Trong 4 tháng qua, Valve không có người điều hành trực tiếp vì Gabe Newell đã bị mắc kẹt tại New Zealand
Một trong số những người bị mắc kẹt ở New Zealand chính là Gabe Newell tổng giám đốc điều hành của phát triển trò chơi điện tử Valve Corporation – công ty quản lý nền tảng phân phối game bản quyền Steam.
Đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục hoành hoành trên nhiều quốc ra, vùng lãnh thổ với hơn 15 triệu người nhiễm và hơn nửa triệu người đã tử vong theo số liệu thống kê mới nhất. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, COVID-19 còn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó một phần ảnh hưởng không nhỏ đến nền công nghiệp game.
Trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra, mọi người được yêu cầu ở tại nhà và tránh tiếp xúc với nhiều người. Một số quốc gia còn thực hiện lệnh cấm đóng cửa biên giới, cấm nhập cảnh trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Điều này vô tình khiến nhiều người bị mắc kẹt ở các quốc gia mà họ đang đi du lịch, tạm chú. Một trong số những người bị mắc kẹt ở New Zealand chính là Gabe Newell tổng giám đốc điều hành của phát triển trò chơi điện tử Valve Corporation – công ty quản lý nền tảng phân phối game bản quyền Steam.
Cụ thể Gabe Newell đã bị mắc kẹt ở New Zealand kể từ tháng 3 do đại dịch COVID-19 hoành hoành. Ông đã bất ngờ xuất hiện trên sóng truyền hình New Zealand để thông báo tổ chức một buổi hòa nhạc miễn phí có tên “We Love Aotearoa” sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 8, nhằm cảm ơn đất nước New Zealand vì sự hiếu khách của con người nơi đây.
New Zealand là một trong những đất nước chống lại dịch COVID-19 vô cùng hiệu quả, vì vậy sau sự ra mắt vô cùng thành công của bom tấn Half-Life: Alyx, ông chủ của Valve và các cộng sự khác trong nhóm phát triển game là Alex Riberas và đối tác của Teagan Klein đã quyết định chọn New Zealand là nơi nghỉ ngơi của mình. Phát biểu trên sóng truyền hình New Zealand, Teagan Klein cho biết: “Ban đầu chúng tôi chỉ ở đây nghỉ ngơi khoảng 10 ngày, nhưng sau đó đại dịch đã bùng phát trên toàn cầu. Chúng tôi đã có 48 giờ để rời khỏi trước khi New Zealand đóng cửa biên giới tuy nhiên chúng tôi quyết định ở lại.”
Video đang HOT
Phát biểu trên sóng truyền hình New Zealand, ông chủ của Valve Gabe Newell cho biết, điều duy nhất ông lo lắng ở New Zealand chính là việc bạn bè và gia đình của ông không có mặt ở một nơi an toàn như New Zealand. “So với tình hình hiện tại ở Mỹ thì New Zealand rất khác”, Newell cho biết. “Khi tôi nói chuyện với mọi người ở Seattle, đó là một khoảng thời gian rất khó khăn. Họ bị cô lập và họ không thể ra ngoài. Tôi muốn cảm ơn New Zealand vì đã giữ môi trường an toàn cho những du khách như chúng tôi.”
Khi được hỏi tại sao ông lại yêu New Zealand đến như vậy, Gabe Newell cho biết: “Đối với tôi, nơi đây có rất nhiều về tinh thần cộng đồng, cảm giác mọi người có thể đến với nhau và giải quyết vấn đề siêu thách thức này và chào đón chúng tôi, những người tị nạn đại dịch COVID-19. Ở đây có những điều thú vị bạn có thể làm, những điều thực sự làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên khác biệt.”
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, New Zealand đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong và 1.555 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, ít hơn nhiều so với các quốc gia khác ở Châu Âu cũng như thế giới.
Vì sao Steam trở thành nền tảng chơi game được yêu thích nhất?
Có thể bạn cho rằng Steam là một nền tảng bình thường so với nhiều nền tảng khác, nhưng sự xuất hiện của nó chính là một cuộc cách mạng với nền công nghiệp game.
Steam là một nền tảng phân phối trực tuyến, quản lý bản quyền kỹ thuật số, game online, và dịch vụ giao tiếp xã hội trên nền internet phát triển bởi Valve Corporation. Đây chính là sự thành công cũng như là niềm tự hào của Valve. Từ sự đầu tư khôn khéo của mình, họ đã mang Steam trở thành một công cụ phân phối game hàng đầu hiện nay.
1. Steam chính là ngọn cờ đầu cho các nền tảng chơi game
Steam là công cụ cung cấp dịch vụ phân phối trò chơi kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Nó có thể ví như là một trang Amazone trong thế giới game. Đây là một lợi thế quan trọng, vì bước đi đầu lúc nào cũng ít sự cạnh tranh, mở ra một cơ hội phát triển lớn.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh lợi thế trên, Valve cũng đã phải chấp nhận rủi ro khi thị trường lúc đầu là cực kỳ nghèo nàn. Tại thời điểm đó, khi nhắc đến Steam thì hầu như ai cũng phải lên Google mà tìm hiểu trước cái đã. Đứng trước một thách thức như vậy, Valve chẳng những không ngần ngại mà còn tìm cách thúc đẩy sự phát triển cho đứa con cưng của mình.
2. Từ Half Life 2, đến Portal, DOTA 2 và Counter Strike
Khi Steam còn ở giai đoạn đầu, Valve đã quyết định phát hành Half Life 2 như một sự thúc đẩy để lôi kéo người dùng Steam. Đúng như mong đợi, bằng sự nổi tiếng của mình, Half Life 2 đã mang về cho Steam một lượng người dùng kha khá. Đó là nền tảng để Valve có thể tính tới chuyện có nên duy trì Steam hay không.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, cái tên Half Life 2 dần dần phai mờ. Nhưng rất may mắn, Steam lại tiếp tục được cứu rỗi bởi Portal, một tựa game cũng khá nổi tiếng.
Chưa dừng lại ở đó, để thúc đẩy hơn nữa người dùng Steam, Valve đã phát triển thêm một tựa game mới gọi là Counter Strike Source (CSS). CSS được phát triển dựa hoàn toàn vào egine của Half Life 2. Có lẽ vì vậy mà nó được nhiều người săn đón và trở thành một trong những tựa game hot nhất của Steam bấy giờ. Sau này CSS đã được nâng cấp lên thành Counter Strike GO, tựa game được Valve chú trọng phát triển cho đến tận bây giờ.
3. Sự đầu tư khôn ngoan từ Valve
Có thể nói rằng nếu không có CSS thì chắc chắn Steam sẽ không có được vị thế như ngày hôm nay. Cùng với sự gia tăng lớn về thị phần từ Counter Strike GO, Steam đã thu hút được rất nhiều nhà cung cấp game. Đó là nền tảng để họ có thể mang về những tựa game như Left 4 Dead, từ đó củng cố thêm sự thống trị của mình.
Bên cạnh mang về những tựa game tiềm năng và có sức hút, Valve cũng phát triển thêm nhiều tính năng thú vị như chat, API (giao diện lập trình ứng dụng), tính năng giao dịch các item trong game,... Những điều này dường như đã biến Steam thành một mạng xã hội chuyên về game thực thụ. Tại đây, mọi người có thể thoải mái trao đổi, trò chuyện hoặc thậm chí là chia sẻ những thành tích đạt được trong game lên để "khoe" với bạn bè.
Đặc biệt là tính năng trade (giao dịch), nó đã mang tới cho Steam một thị trường lúc nào cũng sôi nổi. Bây giờ, người ta không chỉ chơi game để cho vui, mà còn để kiếm tiền nữa. Thông qua hệ thống mua bán vô cùng bảo mật, Steam đã cung cấp cho người dùng một cơ hội để làm giàu ngay trên chính tựa game họ yêu thích.
Valve đã từng phát triển Half-Life 3 và Left 4 Dead 3 Chuyện gì đã xảy ra với chúng cùng số phận của nhiều tựa game "ăn theo" thương hiệu Half-Life? Bộ phim tài liệu "Half-Life: Alyx - Final Hours" của Geoff Keighley - một chuyên gia lâu năm và là "chủ xị" của giải thưởng The Game Awards được tổ chức thường niên từ năm 2014 - đã được phát hành trên Steam vào...