Trong 3 năm xử lý được hơn 98% nợ xấu!
Từ 2012 đến tháng 9/2015 đã có 456.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý, trong đó, 42% nợ xấu được bán cho VAMC, còn lại do các ngân hàng tự xử lý. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 chỉ còn 2,93%.
Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cung cấp cho các đại biểu Quốc hội, tư 2012 đên thang 9/2015, 98,09% nơ xâu tương đương 455.790 ty đông đa đươc xư ly.
Trong đó, bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) chỉ chiếm 42% và các biện pháp tự xử lý khác chiếm 58%. Nợ xấu đã được kiềm chế, đưa tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2015 về mức 2,93% tổng dư nợ.
Cũng theo ghi nhận của NHNN, trong thời gian qua, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát cho phí và dành mọi nguồn lực để xử lý nợ xấu.
Đến cuối tháng 9/2015, dự phòng rủi ro đối với nợ xấu của các TCTD là 84,8 nghìn tỷ đồng (chưa bao gồm 14,7 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt).
Số nợ xấu mà VAMC thu hồi được chỉ chiếm 7,8% so với giá trị mua vào
“Nợ xấu được xử lý trong thời gian qua chủ yếu bằng các biện pháp va chi phi của ngành ngân hàng, khăng đinh nhât quan chu trương không sư dung tiên ngân sach nha nươc đê xư ly nơ xâu” – báo cáo này cho hay.
Video đang HOT
Kết quả xử lý nợ xấu đã góp phần quan trong đưa lãi suất cho vay giảm mạnh, hiện nay chỉ bằng khoảng 40% mức lãi suất cho vay cuối năm 2011 va thâp hơn lai suât cho vay giai đoan 2005-2006.
Tín dụng cho nên kinh tê tăng trưởng nhanh dân liên tuc từ năm 2012 đến nay (năm 2012 tăng 8,85%; năm 2013 tăng 12,52%; năm 2014 tăng 14,16%; 9 tháng đầu năm 2015 tăng 12,09% va dư kiên ca năm 2015 tăng 16-17%), tập trung chu yêu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ưu tiên của nền kinh tế.
Đồng thời, việc triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu góp phần cải thiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng, trong đó tỷ lệ dư nơ tin dung trên huy động vốn giảm dần qua các năm (từ 103,7% năm 2011 xuống còn 88,56% thời điểm tháng 9/2015); tỷ lệ vốn khả dụng trên huy động ổn định ở mức 20%.
Liên quan đến VAMC, NHNN cho biết, đây là công cụ đặc biệt của Nhà nước, được thiết kế theo mô hình xử lý nợ xấu tập trung và giảm thiểu rủi ro, chi phi cho TCTD, doanh nghiêp, ngân sach nha nươc trong xử lý nợ xấu.
Từ khi đi vào hoạt động (7/2013) đến 30/9/2015, VAMC đã mua được 191.000 tỷ đồng của 39 TCTD với số lượng 15.257 khách hàng vay và 23.206 khoản nợ.
VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ được 14.846 tỷ đồng (chiếm tỉ lệ 7,8% so với số nợ mua vào), trong đó thu hồi nợ từ khách hàng vay là 10.949 tỷ đồng, bán nợ là 2.789 tỷ đồng, bán tài sản bảo đảm là 1.108 tỷ đồng.
NHNN cũng khẳng định, không còn phai tai câp vôn cho muc đich hô trơ chi tra các TCTD; chât lương danh muc tai san đươc cai thiên; nguy cơ đổ vỡ hệ thống được giam dân và tạo điều kiện cho các TCTD lanh manh hoa tai chinh, cơ cấu lại hoạt động va phát triển an toan, hiêu qua hơn.
Vơi chinh sach, phương phap phân loai nơ mơi va biên phap kiêm soat nơ xâu chăt che, NHNN cũng cho biết, tư Quy I/2015 nơ xâu đươc minh bach va châm dưt sư tôn tai cua nhiêu con sô nơ xâu.
Bích Diệp
Theo Dantri
Ngân hàng 0 đồng lỗ hàng chục nghìn tỷ: Ai chịu trách nhiệm?
Đánh giá cao về các phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên, theo đại biểu Trần Ngọc Vinhviệc để cho nhiều ngân hàng lỗ hàng chục nghìn tỷ trong thời gian dài là một lỗ hổng trong quản lý và cần có người chịu trách nhiệm với những khoản lỗ tại các ngân hàng 0 đồng.
Về kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, phát biểu tại phiên thảo luận ngày 2/11, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng đã nhận được đánh giá tốt từ cử tri.
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng)
Cụ thể, ba ngân hàng bị xếp loại yếu kém, cần được giám sát chặt chẽ và bị mua lại với giá 0 đồng bao gồm: Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank).
Đáng chú ý, theo báo cáo của Chính phủ, tính đến thời điểm này chưa lấy đồng nào từ ngân sách để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. "Tôi đánh giá đây là giải pháp tốt, trong điều kiện hiện nay thì không có giải pháp nào tốt hơn. Nhiều chuyên gia thế giới đánh giá đây là giải pháp kịp thời", ông Vinh nhận xét.
Vị đại biểu này cũng cho rằng, không lo ngại khả năng trong thời gian tới sẽ dùng ngân sách vì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tính đến tình huống này. Ông Vinh cũng lạc quan, trong vài năm tới, sẽ có nhiều giải pháp khác và "chưa có căn cứ nào để nói sẽ lấy tiền ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu".
Theo vị đại biểu này, với tình hình ngân sách eo hẹp như hiện nay, việc thu - chi chưa cân đối được mà còn "chi cho ngân hàng nữa thì ngân sách hụt rất lớn". Ông Vinh nhấn mạnh, "không bao giờ cho phép lấy tiền ngân sách đắp vào khoản lỗ của các ngân hàng!".
Ông Trần Ngọc Vinh cũng nhận định, việc để cho nhiều ngân hàng lỗ hàng chục nghìn tỷ trong thời gian dài là một lỗ hổng trong quản lý.
Cụ thể, theo đại biểu này, có một thời gian hệ thống ngân hàng bung ra nhiều quá, cơ quan quản lý không kiểm soát được. Trong khi đó, việc thanh tra kiểm tra còn rất nhiều hạn chế.
Theo đề nghị của đại biểu Vinh, NHNN cần rà soát, nếu còn thiếu sót về mặt chính sách thì phải sửa đổi. Đồng thời, với những người làm ngân hàng, nếu phát hiện sai phạm, cần phải xử lý theo luật pháp, như tịch thu tài sản, kể cả biện pháp hình sự.
Trước hết, với lãnh đạo của những ngân hàng bị mua 0 đồng, ông Vinh cho rằng, cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống ngân hàng phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng này.
Sau đó, cơ quan thanh tra giám sát cần phải xem khoản tiền kia chảy vào đâu, nếu vào túi cá nhân thì phải hình sự truy tố và xử lý theo luật pháp, vị đại biểu Hải Phòng đề xuất.
Bích Diệp
Theo Dantri
Khan hiếm tín dụng buộc lòng các ngân hàng sẽ tăng lãi suất CTCK TP.HCM (HSC) cho rằng tốc độ tăng cung tiền trong nước trong những tháng gần đây giảm so với năm 2014. Cùng với tăng trưởng tín dụng mạnh hơn thì điều này dần gây ra sự khan hiếm thanh khoản trong hệ thống ngân hàng; các ngân hàng sẽ phải buộc lòng dần tăng lãi suất. Ảnh minh họa. Theo kết quả...