Trốn sang Mỹ, đường thoát thân của sếp lớn tội trọng?
Dính líu tới nhiều vụ án và lo sợ sẽ phải bóc lịch trong tùi, nhiều quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp đã tìm cách vượt biên trốn ra nước ngoài để thoát tội. Tuy nhiên, nhiều vụ tẩu thoát đã không thành.
Tẩu thoát bất thành
Trong những năm gần đây do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương tiện giao thông đi lại dễ dàng, thủ tục xuất nhập cảnh thuận lợi hơn trước nên đối tượng phạm tội ở Việt Nam bỏ trốn ra nước ngoài có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Bỏ trốn vì ở trong nước các đối tượng này đã phạm phải các tội danh nguy hiểm như buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tham ô, tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn…
Điển hình là vụ trọng án Dương Chí Dũng. Có tiền cùng với nhiều quan hệ và sự trợ giúp của em trai, Dương Chí Dũng đã tìm cách trốn ra nước ngoài để thoát tội. Sau khi có tin mật báo, Dũng đã được em trai đưa sang Campuchia, sau đó bay sang Singapore bằng hộ chiếu giả để làm thủ tục qua Mỹ. Tuy nhiên, vụ trốn thoát bất thành, Dũng bị cơ quan chức năng Campuchia và Việt Nam bắt giữ để đưa về nước xử lý sau gần 4 tháng lẩn trốn.
Giúp anh bỏ trốn sang Mỹ, Dương Tự Trọng bị mất chức, phạt tù
Việc ông Dũng trốn trót lọt sang Campuchia đã gây khó khăn cho việc điều tra vụ án ở Vinalines. Nếu không bắt được ông Dũng sẽ tốn kém công sức, tiền bạc của nhà nước. Mới đây, Dũng và người em trai là Dương Trự Trọng đã bị đưa ra xét xử. Ông Dũng phải chịu mức án tử hình còn người em cũng bị kết án 18 năm về hành vi này.
Cũng tham vọng ra nước ngoài thoát tội, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm sẵn visa đi Mỹ. Trước tòa, Huyền Như khai bỏ ra 18 tỷ làm visa đi Mỹ để đi du lịch, nhưng chưa thực hiện ý định thì bị bắt. Theo cáo trạng, vào tháng 7/2011, Huyền Như có đưa trước cho một người phụ nữ định cư tại Mỹ 500.000 USD để làm thẻ xanh, nhưng do còn vướng mắc giấy tờ nên chưa làm được.
Video đang HOT
Cũng chính vì thế mà khi mọi chuyện bại lộ, Huyền Như bị bắt giữ khi chưa kịp trốn sang Mỹ như kế hoạch. Trả lời trước hội đồng xét xử, bị cáo vẫn một mực khai rằng chỉ nghĩ là đi du lịch chứ không có ý định bỏ trốn.
Cao chạy xa bay
Trong khi các cơ quan chức năng đang phải điều tra vụ việc, đồng nghiệp, anh em họ hàng có nguy cơ dính vòng lao lý, các đại gia lừng lẫy một thời lại đang ung dung nơi đất khách bởi để bắt được họ về VN trị tội cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.
Vụ án kinh tế tại Công ty cổ phần Thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME) thuộc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam là một ví dụ. Tháng 9/2012 cơ quan điều tra đã chính thức khởi tố năm người tại công ty này, trong đó có ông Trịnh Văn Thảo, nguyên tổng giám đốc về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, do ông Thảo đã xuất cảnh đi Mỹ từ ngày 31/7/2012 nên cơ quan cảnh sát điều tra đã ra lệnh truy nã quốc tế đặc biệt đối với ông này.
Không ít bị cáo đã vội cao chạy xa bay.
Kêt qua điêu tra cho thấy, Trinh Văn Thao va cac bi can bi khơi tô đa thưc hiên cac hanh vi pham tôi như lâp quy đê ngoai sô sach, rut tiên công ty chi tiêu trai phap luât gây thiêt hai hơn 72,3 ti đông; lâp hơp đông không thi công công trinh gây thiêt hai gân 3,3 tỷ đông, đê công ty PVC-ME thua lô năng nê.
Sau khi sang Mỹ và viết thư cáo bệnh không về nước, ông Lâm Ngọc Khuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phương Nam, cũng bỏ lại quê nhà khoản nợ “khủng” 1.600 tỷ đồng cho các đối tác.
Đầu năm 2012, ông Khuân đột ngột vắng mặt tại địa phương. Khi các con nợ đề nghị thanh toán thì được đại diện Công ty Phương Nam cho biết Chủ tịch Hội đồng quản trị đi Mỹ chữa bệnh. Và đến nay, ông này không đi một mình mà mang cả gia đình theo!
Trước đó, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã ra lệnh truy nã quốc tế (ảnh văn bản) đối với ông Hồ Ngọc Tùng, nguyên tổng giám đốc tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin) và Giang Kim Đạt, nguyên trưởng phòng kinh doanh Công ty vận tải Viễn dương Vinashin.
Hai người này là bị can trong vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinashin nhưng đã bỏ đi khỏi nơi cư trú.
Số lượng các vụ trốn ra nước ngoài tăng mạnh do nhiều nghi can nghĩ rằng mình sẽ an toàn nhờ khoảng cách địa lý và sự khác biệt về luật pháp giữa các quốc gia như Mỹ, Canada, CH Séc,… Các đối tượng cũng lợi dụng chính sách cho phép lưu trú dài hạn, cư trú tị nạn… của nước sở tại để nộp đơn xin ở lại, không bị đưa về Việt Nam xử lý.
Tuy nhiên, trong năm 2013, qua kênh hợp tác Interpol, Văn phòng Interpol Việt Nam và Cục truy nã tội phạm đã bắt giữ hàng loạt nghi phạm bị truy nã quốc tế.
Theo Docbao
Trung Quốc điều tra thuộc cấp thân tín của Chu Vĩnh Khang
Cố vấn thân tín của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra và điều này làm dấy lên phỏng đoán rằng lưới bủa vây ông Chu đang được siết lại.
Ảnh minh họa
Ông Ji Wenlin, Phó chủ tịch tỉnh đảo Hải Nam, hiện đang bị điều tra vì "tình nghi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật pháp", Ủy ban Điều tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, thông báo trên trang web ngày 18.2.
Giới quan sát cho rằng cụm từ này thường để chỉ tội tham nhũng.
Ông Ji, 47 tuổi, từng là thư ký và là thuộc hạ thân tín của ông Chu Vĩnh Khang khi ông Chu làm Bộ trưởng Tài nguyên đất đai hồi năm 1999, rồi sau đó là Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên từ năm 1999 đến năm 2002.
Đây là động thái mới nhất trong các hành động chống lại ông Chu, người được cho là có quyền lực rất lớn trong thời gian còn làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nắm Ủy ban Chính pháp từ năm 2007 đến năm 2012, theo AFP. Ông về hưu cuối năm 2012.
Tờ South China Morning Post (Trung Quốc) hồi tháng 10.2013 đã dẫn một số nguồn tin cao cấp tiết lộ đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thành lập một đơn vị đặc biệt để điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang.
Vào tháng 12. 2013, Reuters dẫn một số nguồn tin thân cận với lãnh đạo chính phủ Trung Quốc tiết lộ rằng Chu Vĩnh Khang đã bị quản thúc tại gia trong thời gian chính phủ điều tra cáo buộc tham nhũng chống lại ông này.
Chủ tịch Trung Quốc từng tuyên bố quyết dẹp trừ nạn tham nhũng bằng chiến dịch "bắt hổ đập ruồi", hàm ý thể hiện sự cương quyết bắt "những con hổ" lớn như ông Chu và cả "những con ruồi" tham nhũng nhỏ.
Theo TNO
Thêm một thuộc cấp thân tín của Chu Vĩnh Khang bị điều tra tham nhũng Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 23.2 cho hay một thuộc cấp thân tín của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra về các cáo buộc tham nhũng. Ông Shen Dingcheng - Ảnh: South China Morning Post Ông Shen Dingcheng, Phó chủ tịch Công ty dầu khí PetroChina...