Trồng bưởi đường quả sai chi chít, nhà nông xứ Tuyên khấm khá
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trong xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang được ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện trong 2 năm 2017-2018.
Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp
Gia đình ông Phạm Văn Dương là một trong những hộ đầu tiên đưa giống bưởi đường Soi Hà vào trồng hàng hóa ở xã Xuân Vân ( huyện Yên Sơn). Với diện tích 5.000m2, gia đình ông Dương đang trồng hơn 250 gốc bưởi đường, trong đó có 130 gốc đang cho thu quả năm thứ 11.
Chia sẻ về thu nhập từ bưởi, ông Dương cho biết, với chất lượng thơm ngọt, những năm gần đây, bưởi đường Xuân Vân tiêu thụ khá thuận lợi. Thương lái từ các nơi vào tận vườn thu mua với giá dao động từ 26.000 – 30.000 đồng/kg.
Nhờ trồng giống bưởi đường, nhiều hộ dân xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang có thu nhập cao. ảnh: Đức Thịnh
Xã Xuân Vân huyện Yên Sơn có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển cây ăn quả, đặc biệt là cây bưởi và hồng ngâm. Hiện tại, toàn xã có trên 700ha bưởi, trong đó gần 300ha đang cho thu hoạch, giá trị kinh tế đạt từ 300 – 500 triệu đồng/ha.
Năm 2018, sản phẩm bưởi Xuân Vân thuộc Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu có uy tín do Viện sở hữu trí tuệ quốc tế đánh giá, thông qua nghiên cứu xu hướng tiêu dùng và mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng trong cả nước.
Ông Nguyễn Văn Việt – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Vân cho biết: Xã có 2.395 hộ dân, thì đến hơn 90% hộ trồng bưởi. Nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế trên cây bưởi, UBND xã đã khuyến khích bà con nông dân xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đặc biệt, khi sản phẩm bưởi được lựa chọn hỗ trợ theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã tập trung vào việc hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tem nhãn, bao bì sản phẩm.
Đồng thời, ưu tiên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Đây sẽ là cơ hội để sản phẩm bưởi Xuân Vân được biết đến một cách rộng rãi, riêng biệt và có chỗ đứng trên thị trường.
Theo lãnh đạo Phòng NNPTNT huyện Yên Sơn cho biết, huyện có 8 xã được hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi, trong đó chuỗi phát triển cây bưởi là chuỗi hàng hóa liên xã đầu tiên được hỗ trợ. Hiện diện tích bưởi tại 4 xã Phúc Ninh, Tứ Quận, Thắng Quân, Xuân Vân là gần 1.000ha.
Từ nguồn vốn hỗ trợ lần này, huyện sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng, mẫu mã quả, đồng thời tập trung xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường tại các siêu thị và các tỉnh, thành lớn.
Những cây bưởi ở Xuân Vân sai trĩu quả, đem lại thu nhập cao cho người dân.
Tiếp sức nông thôn mới
Video đang HOT
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 129 xã đã và đang tập trung cho chương trình xây dựng NTM, trong đó đến
hết năm 2017 đã có 23 xã đã cán đích. Đến năm 2020, mục tiêu của tỉnh Tuyên Quang là 40 xã đạt chuẩn NTM.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang, dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng nhìn lại 7 năm xây dựng NTM vẫn còn những hạn chế: Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chịu nhiều rủi ro bởi thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; khâu chế biến, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm còn yếu, nhiều sản phẩm vẫn “bí” đầu ra…
Ông Hà Văn Ngạc – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết: Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” sẽ tập trung phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, tạo ra sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, thay đổi tư duy, phương thức tổ chức sản xuất khoa học, ý thức sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Tổng kinh phí thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là trên 5,2 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ là 1,9 tỷ đồng, vốn đối ứng từ các hợp tác xã, tổ hợp tác là trên 3,3 tỷ đồng” – ông Ngạc thông tin thêm.
Theo Danviet
Nóng 24h qua: Hàng trăm ngàn xe "mất tích" trên cao tốc
Lý giải của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam về hàng trăm ngàn xe "mất tích" trên cao tốc; đề xuất sáp nhập một số tỉnh, thành; báo cáo của đơn vị làm mất máy tính chứa dữ liệu 200.000 sổ đỏ,...là những thông tin đáng chú ý nhất ngày 26/10.
Lạ lùng việc trăm ngàn xe "mất tích" ở cao tốc
Dù đã đưa vào sử dụng thẻ từ từ đầu năm 2018 nhưng hiện tượng mất thẻ trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai và một số tuyến cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý vẫn xảy ra thường xuyên. Tới nay đã có hơn 1.900 thẻ đầu vào không thu hồi được. Trước đó, vào năm 2015, khi dùng vé giấy thì hiện tượng này xảy ra phổ biến trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai với cả trăm ngàn lượt xe không thu phí được.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai được thông xe và đưa vào khai thác toàn tuyến từ quý III/2014. (Ảnh: VOV)
Lý giải về điều này, ông Nguyễn Văn Nhi - Phó Tổng Giám đốc VEC cho biết, nguyên nhân xuất phát từ việc có tới hàng trăm điểm mở để chuyên chở vật liệu, máy móc khi thi công đường cao tốc dài 245km. Khi dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, những điểm mở này vẫn chưa được đóng hết và VEC mất kiểm soát. Vì vậy, nhiều tài xế đã trốn phí cao tốc qua các điểm mở này và qua các đường gom kết nối với địa phương.
Bên cạnh đó, dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (giai đoạn 1), đoạn Yên Bái - Lào Cai chỉ bố trí hai làn xe chạy và không có dải phân cách giữa. Vì thế phương tiện có thể quay đầu trên tuyến để trốn phí.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, VEC còn đưa ra một số lý do: Nhiều xe miễn phí/ưu tiên lưu thông (tài xế lấy thẻ đầu vào, sau đó trưng bảng ưu tiên và không đưa lại thẻ ở đầu ra), xe cố tình trốn phí, trình độ nghiệp vụ của nhân viên thu phí hạn chế...
Đại biểu Quốc hội đề xuất sáp nhập một số tỉnh, thành
Thảo luận về một số vấn đề xã hội tại Hội trường Quốc hội, đại biểu Tạ Văn Hạ (tỉnh Bạc Liêu) đề xuất Chính phủ nghiên cứu tham mưu với Đảng, Quốc hội xem xét giải pháp sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố.
"Bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, chưa tinh giản được những đối tượng có đạo đức công vụ, trình độ năng lực yếu kém, ngân sách nhà nước chi cho lương vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Tiền thuế của nhân dân không thể chịu nổi khi hàng năm chi thường xuyên chiếm hơn 60% ngân sách nhà nước, một phần không nhỏ cho quốc phòng an ninh, còn đâu chi cho đầu tư phát triển", ông Tạ Văn Hạ nêu rõ.
Đại biểu Tạ Văn Hạ đề xuất sáp nhập một số tỉnh. (Ảnh: Quochoi.vn)
Dẫn ví dụ có quốc gia diện tích lớn hơn Việt Nam 28 lần và dân số lớn hơn 15 lần nhưng chỉ có 33 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố, có nước được hình thành bởi gần 70.000 hòn đảo, dân số 120 triệu cũng chỉ có 47 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố..., đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố là giải pháp hiệu quả nhất để tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy.
Cũng quan tâm đến nhiệm vụ tinh giản biên chế, đại biểu Cao Đình Thưởng - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá việc tinh giản biên chế đối với viên chức còn nặng tính cơ học, chưa tính toán thấu đáo. Hậu quả là dẫn đến tình trạng thừa - thiếu cục bộ ở các địa phương.
"Không thể để nhồi nhét học sinh ở các thành phố, thị xã; không thể ghép điểm trường ở miền núi khiến các em đi học quá xa. Cần phải xã hội hoá mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục", ông Thưởng góp ý liên quan đến công tác tinh giản biên chế.
Đơn vị mất máy tính chứa dữ liệu 20.000 sổ đỏ báo cáo gì?
Ngày 26/10, đại tá Trần Văn Xuân - Trưởng Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết, công an huyện vẫn đang điều tra vụ trộm máy tính xảy ra tại thôn Bình Túy (xã Bình Giang, huyện Thăng Bình).
Vị trí đặt 2 chiếc máy tính trước khi bị lấy trộm.
Trước đó, Xí nghiệp Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) 3 thuộc Tổng Công ty TN-MT Việt Nam (Bộ TN-MT) đã có báo cáo gửi Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam thông tin việc đơn vị này bị mất trộm.
Theo báo cáo, Xí nghiệp TN-MT 3 đang tạm trú tại nhà bà Nguyễn Thị H. (tổ 19, thôn Bình Túy). Vào đêm 22/10, xí nghiệp bị kẻ trộm đột nhập vào nhà lấy đi 2 máy tính xách tay cùng toàn bộ số liệu, tài liệu được lưu trữ trong 2 máy tính đó.
"Các loại số liệu bị mất gồm hơn 20.000 file hồ sơ quét sổ đỏ phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của 4 phường, xã thuộc TP.Tam Kỳ, 3 xã của huyện Thăng Bình và xã Hương An của huyện Quế Sơn. Tuy nhiên, đơn vị đã sao lưu trước khi bị mất được hơn 15.000 file sang máy khác. Chỉ còn khoảng hơn 6.000 file, giấy chứng nhận phải quét lại", báo cáo nêu.
Để khắc phục, đơn vị này sẽ mượn hồ sơ đã bàn giao để quét sao lưu lại. Dự kiến thời gian quét trong 1 tháng nên sẽ không ảnh hưởng lớn đến tiến độ của dự án.
Vụ biệt phủ ở Sóc Sơn: Đình chỉ công tác Chủ tịch xã Minh Phú
Sáng nay 26/10, Ban Thường vụ huyện Sóc Sơn đã họp và thống nhất đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Hân - Chủ tịch UBND xã Minh Phú. Xã Minh Phú là địa bàn có hàng loạt công trình biệt phủ, villa băm nát rừng phòng hộ.
Những căn biệt thự, khu nghỉ dưỡng đang được hoàn thiện tại thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn. (Ảnh: Trọng Phú)
Ông Phạm Xuân Phương - Bí thư huyện Sóc Sơn cho biết, Ban Thường vụ huyện Sóc Sơn đã thống nhất đình chỉ đối với ông Nguyễn Văn Hân. "Huyện thống nhất đình chỉ Chủ tịch xã Minh Phú 30 ngày để tập trung chỉ đạo giải quyết 18 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng", ông Phương nói.
Trước đó, đoàn thanh tra công vụ huyện Sóc Sơn đã làm rõ những vấn đề liên quan đến ông Nguyễn Văn Hân - Chủ tịch UBND xã Minh Phú. Trong đó, đoàn thanh tra cho hay ông Hân chưa tập trung thực hiện theo ý kiến của lãnh đạo hoặc chậm thực hiện, thậm chí không chấp hành. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Hân cũng có một số vi phạm trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư tố cáo.
Thông tin chính thức vụ xe máy đấu đầu khiến 7 nam nữ tuổi teen thương vong
Chiều 26/10, Cơ quan CSĐT - Công an thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã thông tin ban đầu kết quả xác minh vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 3 người chết, 4 người bị thương tại tổ dân phố Hoàng Thanh (phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng.
Quá trình xác minh, điều tra, cơ quan công an xác định: Vào khoảng 23h30 ngày 24/10, tại tổ dân phố Hoàng Thanh, xe máy mang BKS 20H1- 263.47 do Nguyễn Đức Quân (19 tuổi; trú xóm Chằm 7A, xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên) điều khiển, chở theo 3 người khác là Trần Thị Linh (19 tuổi; trú tại Quảng Xương, Thanh Hóa), Đặng Thị Lụa (21 tuổi; trú tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) và Trương Thị Như Quỳnh (21 tuổi; trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).
Khi xe này đang đi trên đường liên xã Ba Hàng - Tiên Phong theo hướng Tiên Phong về Ba Hàng thì xảy ra va chạm với xe máy mang BKS 30Z7 - 2082 chở 3 người đi ngược chiều. Xe do Nguyễn Minh Tú (17 tuổi; trú tại xóm Tân Phúc, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) điều khiển, chở theo Hoàng Mùi Sao (17 tuổi; trú tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Tuyên Quang) và Phan Tả Mây (16 tuổi; trú tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu).
Cú va chạm mạnh khiến 3 người tử vong là Nguyễn Đức Quân, Trần Thị Linh và Đặng Thị Lụa; 4 người bị thương là Trương Thị Như Quỳnh, Nguyễn Minh Tú, Hoàng Mùi Sao và Phan Tả Mây.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, do thời điểm xảy ra tai nạn trời mưa rất to, đêm tối, các xe máy đều chở 3, chở 4, không đội mũ bảo hiểm, mỗi xe dùng chung một áo mưa trùm kín cho tất cả người ngồi trên xe nên có thể khuất tầm nhìn, dẫn đến đâm trực diện vào nhau, gây thương vong.
Theo Danviet
Bỏ quýt để trồng bưởi da xanh sai trĩu cành, anh Hưng mau "thịnh" Dẫn chúng tôi đi thăm vườn bưởi da xanh sai trĩu cành, anh Nguyễn Phùng Hưng cho biết, mỗi năm khu vườn có diện tích 4 sào cho thu hơn 8 tấn bưởi. Anh Nguyễn Phùng Hưng (42 tuổi) ở khu phố Phước Hòa, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, cho biết, giá bưởi da xanh dao động từ...