Trồng 14 công đậu nành rau, chưa bao lâu đã thu về 200 triệu
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, nông dân huyện Tam Nông đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất sản xuất lúa sang trồng các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tiết kiệm nước tưới, cho lợi nhuận cao… Nổi bật là mô hình trồng đậu nành rau và thanh long ruột đỏ.
14 công đậu nành rau đem về 84 triệu đồng
Ông Lê Văn Thanh ở ấp K8, xã Phú Đức canh tác 14 công đậu nành rau trên nền đất sản xuất lúa kém hiệu quả của gia đình. Sở dĩ, ông chọn trồng đậu nành rau vì loại cây trồng này ngắn ngày, ít vốn đầu tư, nhẹ công chăm sóc, tiết kiệm nước tưới và cho năng suất cao.
Ông Thanh đã thu hoạch đạt năng suất bình quân 1,5 tấn/công, bán cho Công ty Thực phẩm An Giang (đơn vị bao tiêu sản phẩm) với giá tại ruộng là 9.000 đồng/kg, nhờ đó ông thu được hơn 200 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông Thanh còn lãi 84 triệu đồng.
Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông kiểm tra sự phát triển cây đậu nành rau. Ảnh: T.T
Ông Lê Văn Thanh bày tỏ: “Trồng lúa không còn năng suất nữa, tôi chuyển qua trồng màu thấy dễ ăn hơn. Làm được 14 công rau màu này, lời cũng được trên 80 triệu đồng. Làm màu thì nhẹ chi phí, nhẹ việc thuê nhân công, mà đầu ra đã có công ty thu mua”.
Sau khi thu hoạch dứt điểm vụ này, ông Thanh tiếp tục cải tạo đất, lên bờ bao… mở rộng lên 34 công trồng đậu nành rau trên ruộng sản xuất lúa kém hiệu quả của gia đình mình.
Ông Hồ Quốc An – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông cho biết: “Cây đậu nành rau này gieo trồng trên vùng đất Tam Nông cho hiệu quảrất tốt. Sắp tới đây chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình ở xã Phú Hiệp, Phú Thành B, An Long để người dân làm”.
Khấm khá khi trồng thanh long
Ngoài trồng màu, ở xã Phú Đức hiện có 15 hộ trồng trên 135 công thanh long ruột đỏ, tập trung quanh vùng đệm Vườn quốc gia Tràm Chim. Từ khi xuống giống thanh long ruột đỏ đến khi thu hoạch đợt đầu là 11 tháng. Thời gian thu hoạch chính vụ từ tháng 5 và tháng 6 trong năm; còn lại là thu hoạch nghịch vụ, phải chong đèn.
Ông Nguyễn Văn Xiêm Nhỏ (ngụ ấp K8), gieo trồng 20 công thanh long ruột đỏ. Sau 15 tháng chăm sóc, vườn thanh long đã cho thu hoạch được 2 đợt. Đợt đầu, gia đình ông thu trên 2 tấn trái, bán với giá dao động từ 37.000 – 57.000 đồng/kg tùy loại. Từ đó, gia đình ông Xiêm nhỏ có thu nhập trên 110 triệu đồng.
Đợt này, ông Xiêm Nhỏ tiếp tục thu hoạch được khoảng 3 tấn trái thanh long thương phẩm, bán cho Công ty Thạch Võ (tỉnh Vĩnh Long) – đơn vị đã liên kết tiêu thụ, đưa xe đến tận nơi thu mua. Với giá bán từ 29.000 – 49.000 đồng/kg, gia đình ông thu trên 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Ông Xiêm Nhỏ bày tỏ: “Về liên kết tiêu thụ, tôi thấy Công ty Thạch Võ đảm bảo về uy tín. Về phía địa phương rất quan tâm dự án phát triển cây thanh long, nhất là UBND huyện và chính quyền xã cũng tạo điều kiện giúp đỡ nông dân trồng thanh long về triển khai đường điện, làm hệ thống thủy lợi nội đồng, các đường kênh cộ để thuận lợi cho chăm sóc vườn, chuyển vật tư đến tận vườn và đưa thanh long đi bán. Đến nay, tôi thấy hiệu quả từ trồng thanh longgấp 10 lần trồng lúa”.
Ông Nguyễn Hữu Dư – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phú Đức cho biết, thực hiện dự án trồng thanh long ruột đỏ ở ô bao không số xã Phú Đức, đến nay cho thấy hiệu quả rất cao. Trước đây, nông dân trồng lúa có thu nhập không được bao nhiêu.
“Từ khi chuyển sang trồng thanh long, đến nay bà con đã thu hoạch lần thứ nhất trước Tết Nguyên đán với diện tích 135 công, lần thu hoạch thứ 2 dự kiến thu nhập của bà con khoảng 550 triệu. So với trồng lúa thì việc trồng thanh long đây hiệu quả cao gấp hàng chục lần. Cho nên chính quyền địa phương đang vận động bà con mở rộng diện tích trồng thanh long để có thu nhập tốt hơn”, ông Nguyễn Hữu Dư.
Theo Danviet
Công ty Ba Vàng bỏ cuộc, Quảng Nam vẫn xây khu du lịch tâm linh?
Sau khi Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam "một đi không trở lại" trong việc xây dựng KDL tâm linh trị giá 1.000 tỷ đồng ở rừng phòng hộ Phú Ninh, chính quyền tỉnh Quảng Nam cho hay, vẫn sẽ tiếp tục thực hiện dự án..
Theo tìm hiểu của PV, địa chỉ của Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam đóng trên địa bàn TP.Tam Kỳ, có địa chỉ số 93 Đinh Liệt, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Tuy nhiên, địa chỉ này hiện là một trường mầm non tư thục.
Ba tháng, hai lần đổi giám đốc!
Tại đây, một số người dân địa phương cho biết, Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam đã chuyển đi mấy năm qua không có một lý do.
Theo hồ sơ do Sở Kế hoạch - Đầu tư Quảng Nam, Công ty TNHH Ba Vàng đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 17.3.2016. Chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật của Công ty là ông Nguyễn Xuân Huy (SN 1987, trú TP.Uông Bí, Quảng Ninh).
Trụ sở Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam nay là trường mầm non tư thục.
Ngày 21.6.2016, Công ty đăng ký thay đổi thông tin về chủ sở hữu là ông Vũ Minh Đức (SN 1959, trú thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Ông Vũ Minh Đức cũng là người đại diện công ty theo pháp luật với chức danh Giám đốc.
Ông Vũ Minh Đức cũng có họ và tên lót, quê quán trùng với trụ trì chùa Ba Vàng Quảng Ninh là Đại đức Thích Trúc Thái Minh (tên thật Vũ Minh Hiếu). Có địa chỉ cũng giống với địa chỉ của ông Vũ Minh Hiếu trước khi xuất gia.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng đã từng xuất hiện trong buổi lễ khởi công dự án xây dựng Khu du lịch tâm linh Thiền Trúc Lâm ở Quảng Nam và đại diện lên nhận hàng tỷ đồng tài trợ của các nhà hảo tâm.
Hiện dư luận đang đặt nghi vấn về mối quan hệ giữa ông chủ Công ty Ba Vàng Quảng Nam và trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh)? Liệu Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam có liên quan gì đến chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) hay không?.
Dự án Khu du lịch tâm linh do Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam bỏ dỡ khi mới động thổ.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của Dân Việt, sau khi Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam "cao chạy xa bay" bỏ lại dự án dở dang, phía tỉnh Quảng Nam tiếp tục có ý định kêu gọi nhà đầu tư khác về đầu tư xây dựng Khu du lịch tâm linh mang tên Thiền viện Trúc Lâm khu vực hồ Phú Ninh.
Ba Vàng không có tiền, Quảng Nam mời "nhà đầu tư" khác
Vào ngày 23.8.2017, ông Lê Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam có báo cáo 117 báo cáo với Tỉnh ủy về việc triển khai dự án Khu du lịch tâm linh Thiền viện Trúc Lâm Quảng Nam.
Trong báo cáo, ông Lê Văn Thanh nêu rõ: Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam có đề nghị tỉnh Quảng Nam cho phép đầu tư xây dựng khu du lịch Thiền Trúc Lâm Quảng Nam tại khu vực hồ Phú Ninh, huyện Phú Ninh.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh (cầm mic) cùng các lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tại buổi lễ khởi công Khu du lịch tâm linh ở hồ Phú Ninh.
UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc hóp với các ngành, địa phương và doanh nghiệp; xét các điều kiện thực tế, UBND tỉnh thống nhất chủ truong cho phép công ty nghiên cứu lập dự án đầu tư.
Sau đó, UBND tỉnh có thông báo số 126 thỏa thuận địa điểm lập dự án xây dựng khu du lịch Thiền Trúc Lâm Quảng Nam tại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh.
Theo trình tự, thủ tục đầu, UBND tỉnh có quyết định số 1566/QĐ-UBND 4.5.2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể mặt bằng (tỷ lệ 1/500), thông báo số 234 ngày 3.6.2016 về việc thu hồi đất để thực hiện dự án Khu du lịch Thiền Trúc Lâm Quảng Nam tại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh với diện tích đất dự kiến khoảng 19,59ha, loại đất rừng phòng hộ.
Sau khi Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam rút lui, phía Tỉnh Quảng Nam có ý định mời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào nghiên cứu xây dựng Khu du lịch tâm linh.
"Trong quá trình điều khiển dự án, chủ đầu tư gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Về thủ tục pháp lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, công tác bảo vệ môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án, nguồn vốn thực hiện... Trong đó, khó khăn lớn nhất là không đảm bảo năng lực tài chính nên chủ đầu tư báo cáo UBND tỉnh không tiếp tục triển khai, dừng thực hiện dự án", báo cáo của ông Lê Văn Thanh nêu rõ.
Sau khi Công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam rút lui, phía tỉnh Quảng Nam không từ bỏ ý định xây dựng khu du lịch tâm linh, mà UBND tỉnh tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư mới vào để xây dựng Khu du lịch tâm linh tại khu vực hồ Phú Ninh.
Báo cáo số 117 nhấn mạnh thêm: Với lợi thế vị trí địa lý, cảnh quan và hệ sinh thái, hồ Phú Ninh đã được công nhận là di tích danh thắng Quốc gia. Tỉnh và địa phương đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ Phú Ninh.
Việc xúc tiến, kêu gọi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đầu tư xây dựng, phát triển du lịch; trong đó, việc đầu tư xây dựng công trình văn hóa tâm linh sẽ góp phần thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế, một mặt làm phong phú đời sống tinh thần, vật chất của người dân trong khu vực.
Khi khởi công xây dựng Khu du lịch tâm linh ở hồ Phú Ninh, Đại đức Thích Trúc Thái Minh nhận hàng tỷ đồng ủng hộ của cộng đồng.
"UBND Tỉnh tích cực xúc tiến kêu gọi và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nghiên cứu, hợp tác, đầu tư phát triển văn hóa du lịch tại khu vực này.
Qua theo dõi, được biết Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã đầu tư xây dựng nhiền thiền viện tại một số địa phương như: Thiền Viện Thường Chiếu - Đồng Nai; Thiền Viện Trúc Lâm - Lâm Đồng; Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã - Thừa Thiên Huế; Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử - Quảng Ninh,... các công trình này đã trở thành trung tâm phát triển văn hóa phật giáo đặc sắc mang đậm tính dân tộc và là điểm thăm quan, thu hút khách thập phương, góp phần phát triển du lịch địa phương.
UBND tỉnh có kế hoạch mời Hòa thượng Thích Nhật Quang - Trưởng ban Ban quản trị, cùng các tăng sư trong Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đến Quảng Nam để trao đổi, gợi ý đầu tư xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm tại khu vực hồ Phú Ninh, phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh", Phó Chủ tịch tỉnh nhấn mạnh trong báo cáo.
Theo Danviet
Xuất hiện thêm một ổ dịch tả lợn Châu Phi Tại Thanh Hóa vừa phát hiện thêm một ổ dịch ở xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa do có một đàn lợn ốm chết bất thường, dương tính với dịch tả lợn Châu Phi. Đây là ổ dịch thứ 2 xuất hiện ở Thanh Hóa trong những ngày vừa qua. Lập các chốt kiểm dịch để ngăn chặn lây lan ở Thanh Hóa....