Trong “bão” dịch Covid-19, càng cần nhiều người tình nguyện hiến máu
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến lượng máu dự trữ của các bệnh viện giảm mạnh và chỉ đáp ứng được vài ngày nữa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cấp cứu, điều trị của bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân mắc bệnh về máu.
Ảnh minh họa
PGS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu TƯ, cho biết, cả tháng 3, Viện chỉ tiếp nhận được 16.000 đơn vị máu. Trong khi đó, con số này ở các năm là 32.000 – 36.000 đơn vị. Nhiều thời điểm, Viện chỉ tiếp nhận được 50 – 60 đơn vị máu mỗi ngày do hầu như không có lịch hiến máu tại các cơ quan, trường học, khu dân cư.
Đặc biệt, lượng máu dự trữ của Viện tính đến sáng 6/4 chỉ còn hơn 8.000 đơn vị máu. Trong đó, máu nhóm A còn chưa đến 1.000 đơn vị máu, chỉ chiếm 12% tổng lượng máu dự trữ (tỷ lệ nhóm máu này trong dân số khoảng 20%); trong khi máu nhóm AB còn gần 700 đơn vị, chiếm 8% tổng lượng máu dự trữ (tỷ lệ trong dân số chỉ khoảng 5%).
Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến người bệnh đến khám và điều trị tại các bệnh viện giảm, nhu cầu sử dụng máu cũng giảm nhưng Viện vẫn cần trung bình khoảng 700 đơn vị máu mỗi ngày để cung cấp cho các BV tại 25 tỉnh, thành phố. “Trong hàng chục năm qua, chưa khi nào tháng 3 Viện lại tiếp nhận được ít máu như vậy. Bởi đây là Tháng Thanh niên và dịp Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện”, PGS. Bạch Quốc Khánh chia sẻ.
Cán bộ Viện Huyết học – Truyền máu TƯ kiểm tra thân nhiệt người đăng ký hiến máu
Tại BV Truyền máu huyết học TPHCM cũng diễn ra tình trạng tương tự. Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc BV, cho biết, từ ngày 23/3 đến 28/3, số lượng máu hàng ngày các điểm hiến máu tiếp nhận chỉ đạt 50% lượng máu cung cấp cho các BV. Từ ngày 29/3 đến nay, số lượng máu tiếp nhận chỉ đạt 10% lượng máu phát ra. Vì thế, kho dự trữ máu của TPHCM đang giảm dần. Dự kiến trong vòng 7 ngày nữa sẽ giảm đến ngưỡng báo động và TPHCM sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm máu.
Tương tự, hiện lượng máu dự trữ trong Ngân hàng máu của BV Đà Nẵng còn chưa đến 1.000 đơn vị. Số lượng này chỉ có thể đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân trong thời gian 1 tuần. Trong khi đó, cùng kỳ những năm trước, lượng máu dự trữ tại BV Đà Nẵng thường đạt ở mức trên 1.500 đơn vị. BV cho biết, lý do năm nay lượng máu dự trữ thấp bởi dù là Tháng Thanh niên nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19, các hoạt động hiến máu tình nguyện của đoàn viên thanh niên đã bị hủy.
Video đang HOT
Người tình nguyện hiến máu tại Viện Huyết học – Truyền máu TƯ
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu, đảm bảo nguồn máu cung cấp cho các BV, PGS. Bạch Quốc Khánh cho biết, Viện Huyết học – Truyền máu TƯ sẽ tiếp tục duy trì các điểm hiến máu cố định. Ngoài ra, Viện sẽ mượn thêm một số địa điểm để tổ chức hiến máu liên tục ngày nhằm đảm bảo các điểm hiến máu không quá xa; không tập trung đông người và tuân theo các biện pháp phòng dịch theo quy định của Bộ Y tế.
Để công tác hiến máu đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra dịch bệnh, thời gian qua, Viện đã triển khai các biện pháp như: đo nhiệt độ cho tất cả mọi người đến đăng ký hiến máu; bố trí dung dịch rửa tay nhanh ở nhiều vị trí; thường xuyên nhắc nhở người hiến máu đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch rửa tay nhanh chứa cồn. Viện cũng bố trí điểm hiến máu rộng rãi, ở không gian rộng, sát khuẩn quả bóp, các dụng cụ thường xuyên; vệ sinh định kỳ các bề mặt, bàn, ghế. Ngoài ra, người hiến máu cũng sẽ được đề nghị trả lời trung thực các câu hỏi về tình trạng sức khỏe đánh giá nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh Covid-19.
Ngày 7/4/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm là “Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện”.
Sau 20 năm, phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được trên 16 triệu đơn vị máu. Đặc biệt, số máu hiến tăng lên hàng năm. Nếu như năm 2000, cả nước chỉ tiếp nhận được hơn 300.000 đơn vị máu; năm 2010, số đơn vị máu tiếp nhận đã gấp hơn 2 lần (hơn 600.000 đơn vị). Riêng năm 2019, cả nước đã vận động và tiếp nhận được 1,66 triệu đơn vị máu (thể tích 250 ml). Trong đó, 99% đơn vị máu là từ người hiến tình nguyện; tương đương gần 1,5% dân số hiến máu.
Mạng lưới công tác vận động hiến máu tình nguyện toàn quốc đã được hình thành và từng bước hoàn thiện với 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và 85% số xã, phường có Ban Chỉ đạo. Nhiều chiến dịch, sự kiện hiến máu lớn, tạo dấu ấn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào hiến máu của cả nước đã được nhiều địa phương hưởng ứng và tổ chức quy mô, chuyên nghiệp, bài bản vào các thời điểm khan hiếm máu như: Lễ hội Xuân hồng, Những giọt máu hồng hè, Hành trình Đỏ, Chủ nhật Đỏ, Ngày Quốc tế người hiến máu 14/6…
Các điểm hiến máu tại Hà Nội:
- Viện Huyết học – Truyền máu TƯ: tại tầng 2, Khoa Tiếp nhận máu (phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội), từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ). Liên hệ: Chị Lan Anh, số ĐT: 0962822860.
- Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm: 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Liên hệ: Anh Giáp, số ĐT 0975046912.
- Trạm y tế phường Nhân Chính: 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân. Liên hệ: Anh Thủy, số ĐT: 0987888241.
- Phòng khám đa khoa số 2 – Trung tâm Y tế quận Đống Đa: Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, quận Đống Đa. Liên hệ: Chị Huế, số ĐT: 0906262248
- Nhà Thi đấu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1, Ngõ 40 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng. Liên hệ: Anh Ngọc, số ĐT: 0933322689.
Linh Trần
Minh bạch, an toàn máu hiến nhân đạo
Máu và các chế phẩm từ máu là loại "thuốc" đặc biệt rất cần trong điều trị, dự phòng, cấp cứu, nhất là với những bệnh nhân chấn thương, tai nạn hay mắc các bệnh hiểm nghèo.
Hiện nay, mỗi năm nước ta cần khoảng 1,8 triệu đơn vị máu nhưng thực tế lượng máu thu nhận được, chủ yếu máu hiến nhân đạo, chưa đáp ứng nhu cầu điều trị.
Tất cả máu thu nhận được từ người hiến đều được kiểm tra nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn truyền máu
Hồi sinh nhờ truyền máu
Tại Khoa Tan máu bẩm sinh Bệnh viện (BV) Truyền máu - Huyết học TPHCM lúc nào cũng đông kín bệnh nhân. 7 năm ròng rã theo con đi chữa bệnh là từng ấy năm anh Trần Văn Sinh (43 tuổi, ngụ Long An) quặn thắt lòng khi nhìn đứa con trai xanh xao đau đớn trên giường bệnh.
Thấu hiểu được nỗi buồn của những phụ huynh có con mắc bệnh, nên nhiều năm qua anh Sinh đã tình nguyện hiến những giọt máu của mình để mong có thể mang lại sự sống cho những bệnh nhân mắc bệnh về máu. "Mỗi giọt máu là liều thuốc quý giá giúp duy trì sự sống của con. Mỗi lần truyền máu, môi con trai tôi lại đỏ, nó cười, nó chạy nhảy, chơi được. Nếu không truyền máu kịp thời là sẽ biến chứng qua tim, phổi. Con tôi sống nhờ máu của người khác thì tôi cũng sẵn sàng cho máu những ai cần", anh Sinh bộc bạch.
Theo ông Trần Trường Sơn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TPHCM, năm 2019, thành phố có trên 260.000 lượt người hiến máu, trong đó đạt trên 60% túi máu loại 350-450ml và chất lượng máu sạch, tốt đạt trên 94%. Còn theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, năm 2019, viện tiếp nhận hơn 350.000 đơn vị máu, trong đó 65% lượng máu tiếp nhận tại Hà Nội. Với lượng máu tiếp nhận được, viện đã cung cấp thường xuyên cho 170 BV tại 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc với hơn 640.000 đơn vị máu và chế phẩm/năm.
"Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt quý, chỉ có thể được hiến tặng từ những người khỏe mạnh, xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng. Đối với những người bệnh mất nhiều máu, dù thuốc có tốt đến đâu, dù có những kỹ thuật tiên tiến nhất mà không có máu để truyền thì rất khó cứu sống được người bệnh", ông Trần Trường Sơn cho hay.
Không trả tiền mua máu
Theo các chuyên gia huyết học, một túi máu khi được tiếp nhận từ người hiến sẽ được lưu trữ, phân tích kiểm tra. Sau đó sẽ truyền cho những bệnh nhân có chỉ định truyền máu toàn phần, hoặc được tách ra từng thành phần, như: hồng cầu, tiểu cầu, plasma, tủa đông, để sản xuất các chế phẩm từ máu phục vụ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Việc chỉ định đúng, sử dụng hợp lý máu và các chế phẩm từ máu là liệu pháp điều trị hữu hiệu giúp cứu sống nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những trường hợp mất máu cấp.
Bác sĩ Trần Thị Như Tố, Giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TPHCM, cho biết những đơn vị máu thu được từ người hiến máu đều được kiểm tra chặt chẽ nhóm máu (hệ ABO, hệ Rh), virus HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét... Ngoài ra, cơ quan y tế cũng khuyến cáo những người đủ điều kiện hiến máu phải là từ 18-60 tuổi, cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới và đặc biệt không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV hay các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác. Hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều về đường đi của máu nhân đạo sau khi hiến.
Nhiều người cho rằng: Hầu hết lượng máu dùng trong điều trị hiện nay là của người tình nguyện hiến tặng, tại sao người bệnh dùng máu vẫn phải trả tiền? Đó là một câu hỏi đang được bỏ ngỏ, khiến nhiều người không "tâm phục khẩu phục" và tỏ vẻ nghi ngờ công tác vận động hiến máu. Trả lời vấn đề này, bác sĩ Trần Thị Như Tố cho biết, người bệnh khi sử dụng máu, không trả tiền mua máu. Số tiền người bệnh phải trả là tiền mua dây truyền máu; kinh phí cho bộ phận đi tiếp nhận; chi phí sàng lọc, xét nghiệm; chi phí sản xuất ra các thành phần máu; chi phí lưu trữ tại các kho đông lạnh và chi phí vận chuyển, cấp phát.
TPHCM đối mặt thiếu máu cấp cứu, điều trị
Hiện cả nước đã vận động và tiếp nhận được khoảng 1,4 triệu đơn vị máu, tương đương hơn 1,4% dân số tham gia hiến máu. Tuy vậy, lượng máu tiếp nhận được chưa đủ đáp ứng nhu cầu máu phục vụ điều trị vì mỗi năm cả nước cần ít nhất 1,8 triệu đơn vị máu, tương đương với 2% dân số tham gia hiến máu. Theo TS Lê Hoàng Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy khu vực phía Nam, hiện nguồn máu dự trữ tại trung tâm còn rất ít sau đợt sốt xuất huyết vừa qua. Mỗi ngày, BV Chợ Rẫy phải lưu trữ, phục vụ trung bình 400 đơn vị máu cho bệnh nhân đang điều trị tại đây, và mỗi tuần cung cấp hơn 1.500 đơn vị máu cho các BV ở 5 tỉnh Đông Nam bộ, hỗ trợ những BV trên địa bàn TPHCM. Hiện kho dự trữ máu tại trung tâm chỉ còn trên dưới 1.000 đơn vị máu, nguy cơ thiếu hụt máu truyền cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Khoa Tiêu hóa - Gan - Mật BV Nguyễn Tri Phương, thời gian gần đây, bệnh nhân mắc xuất huyết tiêu hóa, gồm cả xuất huyết trên và dưới đang tăng. Hiện tại, mỗi tuần chỉ riêng khoa này có đến 30-40 ca mắc xuất huyết tiêu hóa nặng phải nhập viện điều trị và phân nửa trong số đó cần truyền máu, khiến lượng máu dự trữ luôn thiếu.
THÀNH AN - MINH KHANG
Theo SGGP
Thuốc từ trái tim Nhân Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (7-4), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thư gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước. Trong thư có viết: "Máu là loại thuốc đặc biệt, máu an toàn chỉ có thể hiến tặng từ chính những người khỏe mạnh, tình nguyện và hiến máu thường xuyên". Máu quả là...