‘Trốn thoát’: Bước đột phá đáng nể của dòng phim kinh dị
Trong lúc dòng phim kinh dị đang đi vào lối mòn, đạo diễn Jordan Peele thổi luồng gió mới tới cho khán giả bằng tác phẩm thuộc hàng xuất sắc mang tên “Get Out”.
Lịch sử nước Mỹ chứng kiến nhiều mốc son chói lọi, nhưng cũng gắn liền với vấn nạn phân biệt chủng tộc từng khiến nhiều người Mỹ gốc Phi phải sống trong cảnh sợ hãi. Tuy Công ước quốc tế nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc được thông qua từ năm 1965, nhưng sự phân biệt về màu da vẫn là nỗi đau trên xứ sở cờ hoa cho tới tận ngày hôm nay.
Điện ảnh Hollywood hiện đại vẫn mang đến rất nhiều bộ phim chứa đựng thông điệp lên án nạn phân biệt chủng tộc mang đậm hơi thở thời sự như The Help (2011), 12 Years a Slave (2012) hay Django Unchained (2012). Năm nay, Get Out trở thành bước đột phá mới khi đưa vấn đề thời sự nóng bỏng vào một tác phẩm kinh dị.
Get Out là bộ phim kinh dị do danh hài Jordan Peele làm đạo diễn.
Chàng thanh niên người Mỹ gốc Phi Chris Washington (Daniel Kaluuya) đang có quãng thời gian hạnh phúc khi hẹn hò với cô gái da trắng xinh đẹp Rose Armitage (Allison Williams). Tuy khá ngần ngại khi được Rose mời về thăm gia đình cô vào dịp cuối tuần, nhưng Chris rốt cuộc cũng nhận lời đồng ý.
Trái với sự lo lắng ban đầu của Chris, ba mẹ của cô gái hóa ra là những con người rất cởi mở, không hề phản đối mối quan hệ tình cảm của Rose. Song, khu vực nông thôn mà gia đình Armitage sinh sống từng xảy ra nhiều vụ mất tích bí ẩn đối với người da màu. Chris dần dà cảm nhận thấy sự nguy hiểm đến từ gia đình của người đẹp mà anh đem lòng yêu bấy lâu nay.
Vấn nạn phân biệt chủng tộc được khai thác tinh tế
Jordan Peele là một nửa của bộ đôi hài Key & Peele từng “gây bão” trên mạng xã hội YouTube suốt nhiều năm qua. Lần đầu tiên ngồi ghế đạo diễn một tác phẩm điện ảnh, anh đã áp dụng cách kể chuyện châm biếm cho Get Out. Mạch phim lúc nhanh, lúc chậm, nhưng không bao giờ thiếu đi sự cuốn hút đối với người xem.
Tác phẩm được khơi mở từ từ khiến nỗi sợ hãi tăng tiến dần theo thời gian, và được đẩy lên cao trào bằng nút thắt gây sốc. Kết hợp với mạch phim hợp lý là thủ pháp gây sợ hãi đánh mạnh vào tâm lý, được trau chuốt kỹ lưỡng và dựa trên tình tiết thôi miên, thay vì những phân cảnh hù dọa jump-scare vốn đã trở nên nhàm chán đối với dòng kinh dị.
Video đang HOT
Yếu tố kinh dị của Get Out thực tế mang mục đích làm nổi bật vấn đề phân biệt chủng tộc. Cách tiếp cận vấn đề gây nhức nhối xã hội nhờ đó trở nên mới lạ.
Get Out bao trùm nỗi sợ hãi đến từ vấn nạn phân biệt chủng tộc gây nhức nhối cho xã hội Mỹ suốt bao năm qua.
Từng ánh mắt, cử chỉ, câu thoại của các nhân vật trong phim dành cho Chris Washington đều nhuốm màu kỳ thị, như cách bà mẹ của Rose xét nét chuyện anh hút thuốc hay những câu hỏi “đá xoáy” sự hiện diện của người da màu trong xã hội Mỹ ở bữa tiệc ngoài sân vườn.
Nỗi sợ hãi mà Get Out mang tới còn là cảm giác lạc lõng, cô lập giữa xã hội toàn những con người cùng chung giống loài. Kinh khủng nhất chính là cách đám người da trắng giàu có, luôn tự hào về giá trị tốt đẹp của bản thân, lại nhìn nhận người da đen như những sinh vật hèn kém, những món đồ vô tri vô giác.
Tình tiết đắt giá nhất ở Get Out là việc người da trắng tự nhận mình vượt trội hơn người da đen, từ thể chất đến tư duy nghệ thuật, qua đó đặt bản thân ở đẳng cấp cao hơn. Họ thoải mái cho rằng người da màu chỉ đơn thuần là công cụ giúp cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Sự cuốn hút đến từ những diễn viên còn ít tên tuổi
Thành công của Get Out đến từ phần kịch bản chắc tay với các tuyến nhân vật được phân bổ chặt chẽ, dù thời lượng của tác phẩm chỉ là 104 phút. Daniel Kaluuya đã thể hiện xuất sắc nhân vật chính Chris Washington.
Tài tử 28 tuổi người Anh đã lăn lộn trong nghiệp diễn xuất hơn 10 năm qua, nhưng chưa để lại nhiều ấn tượng ngoại trừ một tập phim truyền hình Black Mirror. Với Get Out, anh lột tả thuyết phục diễn biến tâm lý của Chris Washington, từ ngập ngừng, lo lắng đến vui sướng rồi chuyển sang lo lắng, sợ hãi đến tột độ.
Dàn diễn viên của Get Out không phải là những gương mặt quá quen thuộc. Nhưng họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Ấn tượng hơn nữa là Betty Gabriel trong vai người hầu gái Georgina. Tuy xuất hiện khá ít ỏi, nhưng Georgina luôn là tâm điểm của những phân đoạn kinh dị với những biểu cảm kỳ dị trên gương mặt.
Jordan Peele chọn cho Get Out kết cục ngắn gọn, an toàn. Có lẽ nếu như các cảnh máu me, ghê rợn trong phim được khai thác kỹ và triệt để hơn, sự kinh dị sẽ trở nên tương xứng so với bầu không khí căng thẳng về mặt tâm lý mà nhà làm phim đã tạo ra trước đó.
Có thể nói Get Out là cú đánh mạnh vào vấn nạn phân biệt chủng tộc nhức nhối trong xã hội hiện đại nước Mỹ. Với kịch bản chỉn chu cùng cách kể chuyện tài tình của Jordan Peele, bộ phim thực sự là bước đột phá dành cho dòng phim kinh dị tại Hollywood.
Get Out đang được trình chiếu tại các rạp trên toàn quốc dưới tựa Trốn thoát.
Theo Zing
Tướng Lê Quý Vương: Interpol áp lệnh "truy nã đỏ" với Trịnh Xuân Thanh
Giải thích việc Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra nước ngoài, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, vì đây không phải một vụ án trinh sát nên lực lượng Công an không thể áp dụng biện pháp liên hoàn.
Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 17/11, Thượng tướng Lê Quý Vương đề cập đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh mà đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ.
Cụ thể, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đặt vấn đề, công tác quản lý cán bộ như nào để khi bị khởi tố Trịnh Xuân Thanh đã "ra đi một cách êm ả". Đại biểu còn đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an trả lời về trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát quản lý đối tượng để Trịnh Xuân Thanh lặng lẽ ra đi, rồi phải phát lệnh truy nã.
Vì thời lượng phiên chất vấn có hạn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan chức năng trả lời câu hỏi đại biểu đặt ra bằng văn bản.
Thượng tướng Lê Quý Vương trao đổi thêm về câu hỏi của đại biểu liên quan việc Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ngay trước khi bị khởi tố.
Nói về vấn đề này, Thượng tướng Lê Quý Vương cho rằng, vấn đề đại biểu Ngô Văn Minh đặt ra là đúng. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công an giải thích, vụ án Trịnh Xuân Thanh không phải là chuyên án trinh sát nên lực lượng Công an không thể áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn liên hoàn được.
"Đây là vụ án nhận kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiếp nhận hồ sơ phải có một quá trình nghiên cứu theo quy trình giải quyết về tin báo tố giác tội phạm, phải có thời gian nên đây là một cái khó cho lực lượng Công an. Tất cả những vấn đề trong vụ án phải xem xét phải nghiên cứu, trong khi nó xảy ra từ năm 2008 -2013. Tổng cộng PVC có 43 công ty, trong thời điểm đó họ cùng thực hiện 67 dự án, công trình, nhiều công trình đang làm dở dang chưa quyết toán, tất cả những yếu tố đó đặt ra áp lực lớn về công tác điều tra" - Tướng Vương cho biết.
Về vấn đề cái tên Trịnh Xuân Thanh chưa có trên mạng của Interpol, Thứ trưởng Công an khẳng định, qua kiểm tra, Bộ Công an thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh từ 29/9/2016, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam.
Thượng tướng công an nhấn mạnh: "Lệnh truy nã này là truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được".
Ông cũng cho rằng, dư luận có thể yên tâm vì Đại hội đồng Interpol là tổ chức chặt chẽ, truyền thống hoạt động đến nay đã gần 100 năm, Việt Nam gia nhập tổ chức Interpol từ năm 1991, nghĩa là được 25 năm.
P.Thảo
Theo Dantri
Kế hoạch ngoạn mục thoát khỏi kẻ buôn người của cô gái miền Tây Được mọi người trên xe rỉ tai về nạn buôn bán phụ nữ, lại nghe thấy kẻ đi cùng mình liên tục nhắc đến hai chữ "con mồi", chị T. nảy sinh nghi ngờ và nhanh trí có kế hoạch tự cứu bản thân. Ngày 28-6, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Việt (34...