Trọn vẹn quy trình bảo dưỡng xe ô tô mới mua mốc 5000 km
Việc chăm sóc ô tô được chia thành các cấp bảo dưỡng ô tô khác nhau, trong đó cấp 1 hay được hiểu là mốc 5000 km là cấp bảo dưỡng đầu tiên, cơ bản nhất cũng là quan trọng nhất.
Bảo dưỡng ô tô cấp 1 là gì?
Theo kinh nghiệm bảo dưỡng xe ô tô chia sẻ từ các chuyên gia thì các cấp bảo dưỡng ô tô được chia theo số kilomet mà xe đã di chuyển. Sau khi xe đã vận hành được 5.000km thì chủ xe sẽ cần mang xe đi bảo dưỡng cấp 1.
Bảo dưỡng xe ô tô cấp 1 hay 5000 km đầu tiên rất quan trọng.
Cấp 1 là cấp bảo dưỡng cơ bản nhất của các cấp bảo dưỡng ô tô. Đối với cấp độ này, nhân viên bảo dưỡng sẽ tiến hành kiểm tra các bộ phận trên xe là chính. Tuy nhiên, chủ xe cũng không nên bỏ qua việc bảo dưỡng cấp độ 1, vì nó có thể giúp chủ xe phát hiện sớm những vấn đề mà xe đang gặp phải. Bên cạnh cấp độ 1, còn có các cấp độ bảo dưỡng khác tăng dần theo số kilomet mà xe đã hoạt động.
Các hạng mục bảo dưỡng ô tô cấp 1
Hạng mục đầu tiên khi bảo dưỡng ô tô cấp 1 đó là làm vệ sinh cho xe ô tô. Việc làm sạch ô tô bao gồm các công đoạn: quét dọn và hút bụi bên trong khoang xe; rửa xe; sắp xếp lại đồ đạc bên trong khoang xe; dọn dẹp thùng xe. Việc làm sạch này sẽ giúp nội thất cũng như lớp vỏ bên ngoài của xe được bền hơn. Bên cạnh đó còn giúp chủ xe thêm thư thái khi điều khiển một chiếc xe ngăn nắp, sạch sẽ.
Video đang HOT
Hạng mục tiếp theo đó là kiểm tra dầu. Đây là chất lỏng vô cùng quan trọng đối với sự vận hành của xe, vì vậy chủ xe cần kiểm tra số lượng của chúng sau mỗi 5.000km hoạt động. Hãy mở các bình chứa để kiểm tra dầu trợ lực lái, dầu bơm hơi, dầu hộp số, dầu máy, dầu cầu, dầu bơm cao áp… Nếu những loại dầu này đã cạn kiệt thì cần bổ sung dầu mới ngay lập tức. Bên cạnh đó, cần kiểm tra xem số dầu còn ở trong xe có bị đóng cặn, bị lẫn tạp chất hay không. Đối với tình trạng dầu đã quá bẩn, đóng cặn và lẫn tạp chất thì cần thay thế bằng dầu mới.
Hạng mục kế tiếp là vệ sinh các cốc lọc, ruột lọc và bầu lọc khí. Sau một thời gian hoạt động, những bộ phận này có thể bị đóng cặn, vì vậy cần làm sạch trước khi cho xe tiếp tục vận hành. Các ống dẫn chất lỏng của xe cũng cần được kiểm tra. Việc kiểm tra này giúp phát hiện vết rò rỉ sớm, phòng tránh trường hợp chất lỏng bị rò rỉ quá nhiều dẫn đến cạn kiệt.
Các vú mỡ ở trục chữ thập tay lái, các khớp quả táo hoặc ổ bi sẽ được bơm mỡ để hoạt động trơn chu hơn. Toàn bộ nắp che, phớt, gioăng nếu bị hư hỏng hoặc dầu mỡ bị tràn ra thì chủ xe hãy thay mới hoặc khắc phục lỗi ngay. Các đai truyền của máy phát điện cũng cần được kiểm tra để đảm bảo độ căng. Bên cạnh đó, ống dẫn khí của hệ thống điều hòa và các cách quạt gió phải được kiểm tra và làm vệ sinh nếu quá bẩn.
Sau khi hoàn tất những thao tác kiểm tra trên, sẽ thực hiện hạng mục bảo dưỡng tiếp theo, đó là kiểm tra và xiết chặt. Những chi tiết của xe như bu lông, đai ốc của nắp capo, giảm xóc, hệ thống dẫn hướng, chân két nước ô tô… cần được kiểm tra các chốt chẻ và chốt hãm. Nếu các chốt đã bị mòn và quá lỏng lẻo thì cần phải được thay mới ngay. Đối với các bu lông, đai ốc có nhiệm vụ giữ các bộ phận quan trọng như hộp số, hai cầu, máy… thì cần kiểm tra và xiết chặt lại để không bị lỏng.
Hạng mục cuối cùng là kiểm tra và điều chỉnh các chế độ làm việc của xe ô tô. Đầu tiên là các loại bơm như bơm cao áp, bơm nhiên liệu, kim phun ô tô cần được kiểm tra. Nếu những bộ phận này đang hoạt động sai chế độ làm việc phù hợp với xe, thì cần điều chỉnh lại cho chính xác. Sau đó, chủ xe hãy kiểm tra và làm sạch thùng nhiên liệu.
Bên cạnh những loại dầu quan trọng, ở cấp bảo dưỡng số 1, cũng cần kiểm tra nước làm mát và nước bình điện. Nếu thấy có điều bất ổn thì cần bổ sung, thay thế. Máy phát điện, công tắc khởi động, rơ le… cũng nằm trong số những bộ phận cần được kiểm tra và điều chỉnh chế độ làm việc. Nếu xảy ra bất kì hư hỏng nào thì cần thay mới ngay.
Hệ thống phanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho xe ô tô. Kiểm tra và điêu chỉnh hệ thống phanh, hệ thống chiếc sáng, hệ thống cần gạt nước… là những hạng mục cuối cùng trước khi kết thúc việc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ cấp độ 1.
5 dấu hiệu cảnh báo xe ô tô phải thay cần gạt nước
Tùy vào điều kiện khí hậu và tần suất di chuyển, cần gạt nước ô tô nên thay mới sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định.
Cần gạt nước ô tô là bộ phận được gắn trên kính chắn gió, có tác dụng gạt bỏ các loại bụi bẩn, nước đọng trên kính; đảm bảo tầm nhìn tốt cho tài xế khi tham gia giao thông.
Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cần gạt mưa càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tài xế nhìn rõ phương hướng, tránh các chướng ngại vật phía trước hay xe đi ngược chiều.
Cần gạt nước ô tô cần thay mới sau một thời gian sử dụng. (Đồ họa: Trang Thiều)
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy, chủ xe ô tô cần thay cần gạt nước:
Mặt kính ô tô bị trầy xước
Bộ phận lưỡi gạt của cần gạt nước được bọc bằng cao su và là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt kính. Nếu phần cao su bị bong ra, xuống cấp hoặc bị bao bọc bởi nhiều bụi bẩn nhỏ sẽ gây nên những vết xước trên bề mặt kính khi hoạt động. Lâu ngày, những vết xước này có thể trở thành những vệt đậm gây ố kính, thậm chí khiến tầm nhìn của tài xế bị cản trở.
Mặt kính ô tô mờ
Nếu nhận thấy cần gạt mưa vẫn hoạt động bình thường nhưng mặt kính chắn gió bị mờ như có một lớp sương mỏng, chủ xe cần vệ sinh hoặc thay mới cần gạt nước ngay. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy lưỡi gạt đang dính nhiều bụi bẩn nên không quét sạch được lớp bụi hiện có trên mặt kính.
Cần gạt nước bị vênh, cong
Dưới tác động của thời tiết, đặc biệt là nắng nóng gay gắt, cần gạt nước có thể bị cong, vênh dẫn đến hoạt động không ổn định và không làm sạch hết vết bẩn trên bề mặt kính. Trong trường hợp này, chủ xe nên thay cần gạt nước mới để đạt hiệu quả như mong muốn.
Quỹ đạo cần gạt nước không đúng
Trong quá trình sử dụng, chủ xe cần để ý đến quỹ đạo của cần gạt nước để nhận biết cần gạt có hoạt động ổn định hay không. Nếu quỹ đạo cần gạt tạo nên những dải dẹt mỏng thì nhiều khả năng phần lưỡi gạt bọc cao su bị nứt hoặc hóa cứng. Nếu có hình ren cửa thì chứng tỏ lưỡi cao su đang bị biến dạng.
Cần gạt nước phát ra âm thanh lạ
Sau một thời gian sử dụng, lớp cao su bọc ở lưỡi gạt có thể bị bào mòn khiến lớp nhựa hoặc kim loại bên trong lộ ra ngoài, ma sát với bề mặt kính chắn gió, tạo âm thanh như tiếng rít. Tình trạng này dẫn đến bề mặt kính bị xước và cần gạt không gạt được hết nước hay bụi bẩn trên kính. Vì vậy, chủ xe nên thay mới cần gạt nước ngay lập tức.
Ô tô sau khi đi mưa nhất thiết phải bảo dưỡng Tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, nước bẩn làm tăng nguy cơ han rỉ của các chi tiết dưới gầm xe. Nước mưa làm tăng nguy cơ han rỉ các chi tiết dưới gầm xe Nhiều chủ nhân quan niệm mưa kéo dài, sử dụng nhiều nên chờ khi nắng mới rửa xe vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi...