ngột chuyển từ kinh doanh áo cưới sang xử lý rác thải, mọi người đều tỏ ra hoài nghi. Cô gái gốc Việt đã chứng minh rằng quyết định của mình là đúng khi chỉ vài năm sau đạt tới doanh thu hơn 7 triệu USD.
Nữ doanh nhân Lê Hồ. Ảnh: Inspiring Rare Birds
Hồ là một trong 29 gương mặt từng được vinh danh trong cuốn sách If She Can I Can về thế hệ nữ những doanh nhân trẻ tiêu biểu của Australia cuối năm ngoái. Thành công của cô đặc biệt gây ấn tượng bởi xử lý rác vốn lâu nay là lĩnh vực thống trị của đàn ông.
Cửa hàng áo cưới
Hồ bước chân vào con đường kinh doanh năm 20 tuổi, khi mở một tiệm cho thuê áo cưới. Trong vòng 6 năm, việc làm ăn thuận lợi giúp cô sở hữu trong tay 6 cửa hàng. Tuy nhiên, đến năm 2010, công việc kinh doanh áo cưới của Hồ đối mặt với thử thách lớn khi xu hướng mua sắm trực tuyến lên ngôi.
"Tôi muốn tìm một ngành kinh doanh nào đó mà dù nền kinh tế có thay đổi ra sao thì nhu cầu của mọi người vẫn cao", SMH dẫn lời cô nói.
Hồ tìm ra câu trả lời cho mình khi giúp một người bạn giám sát việc kinh doanh ở công ty xử lý rác thải Capital City. Khi đó, doanh nghiệp này đang nằm bên bờ vực phá sản và thua lỗ tới 20.000 AUD (hơn 15.000 USD) mỗi tháng.
Người mẹ trẻ với cậu con trai mới 6 tháng tuổi đã đưa ra một quyết định làm thay đổi cuộc đời cô đó là mua lại Capital City với giá 50.000 AUD. Vừa chăm sóc con vừa vực dậy một doanh nghiệp là thách thức vô cùng lớn với Hồ lúc đó.
"Tôi quyết định đặt niềm tin và mua lại nó. Tôi phải chấp nhận nguy cơ tiếp tục mất tiền nếu thực hiện chiến lược của mình", cô nói.
Hồ mua lại toàn bộ cổ phần của công ty và đảm nhận tất cả vai trò từ kế toán đến bán hàng, thậm chí là lái xe chở rác nhằm cắt giảm chi phí.
Một ngày của cô bắt đầu bằng việc tự lái xe đi thu gom rác, sau đó thay quần áo đến các cuộc họp và tìm kiếm khách hàng mới. Buổi tối là thời gian cô đọc sách và gửi mail.
"Trong 12 tháng đầu, tôi làm việc suốt 18 giờ một ngày. Bố mẹ tôi thực sự nghĩ tôi bị điên. Tôi là người gốc Á và nghề thu gom, xử lý rác ở Việt Nam thường bị xem là nghề thấp kém nhất", Hồ nói.
Thành công không dễ dàng
Hồ đã chọn đúng lĩnh vực bởi theo phân tích của tổ chức nghiên cứu các ngành công nghiệp toàn cầu IBISWorld, tổng giá trị của ngành thu gom rác thải cứng trong năm 2015-2016 là 6,2 tỷ USD và dự kiến đạt mức tăng trưởng thường niên 3,8% trong tương lai.
Tuy nhiên, việc dấn thân vào ngành công nghiệp vốn lâu nay dành cho nam giới khiến Hồ phải đối mặt với không ít định kiến và phân biệt đối xử.
"Tôi nhớ lần đầu tiên lái xe tải, tôi không thể với tới pedal. Những người lái xe chở rác đi qua tôi thường nhìn xem đây có thực sự là một phụ nữ không hay chỉ là một gã đàn ông tóc dài", cô kể. "Khi làm chủ một công ty xử lý rác, tôi vẫn còn trẻ tuổi và lại luôn phải làm việc với những người đàn ông 50, 60 tuổi có thâm niên 30-40 năm trong ngành. Mọi người đặt cược liệu tôi sẽ theo đuổi công việc này được bao lâu".
Tuy nhiên, những phản hồi lạnh nhạt đó lại càng khiến cô thêm quyết tâm.
"Đó là động lực giúp tôi leo lên xe tải lúc 6h sáng", cô nói. "Có nhiều người không muốn làm ăn với tôi vì họ nghĩ chắc tôi hôm nay còn ở đây, mai lại đi nơi khác. Tôi nhất định phải chứng minh mình là ai và có khả năng gì".
Nỗ lực của Hồ cuối cùng cũng được đền đáp. Sau một năm đầu, doanh thu của Capital City tăng gấp đôi, đồng thời danh tiếng cũng được khẳng định trong ngành quản lý rác. 5 năm sau, Hồ trở thành nữ doanh nhân được nhắc tên khi Capital City đạt doanh thu 10 triệu AUD (7,6 triệu USD).
Hồ theo bố mẹ sang Australia sau một cuộc hành trình gian nan khi mới 18 ngày tuổi.
"Khi tôi lớn lên, bố mẹ nói rằng tôi phải đi học lấy bằng cấp và tìm một người chồng chăm lo cho mình trong phần đời còn lại. Tuy nhiên, tôi đã nhìn thấy những cơ hội mà Australia mang lại cho mình và nhận thấy rằng bất kỳ điều gì mà đàn ông làm được thì tôi cũng có thể làm. Chúng tôi có gia đình, chúng tôi có con và chúng tôi cũng có thể là doanh nhân".
Lời khuyên của Hồ dành cho các doanh nhân khác là nếu muốn kinh doanh và đó là đam mê của bạn thì hãy tiến lên.
"9 trong 10 người nói chuyện với bạn sẽ nghĩ bạn bị điên. Tôi vẫn kiên trì và kiên trì, rồi kết quả đã chứng minh rằng nếu dùng trái tim và theo đuổi đam mê của mình, bạn thực sự sẽ không bao giờ phải làm việc ngày nào trong đời mình cả".
Anh Ngọc
Theo VNE
Hàng trăm người vây trụ sở xã phản đối dự án xử lý rác thải Nghe tin chính quyền chuẩn bị cho xây nhà máy xử lý rác thải trên cánh đồng Rạc, hàng trăm người dân xã Thanh Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) kéo đến trụ sở xã phản ứng do lo ngại mất đất sản xuất, ô nhiễm môi trường. Mấy ngày nay, rất đông người dân xã Thanh Sơn tập trung về trụ sở UBND...