Trong 2 ngày tiểu bang Colorado của Mỹ đột ngột giảm… 36 độ C
Tiểu bang Colorado đã khiến nhiều người bất ngờ khi từ nhiệt độ cao kỷ lục đã hạ xuống đến mức có bão tuyết chỉ trong thời gian cực ngắn.
Trong 2 ngày tiểu bang Colorado của Mỹ đột ngột giảm… 36 độ C
Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) mới đây báo cáo thành phố Denver ở Colorado đã trải qua mức nhiệt độ 38,3 độ C vào ngày 5/9 và 36,1 độ C vào ngày 6/9. Đây là mức nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 9 của tiểu bang này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vấn đề khiến các nhà nghiên cứu sửng sốt đó là từ mức nhiệt độ rất cao trên, thành phố Denver đột ngột giảm xuống chỉ còn… -0,5 độ C vào ngày 8 và 9/9.
Đã có nhiều tuyết rơi vào ngày 8/9 và đã có một cơn bão tuyết, khiến nó trở thành trận tuyết rơi sớm thứ hai trong kỷ lục ở thành phố Denver.
Ngoài ra, Denver cũng đã phá kỷ lục về số ngày ngắn nhất giữa ngày cực nóng đến trận tuyết đầu tiên. Kỷ lục trước đó là 38 ngày được thiết lập vào năm 2019.
“Có một sự thay đổi mạnh mẽ về hình thái thời tiết. Dự kiến sẽ có lượng tuyết tích tụ đáng kể ở dãy núi Front Range và chân núi, trong khi khu vực tàu điện ngầm Denver và xa lộ liên tiểu bang 25 cũng có thể thấy tuyết rơi dày”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Trên thực tế, Colorado nổi tiếng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Vị trí địa lý độc đáo của tiểu bang này liên quan đến độ cao của dãy núi Rocky ở phía tây và vùng đồng bằng phẳng ở phía đông, điều này có thể có tác động khó lường trước đối với các kiểu gió, hệ thống áp suất cùng các lực khác ảnh hưởng đến thời tiết.
Việc chuyển từ mùa hè sang mùa đông trong tích tắc có vẻ không dễ chịu đối với một số người. Nhưng sự thay đổi thời tiết đột ngột được nhiều người đang sống dưới bóng tối của những trận cháy rừng đang diễn ra ở Colorado vui mừng.
Theo các cơ quan truyền thông địa phương, 40 cm tuyết đã rơi xuống ngọn lửa ở phía tây thành phố Fort Collins giúp làm chậm đáng kể sự phát triển của đám cháy.
Phát hiện mới có thể viết lại nguồn gốc của khủng long
Nhưng phát hiện mới đây về một hóa thạch "nhỏ đến kinh ngạc" của khủng long có thể viết lại nguồn gốc 240 triệu năm tuổi của chúng.
Các loài bò sát xuất hiện lần đầu trong kỷ Trias và trở thành động vật có xương sống trên cạn thống trị sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Trias - Jura khoảng 200 triệu năm trước.
Khủng long và dực long đều thuộc nhóm Ornithodira, nhưng nguồn gốc và mối quan hệ của chúng vẫn chưa được hiểu rõ vì rất ít mẫu vật được tìm thấy. Do đó, việc phát hiện ra họ hàng mới được mô tả ở Madagascar có thể thay đổi tất cả những điều đó.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã tiết lộ rằng mẫu vật được đặt tên là Kongonaphon kely chỉ cao 10 cm và được cho có niên đại 237 năm.
Christian Kammerer, từ Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina, cho biết: "Có một nhận thức chung về khủng long lâu nay đó đều là những sinh vật khổng lồ. Phân tích những thay đổi về kích thước cơ thể trong suốt quá trình tiến hóa của loài archosaur chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng nó thực tế đã giảm mạnh kích cỡ ngay từ đầu trong lịch sử của dòng dõi khủng long".
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra bằng chứng, thông qua sự mòn trên răng cho thấy rằng Kongonaphon thực tế đã ăn côn trùng. Sự chuyển đổi sang chế độ ăn đặc biệt này có liên quan đến kích thước cơ thể nhỏ, có thể đã giúp những loài ăn thịt sống sớm tồn tại bằng cách chiếm lĩnh một ngách khác.
NASA dự báo hiện tượng thiên văn kỳ thú ngày 1.9 Một hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện vào ngày 1.9 khi một tiểu hành tinh tiếp cận gần Trái đất hơn bất kỳ tiểu hành tinh nào trong thập kỷ tới. Hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện vào ngày 1.9. Ảnh: NASA Một tiểu hành tinh có đường kính từ 22 đến 49 mét sẽ tiếp cận...