Trong 10 năm nữa, không có cách trị virus “ăn não”
Phải mất ít nhất một thập kỷ nữa mới có thể phát triển thành công loại vaccine tiêu diệt virus Zika “ăn não người”. Dịch bệnh này đang lan truyền châu Mỹ Latinh, xuất hiện ở châu Á (Đài Loan) và 5 nước châu Âu.
Các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp phát triển loại vaccine mới nhằm đối phó loại virus lan truyền ở Mỹ Latinh và Caribe. Tuy nhiên, tiến sĩ Amesh Adalja, giáo sư thuộc Trung tâm y tế đại học Pittsburgh trả lời Daily Mail rằng thời gian sẽ không thể nhanh đến vậy được. “Sẽ mất ít nhất 10 năm để sản xuất được vaccine phòng ngừa virus Zika”.
Vaccine diệt virus Zika sẽ phải mất ít nhất 10 năm để phát triển.
Zika được cho là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em mới sinh bị teo não. Chính lí do này khiến virus Zika được gọi là virus “ăn não người”.
Một chuyên gia bệnh truyền nhiễm cho biết không giống những loại virus khác, Zika được cho là “độc lực thấp” và hiện chưa được nghiên cứu chế tạo vaccine.
Video đang HOT
80% những người mắc bệnh do virus Zika không có triệu chứng rõ ràng. 20% còn lại bị sốt nhẹ, phát ban, đau khớp và đỏ mắt. Chính vì không biểu hiện triệu chứng cụ thể nên Zika được coi là loại virus không gây nguy hiểm.
Virus Zika lây truyền qua muỗi Aedes
Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học tỏ ý nghi ngại virus Zika ảnh hưởng tới đầu và não của trẻ sơ sinh, khiến các em có não nhỏ hơn bình thường. Hiện nay 24 quốc gia đã xuất hiện virus Zika, gần đây nhất phát sinh nhiều ca bệnh ở châu Âu sau khi trở về từ vùng dịch châu Phi.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo virus này sẽ lan truyền ra toàn châu Mỹ trong thời gian tới, trừ Canada và Chile. Tại châu Á, truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) đã xác nhận có một trường hợp nhiễm virus này, và đó là một lao động đến từ Thái Lan.
Việc phát triển vaccine cho virus Zika không giống như vaccine bệnh Ebola. Ebola đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay và đang thu được những kết quả tích cực.
Theo Danviet
Brazil điều 220.000 quân chống muỗi gây teo não trẻ sơ sinh
Brazil tháng tới triển khai khoảng 220.000 quân tới từng nhà trong cuộc chiến chống virus Zika lây truyền qua muỗi, nhằm ngăn chặn căn bệnh được cho là làm nhỏ não trẻ sơ sinh.
Một phụ nữ ôm cháu bị bệnh đầu nhỏ trong bệnh viện ở thủ thủ Recife, bang Pernambuco, Brazil. Ảnh: CNN
Các binh sĩ sẽ ra đường, đến từng nhà vào ngày 13/2 để phân phát tờ rơi về cách tự bảo vệ bản thân trước virus Zika. Guardian dẫn Bộ Y Tế Brazil cho hay chiến dịch dự kiến chỉ kéo dài trong một ngày, thu hút sự tham gia của nhiều nhánh thuộc lực lượng vũ trang.
Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Castro cũng cho biết chính phủ sẽ phát chất bôi chống muỗi cho khoảng 400.000 bà bầu. Ông đánh giá Zika là "kẻ thù số một" của Brazil, và thừa nhận nước này đang "thất bại nặng nề" trong cuộc chiến chống virus này.
Hơn 3.800 trẻ sơ sinh ở Brazil thời gian gần đây mắc bệnh đầu nhỏ (microcephaly), một căn bệnh trước đây hiếm gặp, liên quan đến virus Zika. Trẻ mắc bệnh này bị tổn thương não bộ và có đầu nhỏ khác thường.
Zika đang trở thành vấn đề nghiêm trọng với một số nước khắp Nam và Trung Mỹ. Ngoài Brazil, các chính phủ El Salvador và Colombia cũng cảnh báo phụ nữ tránh mang thai nếu có thể, trong các tháng mùa hè. El Salvador còn cảnh báo phụ nữ nên tránh có thai từ giờ đến năm 2018 nếu có thể, khi nước này tìm cách cải thiện hạ tầng cơ sở y tế.
Việt Nam nằm trong vùng dịch bệnh sốt xuất huyết có lưu hành của muỗi Aedes truyền virus Zika. Bộ Y tế Việt Nam đang phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) theo dõi sát diễn biến và các nguy cơ của bệnh cũng như tăng cường các biện pháp giám sát, phòng chống dịch. Các cơ quan này khuyến cáo, bệnh do virus Zika chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine, do đó biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là hạn chế sự lây truyền của virus qua việc diệt muỗi, ổ chứa muỗi và bọ gậy.
Trọng Giáp
Theo VNE
10 năm nữa mới có vaccine diệt virus "ăn não" Phải mất ít nhất một thập kỷ nữa mới có thể phát triển thành công loại vaccine tiêu diệt virus Zika "ăn não người". Dịch bệnh này đang lan truyền châu Mỹ Latinh, xuất hiện ở châu Á (Đài Loan) và 5 nước châu Âu. Các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp phát triển loại vaccine mới nhằm...