Trốn tránh giải pháp ngoại giao, TQ biến căng thẳng thành xung đột?
Trung Quốc ngày càng hung hăng, quyết liệt và lảng tránh các biện pháp ngoại giao, có thể khiến căng thẳng trở thành xung đột trên Biển Đông.
Bài viết của ông Abraham M. Denmark – Phó Giám đốc về Các vấn đề Chính trị và An ninh tại Văn phòng Quốc gia về Nghiên cứu châu Á về những hậu quả khôn lường do những hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Dưới đây là nội dung bài viết được chúng tôi lược dịch:
Trung Quốc duy trì chiến lược căng thẳng trên Biển Đông
Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược khá khôn khéo nhằm đạt được mục tiêu củng cố quyền kiểm soát của nước này đối với Biển Đông. Mặc dù tỏ ra quyết liệt, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn khẳng định chính sách của nước này là kiềm chế và chỉ hành động vì mục tiêu tự vệ.
Chính sách ngoại giao đang khiến Trung Quốc rối tung
Bắc Kinh luôn “rêu rao” rằng những gì Trung Quốc thể hiện chỉ là sự “phản ứng” lại các vụ tấn công và biến cố do các quốc gia đối thủ của nước này gây nên. Thế nhưng trên thực tế, hành động của Trung Quốc lại luôn làm leo thang căng thẳng và rõ ràng nước này đã sử dụng sức mạnh áp đảo của mình để áp đặt chủ quyền tại các vùng tranh chấp.
Có thể gọi chính sách hiện nay của Trung Quốc là “Quyết liệt mang tính phản kháng” theo đó Bắc Kinh luôn coi những hành động của mình chỉ mang tính chất tự vệ và chính các quốc gia tranh chấp với nước này mới là những “kẻ gây rối”.
Tàu Trung Quốc quấy rối các tàu Việt Nam thực thi nhiệm vụ ở khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép Hải Dương 981.
Trung Quốc mặc nhiên coi rằng các quốc gia đối thủ đang xâm phạm “ chủ quyền quốc gia” của nước này và Bắc Kinh hành động để đối phó lại.
Một học giả Trung Quốc còn tuyên bố: “Đây là lãnh thổ của chúng tôi và chúng tôi có quyền sử dụng bất kì biện pháp nào cần thiết, kể cả vũ lực, để khiến họ (các quốc gia đối thủ) phải rời bỏ”.
Các chiến thuật mà nước này đang sử dụng – như quấy nhiễu, đâm chìm tàu cá và tàu cảnh sát biển mà không bắn một phát súng nào – được thực hiện nhằm khiến căng thẳng vẫn ở mức độ vừa phải và chưa thể tiến tới một cuộc xung đột. Thậm chí Bắc Kinh còn ra sức “tô vẽ” những hành động hiếu chiến của mình là hành động tự vệ và chính các quốc gia khác là bên có lỗi.
Ngay sau khi các tàu Trung Quốc chủ ý đâm chìm một tàu cá Việt Nam, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam “dừng ngay các hành động phá hoại”.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các quốc gia không nên đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Như vậy, Bắc Kinh gửi một thông điệp rất rõ ràng: Các quốc gia tranh chấp với Trung Quốc nên hoàn toàn đồng ý với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và các nước này sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu phản kháng lại Trung Quốc và dẫn tới xung đột.
Với thông điệp này, Bắc Kinh cho thấy bộ mặt lưu manh của mình khi quấy nhiễu các nước khác và chờ các nước khác sập bẫy để có thể có các hành động leo thang.
Video đang HOT
Biển Đông từ đối sách ngoại giao rắn của Trung Quốc
Thế khó của Việt Nam và Philippines khi TQ lảng tránh các biện pháp ngoại giao
Việt Nam và Philippines đang ở thế khó khăn trong cách ứng xử với Trung Quốc. Việc Trung Quốc có vị thế kinh tế và địa chính trị quan trọng đồng thời có năng lực quân sự vượt trội khiến hai nước phải duy trì mối quan hệ tích cực với Bắc Kinh. Tuy nhiên, hai quốc gia Đông Nam Á cũng coi chủ quyền lãnh thổ là vấn đề không thể nhân nhượng và do đó sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Một chủ đề khiến Philippines và Việt Nam lo ngại là những gì đã xảy ra tại bán đảo Crimea. Hai nước nhận thấy “hình bóng” của mình ở Ukraine – một quốc gia nhỏ bé bị rối loạn trong cuộc tranh chấp chủ quyền với người láng giềng có sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội.
Việc Nga can thiệp và sau đó sát nhập bán đảo Crimea dường như là một ví dụ đối với các quốc gia Đông Nam Á rằng sự lệ thuộc về kinh tế và yếu ớt về quân sự sẽ dẫn tới các nguy cơ về địa chính trị và ngay trong thế kỷ 21 này, vấn đề toàn vẹ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia chưa thể là điều “bất khả xâm phạm”.
Các quốc gia Đông Nam Á lo ngại rằng Nga đã tạo một tiền lệ để Trung Quốc có thể “noi theo”: sử dụng vũ lực để chiếm các vùng lãnh thổ tranh chấp. Để đối phó với nguy cơ đó, các quốc gia này đang tìm cách chuyển hướng nền kinh tế nhằm giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc đồng thời xây dựng năng lực quân sự để giảm lợi thế áp đảo của Trung Quốc.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam kiên trì thực thi nhiệm vụ.
Việt Nam trong những năm vừa qua đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, máy bay hàng hải của Canada và tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan.
Trong khi đó Philippines vừa tuyên bố các kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng và mua 3 tàu tuần duyên lớp Hamilton cũ từ Lực lượng canh gác bờ biển Mỹ và 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc.
Ngoài ra, cả hai nước cùng tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ và các đồng minh. Tất cả các động thái kể trên cho thấy Việt Nam và Philippines sẽ không “khoanh tay” nhìn Trung Quốc từng bước xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ của mình.
Do thua kém Trung Quốc nhiều mặt, Việt Nam và Philippines sẽ phải bám vào các biện pháp ngoại giao hoặc pháp lý để đấu tranh chống lại sự xâm chiếm của nước này. Tuy nhiên, các biện pháp ngoại giao vẫn khá bế tắc trong tình hình hiện nay.
Philippines đã đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế nhưng Trung Quốc từ chối tham gia cuộc chiến pháp lý này.
Ngoài ra, Việt Nam và Philippines cũng đã thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tăng sức mạnh trong các cuộc thương lượng với Bắc Kinh về một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Tuy nhiên, Trung Quốc từ lâu đã tỏ thái độ trây ì không chịu thúc đẩy việc xây dựng COC.
Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông để ép Mỹ vào thế đối đầu?
Nguy cơ xung đột ngày càng cao
Có vẻ hòa bình và ổn định ở Biển Đông đang đứng trước một tương lai mù mịt. Trong các cuộc tranh chấp hiện nay, không bên nào có dấu hiệu lùi bước hay nhân nhượng và nguy cơ xung đột trong tương lai là rất cao.
Đặc biệt, Trung Quốc có quan điểm rất nguy hiểm về các cuộc tranh chấp. Nước này nhất định không nhân nhượng, tiếp tục dựa vào leo thang căng thẳng và theo đuổi mục tiêu thay đổi hiện trạng (bất kể điều đó tốn bao nhiêu thời gian). Chiến lược này của Trung Quốc rõ ràng sẽ dẫn tới không khí căng thẳng triền miên trên Biển Đông.
Điều đáng lo ngại nhất là sự tự tin của Trung Quốc khi làm leo thang tình hình. Có vẻ Bắc Kinh coi leo thang căng thẳng là một công cụ để giành quyền kiểm soát tuyệt đối. Các chiến lược gia và các nhà làm chính sách Trung Quốc vẫn còn khá “non nớt” về vấn đề địa chính trị giữa các cường quốc và vẫn chưa rút ra bài học từ cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Bài học đó là: leo thang căng thẳng là công cụ nguy hiểm, đối thủ có thể đáp trả theo những cách thức không thể lường trước được và căng thẳng có thể nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Một vấn đề trước mắt là Trung Quốc sẽ phản ứng nếu Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc. Bắc Kinh chắc chắn sẽ phản ứng và sẽ tìm cách trừng phạt Manila đồng thời củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Biển Đông: Trung Quốc hung hăng, Mỹ càng “chọc tức”
Một trong những biện pháp Trung Quốc có thể sẽ thực hiện là bắt giữ các ngư dân Philippines đánh bắt trong vùng biển mà Bắc Kinh tự coi là “chủ quyền quốc gia” của mình.
Một kịch bản có nguy cơ cao hơn và khiêu khích hơn là Trung Quốc sẽ tìm cách “hất” các lực lượng Philippines ra khỏi Bãi Cỏ Mây. Tàu Trung Quốc đã liên tục quấy rối tàu Philippines cung cấp nhu yếu cho các thủy thủ của nước này ở đây và có thể Bắc Kinh sẽ “siết chặt vòng vây” đối với con tàu hải quân mà Manila đang đóng chốt ở đây để buộc các thủy thủ Philippines phải từ bỏ. Khi đó, rất có khả năng súng sẽ nổ, tàu sẽ bị chìm và có tổn thất về người.
Với lập trường “ngoan cố”, có lẽ Trung Quốc sẽ không lùi bước. Bắc Kinh đã coi vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp tới toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn dùng vấn đề Biển Đông để đánh lạc hướng dư luận nước này về các vấn đề nội bộ. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ giảm mạnh trong những năm sắp tới, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn sử dụng các biến cố như căng thẳng Biển Đông để khuấy động tinh thần yêu nước và tăng cường sự ủng hộ của dư luận đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực với Philippines – bất kể vì lí do tự vệ hay phản ứng – có thể Mỹ sẽ bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng này, chắc chắn về mặt ngoại giao và có thể cả quân sự. Nếu bị lôi kéo vào cuộc xung đột đó, khả năng cao là Mỹ sẽ không lùi bước do uy tín của Mỹ đang bị lung lay nghiêm trọng sau khi Washington quyết định không can thiệp vào Ukraine hay Syria. Mặc dù Mỹ chắc chắn sẽ cố gắng làm giảm căng thẳng và ngăn chặn các quốc gia sử dụng vũ lực, Washington cũng nhất định sẽ thể hiện ý chí và quyết tâm đối đầu với những hành động thù địch (từ Trung Quốc) cũng như trấn an các đồng minh.
Hung hăng, Trung Quốc tự phá hình ảnh “trỗi dậy hòa bình”
Mỹ không phải là một bên tham gia tranh chấp ở Biển Đông nhưng nước này có lợi ích lớn trong việc đảm bảo các cuộc tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình. Xung đột trên Biển Đông sẽ là thảm họa đối với thương mại trong khu vực và mối quan hệ Mỹ – Trung và cả hai vấn đề này đều có vai trò quan trọng đối với Mỹ.
Mỹ có thể khiến Trung Quốc phải “dè chừng” với những hành động khiêu khích của mình bằng cách cho Bắc Kinh thấy cái giá phải trả cho những hành động đó. Cụ thể, Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia đối thủ của Trung Quốc, giúp các nước này củng cố năng lực quốc phòng và thúc đẩy các hoạt động huấn luyện và diễn tập quân sự chung. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, Quân đội Mỹ sẽ tăng số cuộc tập trận, diễn tập trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương lên 130 cuộc mỗi năm. Số lần viếng thăm các cảng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cũng sẽ tăng lên 700 cuộc hàng năm.
Sự kiện Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung sắp tới sẽ là cơ hội cho Bắc Kinh và Washington đề cập trực tiếp về vấn đề tranh chấp chủ quyền và những nguy cơ có thể xảy ra để hai bên tìm ra giải pháp ngăn chặn khủng hoảng.
Việc Trung Quốc và các quốc gia đối thủ của nước này trên Biển Đông đang tiến tới tình trạng đối đầu khiến Mỹ phải thực hiện phận sự của một cường quốc lãnh đạo thế giới bằng cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng có thể khiến toàn bộ khu vực rơi vào xung đột.
Với tình trạng căng thẳng diễn ra trong thời gian dài, sớm hay muộn Bắc Kinh sẽ tính toán sai, làm leo thang quá giới hạn và dẫn tới xung đột.
Theo Kiến thức
CSB Việt Nam có phương tiện áp sát giàn khoan trái phép
Rất có thể những chiếc tàu cao tốc Shershen lại là chìa khóa giúp CSB Việt Nam phá vòng vây của tàu Hải cảnh, áp sát giàn khoan trái phép.
Những ngày vừa qua, diễn biến xung quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 (HD981) vẫn rất phức tạp. Để bảo vệ giàn khoan, phía Trung Quốc đã huy động lúc cao điểm tới hơn 130-140 tàu lớn nhỏ, lập thành hàng rào quây kín xung quanh ở cự ly từ 5-10 hải lý (hoặc hơn) khiến tàu kiểm ngư, Cảnh sát biển của ta khó tiếp cận.
Lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc vì có tàu vừa to hơn lại có số lượng áp đảo.
Lợi thế của cuộc đấu này vẫn hoàn toàn nghiêng về phía Trung Quốc khi tàu của họ vừa to hơn lại có số lượng áp đảo. Mỗi khi tàu Cảnh sát biển hay Kiểm ngư của Việt Nam tìm cách tiếp cận thì đều bị từ 3 - 4 tàu của Trung Quốc vây quanh chèn ép, đâm húc, bắn vòi rồng.
Trong tình thế này, rất có thể một loại tàu tuần tra khác của Cảnh sát biển vốn được hoán cải từ tàu phóng lôi Shershen (trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam) sẽ trở thành "vũ khí bí mật" giúp phá vòng vây của phía Trung Quốc.
Shershen là định danh của NATO cho loại tàu phóng lôi lớp T-3 do Liên Xô nghiên cứu và sản xuất vào những năm 1960. Tên thiết kế của tàu là Project 206 Shtorm, có lượng giãn nước đầy tải 172 tấn, dài 34,08m, rộng 6,72m, mớn nước 1,46m. Tàu được trang bị 3 động cơ Diesel M-503A 3 trục, công suất 12.500 mã lực cho phép chạy với tốc độ tối đa 45 hải lý/h.
Trung Quốc công bố lý do giàn khoan dịch chuyển
Theo thống kê của SIPRI, Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao 16 tàu phóng lôi lớp Shershen trong gian đoạn từ năm 1973 đến 1980. Hiện tại chỉ còn 4 chiếc đang hoạt động trong biên chế Hải quân Việt Nam, 8 chiếc đã ngừng hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2006. Trong đó, 4 chiếc được hoán cải (gỡ bỏ toàn bộ ống phóng ngư lôi) để chuyển giao cho Cảnh sát biển làm nhiệm vụ tuần tra, thực thi pháp luật biển, mang số hiệu từ 5011 đến 5014.
Tàu phóng lôi hoán cải lớp Shershen được chuyển giao cho Cảnh sát biển chủ yếu dùng để tuần tra ở vùng duyên hải ven bờ. Tuy nhiên những tàu này cũng hoàn toàn đủ khả năng hoạt động tại khu vực Trung Quốc đang đặt giàn khoan Hải Dương 981.
Lợi thế của Shershen là tốc độ cực cao (45 hải lý/giờ), gấp đôi tốc độ tối đa của tất cả các tàu Hải cảnh Trung Quốc. Trong ảnh: tàu Project 206 Shtorm (Shershen) chưa hoán cải của Liên Xô cũ.
Dù có lượng giãn nước nhỏ, chỉ hơn tàu tuần tra TT-120 (Việt Nam đóng) có lượng giãn nước 120 tấn, nhưng lợi thế của Shershen lại nằm ở tốc độ cực cao. Với tốc độ tối đa lên tới 45 hải lý/h, gấp đôi tốc độ tối đa của tất cả các tàu Hải cảnh Trung Quốc đang hoạt động tại khu vực đó cùng khả năng xoay trở cực kỳ nhanh nhẹn sẽ giúp Shershen có thể dễ dàng tăng tốc tránh va chạm và vượt khỏi vòng vây đối phương để tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981.
Tuy nhiên, Shershen cũng có hạn chế đó là dự trữ hành trình khá ngắn, nếu chạy ở tốc độ cao 35 hải lý/h thì tàu chỉ có tầm hoạt động 500 hải lý. Hạn chế này có thể khắc phục bằng chính chiến thuật sử dụng tàu phóng lôi kinh điển đó là dùng tàu kéo kéo sát đến nơi cần hoạt động.
Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương-981 đã khoan xong đợt đầu tiên
Hiện tại, Việt Nam có đội tàu kéo khá hùng hậu nên việc kéo đội tàu Shershen hoán cải ra vùng biển Trung Quốc đặt giàn khoan là hoàn toàn khả thi.
Trong tình thế hiện nay, để có thể tiếp cận sát giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc thì thiết nghĩ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nên sớm tung những chiếc tàu tuần tra hoán cải từ tàu phóng lôi lớp Shershen vào cuộc để hỗ trợ các tàu tuần tra TT-120, TT-200, TT-400 và DN-2000 đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự bao vây phong tỏa của tàu Hải cảnh Trung Quốc.
Theo Kiến thức
Hồng Lỗi: G7 hãy đứng ngoài Biển Đông, sẽ phản ứng nếu khiêu khích?! Trung Quốc hùng hồn tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không ngần ngại đáp trả với bất cứ hành động nào mà Trung Quốc cho là "khiêu khích, xâm phạm chủ quyền". Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Tân Hoa Xã ngày 5/6 dẫn lời Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hùng hồn tuyên bố, Bắc...