Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 11.000 ca tử vong vì Covid-19
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 11.000 ca tử vong, trong đó riêng Ấn Độ là trên 4.000 ca, đưa tổng ca tử vong ở nước này vượt 270.000 người.
Tính đến 6 giờ ngày 16/5 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 163.148.673 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có 3.382.491 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 614.066 và 11.466 ca tử vong mới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại tỉnh An Huy, Trung Quốc, ngày 14/5/2021.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 142.547.916 người, 17.213.361 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 103.221 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (307.665 ca), Brazil (65.221 ca) và Mỹ (24.973); Ấn Độ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 4.025 ca), tiếp theo là Brazil (1.930 ca) và Colombia (530 ca)
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ hiện là 33.695.247 triệu người, trong đó có 599.839 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 24.679.908 ca nhiễm, bao gồm 270.254 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 15.586.534 ca bệnh và 434.715 ca tử vong.
Ấn Độ vượt 270.000 ca tử vong
Ấn Độ có thêm 307.665 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua – con số thống kê ghi nhận theo ngày thấp nhất trong gần 3 tuần qua, nâng tổng số người mắc Covid-19 ở nước này lên 24,67 triệu ca. Trong khi đó, danh sách những người không qua khỏi đại dịch cũng tăng thêm trên 4.000 trường hợp, nâng tổng số lên 270.254 người.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia cho rằng sự sụt giảm trong con số thống kê theo ngày nêu trên chủ yếu là do tỷ lệ xét nghiệm Covid-19 tại Ấn Độ hiện đang ở mức thấp nhất kể từ ngày 9/5 vừa qua.
Mỹ: Nhiều tranh cãi về quyết định nới lỏng yêu cầu đeo khẩu trang
Tại Mỹ, các quy định đeo khẩu trang đang được nới lỏng với những người đã tiêm phòng đầy đủ, một biện pháp được công bố trong hướng dẫn mới của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) nước này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần được giải đáp xung quanh hướng dẫn mới như cách thức triển khai hay định nghĩa thế nào là tiêm phòng đầy đủ.
Video đang HOT
Lại một lần nữa nội bộ Mỹ rơi vào cảnh “mạnh ai nấy làm”, thiếu một chính sách nhất quán, vốn từng đẩy quốc gia này vào “chảo lửa” Covid-19 hồi đầu năm 2020. Một số bang tại Mỹ ngay từ đầu đã không áp dụng quy định đeo khẩu trang bắt buộc, một số bang lại dỡ bỏ quy định trước cả khi CDC Mỹ có hướng dẫn mới và một số bang khác vẫn đang đánh giá số liệu trong khi Maryland và Virginia lập tức làm theo hướng dẫn mới của cơ quan chức năng.
Nhiều công ty lớn cũng đưa ra những lựa chọn khác nhau, trong đó hãng bán lẻ hàng đầu Mỹ Walmart ngày 14/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang với những nhân viên và khách hàng đã tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên, nghiệp đoàn công nhân ngành thực phẩm và thương mại, đại diện cho khoảng 1,3 triệu lao động, lại dứt khoát phản đối và cho rằng vẫn còn nguy cơ từ những người chưa tiêm phòng và không tuân thủ những quy định an toàn phòng dịch. Hơn 580.000 người Mỹ tử vong vì Covid-19 nhưng cũng đã có khoảng 60% dân số nước này được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng bệnh trong khi số ca mắc mới có chiều hướng giảm nhanh, đối tượng tiêm phòng được mở rộng ra cả nhóm trẻ em.
Về vấn đề này, ngày 14/5, WHO cũng cho rằng những người đã tiêm phòng vẫn nên đeo khẩu trang tại những khu vực vẫn còn tình trạng lây nhiễm. Các quan chức của WHO đều cho rằng các nước cần cân nhắc kỹ về việc dỡ bỏ các biện pháp nhằm kiểm soát lây nhiễm, như đeo khẩu trang, đồng thời cảnh báo nguy cơ xuất hiện thêm những biến thể mới của virus.
Nhật Bản: Áp lực đè nặng trước Olympic
Tại Nhật Bản, không khí đang đè nặng khi chính phủ nước này phải mở rộng tình trạng khẩn cấp vì đại dịch ra 3 vùng khác trên cả nước. Như vậy, trong bối cảnh chỉ còn 10 tuần nữa là khai mạc Đại hội Thể thao thế giới Olympic, tình hình dịch bệnh tại nước chủ nhà vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Trong khi thủ đô Tokyo và một số khu vực đã áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp tới hết tháng 5/2021 thì 3 tỉnh khác cũng có các địa điểm thi đấu là Hiroshima, Okayama và Bắc Hokkaido tiếp tục bị đưa vào danh sách áp dụng biện pháp này.
Anh lo ngại “biến thể Ấn Độ”
Ở châu Âu, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, biến thể B1.617.2, vốn được cho là một phần nguyên nhân chính dẫn tới làn sóng dịch bệnh tồi tệ tại quốc gia này. Thủ tướng Johnson không loại trừ khả năng việc B1.617.2 xâm nhập vào Anh sẽ khiến quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế và xã hội tại nước này bị gián đoạn một cách nghiêm trọng. Bộ Y tế Anh đã phát hiện ra biến thể trên tại vùng Tây Bắc xứ England và ở thủ đô London.
Thủ tướng Johnson cho biết chính phủ sẽ dựa vào những dữ liệu đánh giá chính thức về mức độ nguy hiểm của biến thể này để đưa ra quyết định về các bước tiếp theo trong tiến trình mở cửa trở lại. Hiện giới khoa học tin rằng biến thể B1.617.2 lây lan nhanh hơn nhưng chưa xác định được cụ thể nhanh hơn bao nhiều lần so với virus gốc. Trong khi đó, một số quốc gia trong châu lục như Hy Lạp, Pháp và Tây Ban Nha đã khởi động mùa du lịch Hè với hy vọng bù đắp cho một năm 2020 ảm đạm.
Campuchia: Số ca nhiễm mới liên tiếp giảm
Bộ Y tế Campuchia đã ghi nhận ngày thứ tư liên tiếp có số ca mắc mới bệnh Covid-19 giảm, trong bối cảnh chính quyền thủ đô nước này quyết định tiếp tục đóng cửa các khu chợ trong thành phố thêm một tuần để đề phòng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Thông báo của Bộ Y tế Campuchia ngày 15/5 xác nhận nước này có thêm 335 ca mắc mới, nâng tổng số ca bệnh tại Campuchia lên 21.834 người, trong đó 10.940 trường hợp đã bình phục. Tổng số ca tử vong do dịch Covid-19 tại Campuchia hiện vẫn là 147 ca, do không có thêm trường hợp tử vong.
Tối 14/5, Đô trưởng Phnom Penh xác nhận tiếp tục đóng cửa các khu chợ do nhà nước quản lý và chợ cóc trên địa bàn thành phố thêm một tuần, từ ngày 15-21/5. Theo số liệu của Ủy ban tiêm chủng quốc gia Campuchia, tính đến ngày 13/5, nước này đã tiêm chủng cho 2.064.833 người, bằng 3 loại vaccine Sinopharm, Sinovac và AstraZeneca (Covishield) – tương đương 12,5% dân số cả nước.
Nhằm tăng cường lực lượng y tế chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Công dân Campuchia Prum Sokha đã quyết định lập nhóm chuyên trách, có nhiệm vụ tuyển dụng 3.000 nhân sự bổ sung cho lực lượng y tế công trong năm nay. Theo chỉ đạo của ông Sokha, các bệnh viện tại Campuchia đang thiếu nhân viên y tế trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan mạnh trong cộng đồng, Quốc vụ khanh Bộ Dịch vụ Công dân Youk Bunna sẽ đứng đầu nhóm chuyên trách với sự phụ tá của 27 quan chức khác. Nhóm sẽ giám sát quá trình tuyển dụng để đảm bảo các nhân sự mới có thể đáp ứng tất cả yêu cầu công việc.
Malaysia: Ca tử vong mới cao nhất từ trước đến nay
Giới chức y tế Malaysia ngày 15/5 thông báo nước này có thêm 44 trường hợp tử vong do Covid-19 – số ca tử vong ghi nhận theo ngày cao nhất từ trước đến nay.
Số các ca mắc mới vẫn duy trì ở mức trên 4.000 trường hợp trong ngày thứ tư liên tiếp. Cụ thể, Malaysia có thêm 4.140 ca bệnh mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 ở nước này lên 466.000 trường hợp, trong khi tổng số ca tử vong hiện là 1.866 ca – cao thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines.
Lào sẽ tiêm vaccine cho 50% dân số trong năm 2021
Bộ Y tế Lào ngày 15/5 thông báo đã ghi nhận thêm 72 ca mắc Covid-19 mới trong vòng 24 giờ qua, bao gồm 51 ca cộng đồng, số còn lại là các ca nhập cảnh và được cách ly ngay.
Sau 1 ngày chỉ ghi nhận duy nhất 1 ca nhiễm cộng đồng, Lào tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm cộng đồng ở mức hai con số tại tỉnh Bokeo và thủ đô Viêng Chăn, lần lượt là 37 và 14 ca. Bên cạnh đó, việc số lao động Lào về từ Thái Lan ngày một đông và có tỷ lệ phát hiện mắc Covid -19 ngày càng cao cho thấy dù các chính sách mạnh mẽ và quyết liệt của chính phủ đã bước đầu đem lại hiệu quả, nhưng tình hình dịch Covid -19 tại Lào vẫn còn nhiều yếu tố phức tạp và khó lường.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Lào đã quyết định nâng mục tiêu tiêm chủng lên 50% dân số trong độ tuổi trong năm 2021, thay cho mục tiêu ban đầu là 22%. Tính tới hết ngày 14/5, nước này đã tiêm vaccine ngừa Covid- 19 được cho 582.647 người, trong đó có 89.166 người đã tiêm đủ hai mũi.
Thế giới ghi nhận 123 triệu ca mắc, 2,7 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, đến 22h ngày 20/3, thế giới đã ghi nhận 123.042.191 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 2.715.664 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Srinagar, thủ phủ mùa hè của khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Ảnh: THX/TTXVN
Xếp theo số ca nhiễm, Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với hơn 30,4 triệu ca, tiếp đến là Brazil tới 11,8 triệu ca. Ấn Độ đứng thứ 3 nhưng chỉ kém Brazil rất ít, hiện quốc gia Nam Á này đã ghi nhận hơn 11,5 triệu ca nhiễm. Các vị trí khác trong 10 nước bị ảnh hưởng nhất thế giới là những nước châu Âu như Nga (4,4 triệu ca), Anh (4,2 triệu ca), Pháp (4,1 triệu ca), Italy (3,3 triệu), Tây Ban Nha (3,2 triệu), Thổ Nhĩ Kỳ (2,9 triệu) và Đức (2,6 triệu ca).
Xét theo số ca tử vong, Mỹ hiện chiếm hơn 25% thế giới với hơn 554.000 ca. Brazil gần bằng 50% số ca tại Mỹ, hiện đã hơn 290.500 ca. Trong khi đó, Mexico đứng thứ ba với hơn 197.200 ca tử vong và Ấn Độ đứng thứ tư với gần 160.000 ca.
Châu Âu hiện là khu vực bị ảnh hưởng nhất thế giới, đã có tổng cộng hơn 37.274.000 ca nhiễm và hơn 874.500 ca tử vong. Nước có nhiều ca tử vong nhất châu lục là Vương quốc Anh, với hơn 126.000 ca. Tiếp đến là Italy với hơn 104.240 ca. Nga và Pháp đã ghi nhận hơn 91.000 ca tử vong trong khi Đức và Tây Ban Nha đã có hơn 72.000 ca. Trong khi đó, hãng tin Reuters của Anh thậm chí còn đưa con số tử vong tại "Lục địa Già" lên hơn 1 triệu người.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19, ngày 20/3, Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo cấm AstraZeneca xuất khẩu vaccine nếu các nước thành viên EU không được nhận vaccine đầu tiên. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết thông điệp gửi tới AstraZeneca là "hãy thực hiện đầy đủ hợp đồng với châu Âu trước khi giao vaccine cho các nước khác".
Lời cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh EU đang gấp rút đẩy nhanh chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 khi mà dịch bệnh tại nhiều nước thành viên đang diễn biến hết sức phức tạp, tỷ lệ nhiễm mới tăng mạnh buộc chính quyền phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Đức vừa thông báo đưa quốc gia láng giềng Ba Lan vào danh sách các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm, đồng nghĩa người từ Ba Lan vào Đức phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính hoặc xét nghiệm kháng thể. Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), quy định này có hiệu lực từ ngày 21/3.
Trước đó, Đức cũng đã đưa Cyprus và Bulgaria vào danh sách trên. RKI cho biết 3 quốc gia này có nguy cơ lây nhiễm rất cao với tỷ lệ trung bình trong 1 tuần là hơn 200 ca/100.000 người. Trong khi đó, tại Anh, Điện Buckingham cho biết lễ diễu binh truyền thống mừng sinh nhật Nữ hoàng Elizabeth II tại London sẽ bị hủy bỏ vì dịch.
Nhân viên y tế và xe cứu thương được huy động để chuyển bệnh nhân COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Á, ngày 20/3, Bộ Y tế Campuchia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra thông cáo nhấn mạnh "Campuchia đang ở thời điểm nghiêm trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19", đồng thời kêu gọi người dân ssoàn kết và làm tất cả những gì có thể trong cuộc chiến chống đại dịch. Các chuyên gia WHO nhận định đợt bùng phát dịch mới tại Campuchia liên quan biến thể B.1.1.7 của virus SARS-CoV-2 khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn. Trong thông điệp gửi người dân Campuchia sáng 20/3, Thủ tướng Hun Sen nhận định sau một tháng kể từ "sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2", tình hình dịch bệnh tại nước này chưa có dấu hiệu khả quan, đặc biệt là tại tỉnh Kandal và thủ đô Phnom Penh.
Cùng ngày, Philippines đã ghi nhận 7.999 ca nhiễm mới, ngày thứ hai liên tiếp ghi nhận mức cao nhất kể từ khi bùng phát dịch. Bộ Y tế Philippines ra thông cáo cho biết: "Số ca nhiễm vẫn cao kỷ lục. Tốt nhất mọi người nên ở trong nhà nếu không có việc gì cần thiết".
Trong khi đó, Ấn Độ cũng chứng kiến số ca nhiễm mới trong ngày 20/3 ở mức cao nhất trong gần 4 tháng qua (40.953 ca), trong đó bang Maharashtra giàu có nhất chiếm hơn một nửa số ca nhiễm. Một số địa phương tại nước này đã phải tái áp đặt các biện pháp phòng dịch, trong đó có cả phong tỏa và đóng cửa nhà hàng. Các bác sĩ cho rằng làn sóng lây nhiễm mới do người dân lơ là các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, đồng thời cảnh báo bệnh viện sắp quá tải ở những bang như Maharashtra.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Brasilia, Brazil, ngày 17/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Khu vực Bắc Mỹ hiện ghi nhận tổng cộng hơn 34,9 triệu ca nhiễm và hơn 800.000 ca tử vong, trong khi Nam Mỹ đã có hơn 19,8 triệu ca nhiễm và hơn 510.000 ca tử vong. Châu Phi ít bị ảnh hưởng hơn, song cũng đã ghi nhận hơn 4,1 triệu ca nhiễm và hơn 109.000 ca tử vong. Nam Phi có nhiều ca nhiễm và tử vong nhất châu lục, với hơn 1,5 triệu ca nhiễm và hơn 52.000 ca tử vong. Số ca nhiễm tại châu Đại Dương hiện là hơn 53.800 ca và số ca tử vong là hơn 1.110 ca.
Malaysia ghi nhận số ca nhiễm trong ngày ở mức cao nhất trong hơn 3 tháng qua Ngày 13/5, Bộ Y tế Malaysia thông báo nước này ghi nhận thêm 4.855 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong 24 giờ qua - mức cao nhất kể từ ngày 31/1, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 458.077 ca. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN Mức tăng mới...