Trốn nóng ở những dòng suối Bạch Mã
Dưới cái nắng oi ả của miền Trung, dãy Bạch Mã (Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) như một mảng xanh khổng lồ để trốn nắng.
Dưới chân núi có những con suối chảy ra từ Bạch Mã nước xanh ngắt, vây quanh là thăm thẳm rừng.
Tại suối Voi, rừng Bạch Mã – Ảnh: Trần Mai
Suối Mơ, suối Voi, suối Nhị Hồ… lấp ló dưới tán rừng nguyên sinh là những địa chỉ du khách nên tham khảo khi đi từ Huế ra Đà Nẵng hay ngược lại.
Nước chen trong đá, lá chen trong mây
Từ TP Đà Nẵng, trước khi đến với những dòng suối đổ ra từ Bạch Mã, du khách vượt qua cung đường tuyệt đẹp của đèo Hải Vân.
Sau khi đến trung tâm thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc), mất chừng 15 phút đi xe máy sẽ đến khu vực suối Mơ.
Trên đường đi, du khách sẽ có cảm giác thích thú với làng quê thanh bình nằm ở vùng bán sơn thủy lưng tựa vào Bạch Mã, mặt hướng ra đầm Lập An.
Sẽ cần đi bộ chừng mười phút, trước khi nghe tiếng rì rào của suối Mơ, du khách có thể thấy nhiều loại dây leo đang mùa cho hoa, có thời điểm trắng cả cánh rừng. Suối Mơ nhiều đá, tạo ra khoảng 20 vũng tắm lớn nhỏ.
Mỗi vũng có nét đẹp riêng, chừng 100m2/vũng. Hai bên suối là những tán rừng nguyên sinh chưa bị bàn tay con người can thiệp.
Cách suối Mơ khoảng 20km về hướng TP Huế có ngã ba, rẽ trái đi khoảng 3km sẽ đến suối Voi, với nguồn nước từ thăm thẳm rừng già.
Suối Voi là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ và thác ghềnh phía thượng lưu nên nước đầy quanh năm. Cái tên đã nói lên tất cả, dòng suối trong xanh chảy qua những khối đá lớn màu đen mốc như bầy voi đang lội nước.
Video đang HOT
Ngược về quốc lộ 1A, tiếp tục đi thêm 10km về hướng TP Huế, du khách có thể tìm đến dòng Nhị Hồ (thôn Hòa Mậu, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc).
Con đường dẫn vào dòng Nhị Hồ đi qua cánh đồng lúa và những làng mạc, nhiều đoạn đá lởm chởm, có đoạn còn sình lầy đầy hoa dại bung sắc. Nhờ có những vẻ đẹp hoang sơ ấy mà đoạn đường trở nên ngắn lại.
Cho đến khi tiếng nước chảy át cả tiếng xe máy trong cánh rừng hoang sơ là đã tới khu vực dòng Nhị Hồ. Dòng suối này như một tuyệt tác mà thiên nhiên đã vẽ lên trong khung cảnh thanh bình của rừng núi.
Dòng nước từ thẳm sâu Bạch Mã len lỏi qua những mỏm đá, bị thiên nhiên ngăn lại tạo thành thác nước hai tầng.
Du khách đến trốn nắng ở Bạch Mã – Ảnh: Trần Mai
Chỗ trú mùa hè
Đến với những dòng nước chảy ra từ Bạch Mã rất thích hợp cho những du khách yêu thiên nhiên muốn tìm nơi trốn nắng những ngày hè miền Trung nóng như đổ lửa.
Tới đây, du khách cũng có thể ngủ ở những chòi tre ngay bên các dòng suối để tận hưởng cảm giác mát mẻ của thiên nhiên, nghe tiếng chim hót vốn là âm thanh gần như không ngừng.
Tại những dòng suối Bạch Mã, có những loài cá lạ như cá rường, cá bóp, cá trèn… Sau khi câu du khách có thể thưởng thức giữa núi rừng hoang sơ.
Đặc sản ở suối Mơ là gà nuôi vườn nướng, xôi vò và các món rau trộn như: vả, cải, bắp chuối, rau dớn…
Phượt từ Đà Nẵng xuôi ra Huế, hay từ Huế ngược về Đà Nẵng, du khách đều đi qua những dòng suối chảy ra từ Bạch Mã. Một bên là phá Tam Giang bất tận, một bên là Bạch Mã hùng vĩ và huyền bí, còn nhiều điểm nữa để khám phá.
Những dòng nước mát lành dưới những tán cây đại thụ Bạch Mã là lựa chọn đáng giá để xua đi cái nóng oi ả miền Trung mùa hè.
Đã đến lúc phải giữ gìn
Theo ông Nguyễn Văn Mạnh – chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, thiên nhiên ưu ái ban tặng cho huyện những dòng suối.
Đây là điểm thu hút khách du lịch gần xa, tạo sinh kế bền vững cho bà con trong vùng. Mấy năm trở lại đây, du khách đổ về các dòng suối dưới chân dãy Bạch Mã nhiều hơn.
Ông Mạnh cho biết huyện đã tính khai thác du lịch nhưng cần có biện pháp giữ gìn những dòng suối, bởi nó như báu vật giữa rừng.
9 sự thật về "Tuyệt Tình Cốc" tại Hải Phòng
Những hình ảnh tuyệt đẹp của hồ nước được ví như Tuyệt Tình Cốc tại Hải Phòng mới đây thu hút dân mạng.
Tuy nhiên, có những sự thật về cảnh quan này không phải ai cũng biết.
1. Nằm giữa dãy núi đá vôi Trại Sơn, An Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng
2. Diện tích rộng hơn 20 ha
Chân núi đá rộng hơn 20 ha, sâu 30-40 m tạo nên hồ nước được ví như Tuyệt Tình Cốc trong Thần điêu đại hiệp - Tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung.
3. Hình thành sau khai thác đá
Năm 2011-2014, khu vực này được khai thác đá phục vụ sản xuất xi-măng và vật liệu xây dựng. Chân núi đá bị đào sâu, rộng tạo nên hồ nước trong veo, tuyệt đẹp.
Hồ nước lớn là sản phẩm của quá trình khai thác đá tại Hải Phòng. Ảnh: Đặng Thanh Tùng. |
4. Nước xanh quanh năm
Do ảnh hưởng của núi đá vôi xung quanh và chất tạo thuốc nổ nên nước tại đây xanh ngắt. Bên cạnh đó, màu xanh của hồ nước còn thay đổi theo mây trời tạo sự hiếu kỳ cho người dân.
5. Nhiều tên gọi
Do khu vực xung quanh đều là núi đá, người dân quanh vùng thường gọi hồ với cái tên Máng Đá. Ngoài ra, hồ còn có nhiều tên gọi khác như Tuyệt Tình Cốc Hải Phòng, Thạch Lệ, Cửu Trại Câu Việt Nam...
6. Địa điểm chụp ảnh lý tưởng
Với quang cảnh tuyệt đẹp, hoang sơ, thơ mộng, Tuyệt Tình Cốc đón nhiều lượt khách tới ghé thăm, chiêm ngưỡng mỗi tuần. Các cặp vợ chồng cũng chọn nơi đây là địa điểm chụp ảnh cưới, dã ngoại cho gia đình.
7. Nước hồ có thể chứa nhiều chất hóa học hại sức khỏe
Do không được hoàn nguyên nên qua nhiều năm, Tuyệt Tình Cốc có thể nhiễm một số vi trùng gây bệnh, nhiều chất hoà tan độc hại từ thuốc nổ như axit nitric, axit sunfuric, oxit chì...
8. Ẩn chứa nhiều hiểm họa
Lòng hồ sâu trên 30 m tạo dốc đứng, vách đá cheo leo, nhiều chỗ đá có thể sụp xuống bất cứ lúc nào là mối nguy đối với các du khách ưa mạo hiểm.
Nhiệt độ nước dưới hồ thấp, độ sâu thay đổi thất thường cũng gây nguy hiểm cho việc bơi lội.
9. Đường đến nhiều bụi bẩn
Do từng là khu vực khai thác đá nên đường đến Tuyệt Tình Cốc khá ô nhiễm, dày đặc bụi bẩn.
"Tháp Eiffel" trên "Cao nguyên trắng" Núi Cô tiên nằm trên địa phận xã Bản Phố, huyện Bắc Hà. Nếu leo bộ từ phía Bắc theo vòng cung núi đá điệp trùng xuôi về hướng Nam, qua địa phận Quan Thần Sán, du khách sẽ gặp một quả núi đơn lẻ, cao ngất trời. Từ nơi này nhìn về phía Nam, du khách sẽ gặp sự trầm tĩnh, cổ...