Trồng cam Vinh bán Tết, nông dân cao Mộc Châu lãi lớn
Tết Nguyên đán ngày càng tới gần, nhiều nông hộ trên cao nguyên Mộc Châu lại tất bật với việc hái cam Vinh bán tết. Ông Đặng Danh Sơn, tiểu khu 12, xã Tân Lập ( huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) là một trong những hộ ăn nên làm ra nhờ trồng 850 gốc cam Vinh trên 1,5ha đất dốc, bình quân mỗi vụ ông thu lãi 160 triệu đồng.
Vào các dịp lễ tết, nhà nào cũng phải có ít nhất 1 đĩa hoa quả đặt bàn thờ cúng để tỏ lòng thành kính ông bà tổ tiên. Do vậy, mỗi dịp xuân sang nhiều hộ nông dân thuộc xã Tân Lập (Mộc Châu) đã có nguồn thu nhập cao từ trồng cam trên đất dốc. Ông Đặng Danh Sơn là hộ đầu tiên trong tiểu khu 12, xã Tân Lập đưa giống cam Vinh về trồng, mỗi năm ông thu lãi hàng trăm triệu đồng từ tiền bán cam vào dịp tết Nguyên đán.
Ông Sơn đang kiểm tra chất lượng cam để chuẩn bị cắt bán cho khách hàng.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Sơn cho biết: Nhận thấy các nhà vườn ở ngoài huyện trồng cam Vinh bán tết cho thu nhập cao, tôi tận dụng 1,5ha đất nương trồng ngô chuyển sang trồng loại cây có múi. Tôi mua 850 cây giống ở Đại học nông nghiệp 1 về, sau đó tiến hành trồng khắp nương. Để bảo đảm nguồn nước tưới tiêu, tôi khoan giếng xây bể tích nước cho cây trồng, nhờ thế mà vườn cây luôn xanh mơn mởn và phát triển tốt.
Thời điểm giáp tết Nguyên đán, rất nhiều thương lái gọi điện đặt mua cam Vinh của gia đình ông Sơn.
“Thời gian đầu mới trồng cam, tôi chưa am hiểu về kỹ thuật chăm sóc nên rất lo cây còi cọc hoặc cây không có quả sai. Được nhiều người mách, tôi quyết định ra tiểu khu 34, thị trấn nông trường Mộc Châu học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình làm ăn hiệu quả. Tôi ghi chép lại toàn bộ quy trình chăm sóc, cách bón phân, tỉa lá, tỉa cành… rồi về áp dụng vào chăm sóc vườn cây. Do vậy, tôi đã có cơ ngơi khấm khá như ngày hôm nay. Nghĩ lại chặng đường khó khăn đã trải qua, tôi nhận thấy trời không phụ ai bao giờ, nếu người đó có tính kiên trì, cần mẫn và ý trí vươn lên làm kinh tế, nhất định sẽ đạt thành công” – ông Sơn tâm sự.
Video đang HOT
Ông Sơn vui mừng, khi năm nay vườn cam cho sai quả.
Theo kinh nghiệm của ông Sơn, trước khi tiến hành trồng cam, người trồng phải đào hố trước đó khoảng 1 tháng. Sau đó tiến hành vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Bước tiếp theo, cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc, dẫn đến chết cây. Sau khi đã trồng xong cần dùng mùn rác, phân chuồng, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày, tùy theo điều kiện thời tiết. Sau khi trồng cây đã ổn định, tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành, đáp ứng được các khâu chăm sóc cơ bản trên, cây sẽ hồi phục và sinh trưởng tốt.
Để tăng cường chất dinh dưỡng cho vườn cây, ông Sơn còn dùng phân hữu cơ kết hợp với phân chuồng, ủ đậu tương cùng với ngô trộn phân lân trong bể khoảng 8 tháng, sau đó lấy nước tưới cho cây trồng tại vườn. Thời điểm cam ra hoa, ông Sơn tiến hành phun thuốc sinh học để cây không bị dịch bệnh và tỷ lệ đậu quả nhiều hơn. Nhờ cách làm như vậy, mà 1,5ha vườn cam Vinh của gia đình ông luôn phát triển xanh tốt và cho sai trĩu quả vào các dịp giáp tết.
Vườn cam Vinh của gia đình ông Sơn không dùng thuốc hóa học, thuốc kích thích nên được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Ông Sơn cho biết: Tết âm lịch ngày càng đến gần, nhiều thương lái và khách hàng quen thuộc gọi điện đặt hàng xối xả, tôi phải thuê nhân công hái cùng mới kịp cấp hàng cho khách. Thương lái đến tận vườn gia đình tôi thu mua chủ yếu là ở Sơn La, Hà Nội, Thái Nguyên. Cam của gia đình không dùng chất kích thích hoặc chất bảo quản nên được rất nhiều người tin tưởng về mua. Tôi dự tính cam cắt bán phục vụ trong dịp tết Nguyên đán này sẽ thu lãi khoảng 80 triệu đồng. Thời gian tới, tôi sẽ dựng nhà sàn, đào ao thả cá để thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: "Gái" đảm "bắt" đất cằn "đẻ ra vàng"
Với đức tính cần mẫn trong lao động, bà Lê Thị Nga sinh năm 1967 ở thôn Văn Yên (xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đã cải tạo lại 1ha đất nương rẫy cằn cỗi, bạc màu để trồng 600 gốc cam Vinh, mỗi năm bà Nga thu lời khoảng 300 triệu đồng từ vườn cam.
Nhiều năm trở lại đây, người dân sinh sống ở thôn Văn Yên, xã Mường Thải đã ăn nên làm ra, cuộc sống ổn định. Sự thay đổi đó chính là nhờ người nông dân đã biết chuyển đổi cây trồng trên đất dốc kém hiệu qủa trong sản xuất sang trồng cây ăn quả có múi. Gia đình bà Lê Thị Nga là một trong những hộ tiêu biểu khi phát triển cây cam Vinh trên đất dốc, mỗi năm vườn cây của gia đình bà cho thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Bà Nga kiểm tra sản phẩm cam Vinh để chuẩn bị thu hoạch.
Bà Nga cho biết: Trước kia tôi trồng ngô, nuôi lợn nhưng cây ngô không phát triển được trên vùng đất cằn, bạc màu, cộng với giá không được cao, lợn cũng mất giá, đời sống lúc đó khó khăn lắm. Tôi thấy nhiều hộ dân ở huyện Mộc Châu trồng cam Vinh mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên tôi quyết định chuyển sang trồng cam trên 1ha nương rẫy. Cây giống tôi mua từ Hưng Yên lên trồng nên chất lượng luôn được đảm bảo, ít bị sâu bệnh. Để tiện lợi cho việc chăm sóc cam, tôi mua máy bơm, hút nước từ suối cạnh nương tưới cho toàn bộ vườn cây. Sau 1 thời gian ngắn, vườn cam của gia đình phát triển xanh tốt và cho sai trĩu quả.
Với đức tính cần củ, chăm chỉ trong lao động sản xuất, vườn cam Vinh của gia đình bà sai trĩu quả.
Để có đủ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc vườn cây, bà Nga trực tiếp xuống học hỏi kinh nghiệm các mô hình cam Vinh của nhiều hộ dân ở Mộc Châu (Sơn La) học tập để áp dụng vào vườn cam của mình. Trong quá trình chăm sóc cam, bà Nga dùng phân NPK, đầu trâu, đạm, phân chuồng bón cho cây trồng. Bởi vậy, mà vườn cây của gia đình bà từ khi trồng đến hiện tại, cây nào cây nấy đều xanh mơn mởn, ít bị sâu bệnh.
Từ khi chuyển sang trồng cam Vinh, cuộc sống cuẩ gia đình bà Nga đã có của ăn của để, sắm được nhà cao cửa rộng.
Theo bà Nga: "Sau một vụ thu hoạch quả, tôi phải cắt tỉa cành khô đi, để lại những cành khỏe mạnh để năm tiếp theo cây cho quả tiếp và tiếp tục bón phân thúc phân NPK, phân hữu cơ, tạo điều kiện cho cây bù đắp lại chất dinh dưỡng sau một thời gian dài nuôi quả.
Từ lúc tôi chuyển sang trồng cam Vinh đến giờ, thu nhập của gia đình cao gấp 5 lần so với trồng ngô, nuôi lợn, đời sống kinh tế đã dư giả và có của ăn của để. Cứ vào vụ thu hoạch cam rất nhiều tiểu thương đến tận vườn tôi thu mua, nên năm nào cũng bán được giá cao và ổn định. Hiện, 1kg cam Vinh, tôi bán tại vườn với giá 20.000 đồng/kg, bình quân một năm sau khi trừ các chi phí, tôi thu lãi khoảng 300 triệu đồng".
Hiện, 1kg cam Vinh được bà Nga bán tại vườn với giá 20.000 đồng.
Theo Danviet
Sau lũ, xuất hiện "Hạ Long trên cạn", sắm thuyền làm du lịch Đợt mưa lũ lớn vừa qua đã khiến mấy trăm ha đất của bà con ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ngập trong biển nước biến nơi này thành một "Vịnh Hạ Long trên cạn". Nhiều chỗ ngập sâu 30-40m và kéo dài cả chục km. Bà con nơi đây đã nhanh tay sắm thuyền, tổ chức tour du...