Trồng cần sa cho… heo, gà ăn
Theo lời ông Trang, ông trồng cần sa để cho heo, gà ăn mau lớn và ngừa một số bệnh gia súc, gia cầm.
Thượng tá Hà Văn Ron, Phó Trưởng phòng CSĐT tội phạm ma túy (Công an Bến Tre) cho biết trên báo Tin tức, hộ ông Phạm Tấn Trang (39 tuổi, nhà số 250A, ấp Nhơn An, xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre), có trồng cây cần sa.
Cây cần sa. Ảnh: IE
Lực lượng chức năng đã đến kiểm tra và thu giữ 179kg cây cần sa trồng ngoài vườn, 500gr hạt cần sa khô.
Qua làm việc với cơ quan chức năng, ông Trang khai trồng cây cần sa được hai tháng và dùng để cho heo, gà ăn mau lớn và phòng ngừa được một số bệnh gia súc, gia cầm (?). Lực lượng chức năng đã kiểm tra tại chuồng nuôi heo thì thấy có cây cần sa tươi chặt khúc cho heo ăn. Còn hạt cần sa, ông Trang khai của một người bạn ở TP.HCM cho.
Trước đó, hồi tháng 7/2011, báo Tuổi trẻ đưa tin, nhiều địa phương ở Đắk Lắk, Đắk Nông và một số tỉnh ĐBSCL, cơ quan chức năng cũng phát hiện và xử lý nhiều vụ trồng cần sa. Đáng chú ý, theo nhận định của cơ quan hữu quan, đa số trường hợp do sự thiếu hiểu biết của người dân.
Cụ thể, ngày 5/5, khi bị phát hiện trồng 37 cây cần sa trong các chậu hoa kiểng, ông Nguyễn Ngọc Nga (ở thôn 2, xã Cư Ebur, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Hồi tháng 3, con trai tôi có đem về một nắm hạt màu nâu, bảo rằng đó là hạt hoa cúc Đà Lạt được một người bạn tặng. Tôi đem gieo trước nhà cho tới khi công an vào lập biên bản mới biết đó là cây cần sa”.
Trong khi đó, hai người dân ở thôn Quảng Bình, xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp) trồng cần sa xen kẽ với cây cà phê trên đất rẫy nhà mình. Họ khai nhận được một người cung cấp giống và bảo đây là loại cây thuốc sẽ mua với giá cao nên trồng thử.
Video đang HOT
Theo PLTP
Trẻ em Việt Nam làm "nô lệ" trồng cần sa tại Anh
Báo chí nước ngoài gần đây đã đăng tải một cuộc điều tra gây chấn đông dư luận về việc nhiều trẻ em Việt Nam bị đưa lậu vào Anh để làm nô lệ trong các xưởng trồng và phân phối cần sa bí mật ở Anh.
Một trại trồng cần sa trong nhà ở Anh.
Trẻ em Việt Nam đã bị ép phải làm việc bí mật trong ngành buôn bán cần sa đang nở rộ tại Anh, bị giam giữ như những con tin do nợ nần và nghèo đói, và thường bị truy tố như những kẻ phạm tội chứ không phải như các nạn nhân của nạn buôn người khi bị phát hiện.
Do nạn trồng cần sa bí mật trong các nhà dân ngày càng gia tăng ở Anh, nạn bóc lột trẻ em Việt Nam nhằm phục vụ lợi nhuận của những kẻ phạm tội trong ngành ma túy đang là một khuynh hướng gây lo ngại vốn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Trong gần một thập niên, cảnh sát tại Anh đã nỗ lực để đối mặt với sự bùng nổ tội phạm có liên quan tới nạn buôn bán cần sa trái phép đang nở rộ tại nước này. Tệ nạn này đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây do sự gia tăng đột biến về số lượng các trại trồng cần sa bí mật trong nhà - hoạt động ngầm trong các khu vực ngoại thành và các ngôi nhà cũ kỹ trên khắp cả nước. Mặc dù giới chức đã ngăn chặn các hoạt động này hàng năm nhưng các trại khác lại mọc lên, nhiều trong số đó liên quan mật thiết tới một mạng lưới tội phạm có tổ chức, tham nhũng và bạo lực.
Hồi năm 2004, cảnh sát đã có một phát hiện đặc biệt nghiêm trọng về nạn trồng cần sa - rằng các trẻ em và thiếu niên Việt Nam đã bị đưa lậu đi khắp thế giới để làm việc như các lao động nô lệ trong các trang trại. Đáng lưu ý, các nhóm tội phạm Việt Nam đã điều hành nhiều trong số các hoạt động trồng cần sa trái phép tại Anh và thường sử dụng trẻ em - vốn dễ bị bóc lột vì gia đình họ ngập trong nợ nần ở quê nhà - để làm việc trong một quá trình sản xuất nhằm đám ứng nhu cầu ma túy ngày càng gia tăng tại Anh.
Các trại trồng cần sa có thể mang lại lợi nhuận rất lớn. Được thiết lập tại các nhà dân hay khu công nghiệp, các trại có thể bao gồm hàng nghìn cây cần sa trong nhà.
Những thanh thiếu niên có khi chỉ 13 tuổi, cả trai lẫn gái, nhiều em chưa quá 16 tuổi, bị buộc phải làm việc như những người làm vườn, bị nhốt trong các ngôi nhà suốt ngày với nhiệm vụ chăm sóc những cây cần sa đằng sau những cánh cửa đen kịt, kín mít. Họ ăn, ngủ làm việc dưới ánh đèn và có nguy cơ bị nhiễm các chất độc, cũng như nguy cơ bị điện giật và hỏa hoạn. Và họ luôn luôn phải đối mặt với bạo lực, sự hăm dọa, tống tiền của các thành viên băng đảng ma túy.
Nhưng khi cảnh sát phát hiện và đột kích các trại cần sa, cảnh ngộ khốn cùng của các thanh thiếu niên này cũng còn lâu mới kết thúc. Họ thường bị truy tố như những kẻ phạm tội chứ không phải như các nạn nhân của nạn buôn người.
Hơn nữa, nhiều người trong số họ bị ảnh hưởng về tình cảm và tâm lý. Họ cũng thường sợ hãi tới nỗi không dám tiết lộ câu chuyện của mình với cảnh sát vì sợ rằng nếu nói ra, gia đình họ ở Việt Nam có thể bị phạt vì không trả được các khoản nợ khồng lồ cho các chủ nợ có quan hệ với các băng đảng.
Vòng luẩn quẩn
Một thanh niên Việt Nam bị cảnh sát Anh bắt giữ.
Trẻ em Việt Nam hiện là nhóm lớn nhất bị đưa lậu vào Anh, chủ yếu để phục vụ việc trồng cần sa. Theo Trung tâm bảo vệ trực tuyến và chống bóc lột trẻ em (CEOP) của chính phủ Anh, gần 300 trẻ em Việt Nam bị đưa lậu vào Anh mỗi năm, gần 1/4 trong số này được đưa đến các trại cần sa.
Nếu bị giới chức phát hiện, họ chịu sức ép phải trốn khỏi các trung tâm chăm sóc địa phương vì những kẻ buôn người thường đưa ra những lời đe dọa.
Theo các báo cáo, sau khi thoát khỏi các trung tâm chăm sóc, một số người bị buôn bán lại và đưa tới các trại trồng cần sa mới, trong khi những em khác trở lại với các chủ cũ để trả nợ và tránh bị trục xuất.
Nhiều thanh thiếu niên Việt Nam đã bị buộc tội, bị truy tố và kết án vì sản xuất và cung cấp cần sa. Và cho tới nay, chưa tội phạm người Việt Nam nào từng buôn trẻ em vào Anh để trồng cần sa bị kết án.
Các mạng lưới có thể ưu tiên tuyển các trẻ em, vì trẻ em ít có nguy cơ bị bắt giữ hơn, dễ chấp nhận sống trong những ngôi nhà bị cô lập hơn người lớn, và có thể bị tái bóc lột tương đối dễ dàng.
Trong bối cảnh Việt Nam gia tăng xuất khẩu lao động ra nước ngoài, nhiều công ty lao động bất hợp pháp và những kẻ buôn người đã đóng giả làm các nhân viên tuyển dụng cho chủ lao động nước ngoài. Có công ty còn yêu cầu người lao động nộp phí lên tới 400 triệu đồng để có được cơ hội đi lao động ở nước ngoài.
Tại Việt Nam, những kẻ buôn người - thường đóng giả làm người môi giới cho các thị trường lao động nước ngoài - thường nhắm vào các trẻ em độc thân hoặc các gia đình khó khăn. Những kẻ môi giới thường đưa ra những lời hứa không có thật về cuộc sống tốt đẹp hơn tại Anh, với cơ hội học tập và làm việc để họ có thể trợ giúp người thân ở quê hương.
Một số nạn nhân được đưa tới Nga với giấy tờ giả, và sau đó tới Cộng hòa Séc, Đức, Pháp và sau đó vào Anh thông qua đường biển. Khi tới Anh, các băng đảng sẽ đưa họ tới thẳng các trại trồng cần sa.
Các mạng lưới tội phạm liên quan tới tuyển dụng, chuyên chở và bóc lột trẻ em được tổ chức công phu, linh động và tạo ra các khoản tiền lớn chủ yếu từ việc trồng và buôn bán cần sa.
Những kẻ đóng giả môi giới thường cung cấp giấy tờ đi lại cho các lao động vị thành niên nhưng sau đó lấy lại chúng khi đã dùng xong để sử dụng cho những đứa trẻ khác. Những kẻ buôn người thường lấy lại giấy tờ, hoặc yêu cầu các nạn nhân hủy chúng trước khi vào Anh. Vì không có giấy tờ, rất khó để xác định danh tính thật của các nạn nhân, cũng như nguồn gốc và tuổi tác của họ, và vì thế mà những kẻ buôn người vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Theo Dân Trí
Đắk Nông: Bắt 2 đối tượng trồng cần sa số lượng lớn Đây là vụ trồng cần sa trên địa bàn huyện Đắk Song được phát hiện với diện tích lớn nhất từ trước đến nay Chiều 29/7), Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã tiến hành lệnh bắt khẩn cấp đối với Trần Xuân Lực (sinh năm 1969) và Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1975), đều...