Tròn mắt với lễ hội kén rể cổ xưa nhất ở Thủ đô
Hôm nay 27/2, (2/2 âm lịch) đông đảo người dân cùng khách thập phương náo nức tham dự lễ hội kén rể được diễn ra tại thôn Đường Yên, xã Xuân Nộn, Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Theo truyền thuyết, lễ hội kén rể bắt nguồn từ sự tích nữ tướng Lê Hoa có công đánh giặc Đông Hán dưới thời Hai Bà Trưng (năm 40 trước Công nguyên). Sau đó bà đã được Hai Bà Trưng phong tước “nữ sư anh phong”.
Đến thế kỷ 17, nhân dân thôn Đường Yên đã đóng góp tiền của xây dựng ngôi đình để thờ bà và làm nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã. Lễ kén rể cũng ra đời từ ngày đó.
Ông Nguyễn Thế Lộc – Phó chủ tịch xã Xuân Nội cho biết: “Năm 2001 lễ hội kén rể đã được người dân tổ chức lại. Gần 100 người nghệ nhân tham gia lễ hội đã tập luyện suốt cả một tháng. Hai chàng trai đến thi tài và người đóng nữ tướng Lê Hoa phải là những nam thanh nữ tú, chưa lập gia đình, được người trong làng bình chọn rất kỹ càng.
Lễ hội kén rể được chia làm hai phần, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ chính là đám rước trọng thể đưa thần hoàng làng từ đền về đình tế lễ. Phần hai gồm nhiều trò chơi dân gian tái hiện ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Phần hội đã diễn lại cảnh luyện binh đao đánh giặc của bà Lê Hoa với binh lính, nhằm dặn dò con cháu phải luôn chăm chỉ làm ăn và không quên chăm lo huấn luyện binh đao chống giặc ngoại xâm xâm lấn bờ cõi.
Đông đảo dân địa phương và du khách đã về đình làng thôn Đường Yên (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) xem lễ hội kén rể ngày 27/2 (2-2 âm lịch)
Video đang HOT
Vân Anh (17 tuổi) – người được chọn làm nữ tướng Lê Hoa
Màn trống tập thể do chính những nghệ nhân trong làng thể hiện rất công phu
Tái diễn cảnh bà Lê Hoa đánh giặc, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc
Người dân thích thú, theo dõi lễ hội và các phần thi
Những người cao tuổi trong trang phục sặc sỡ tham gia lễ hội với màn trống tập thể
“Thi cày” trên sân gạch thu hút nhiều du khách, vì phần thi này đòi hỏi người đóng giả trâu và người cày cũng phải hết sức thông minh và khéo léo
Dùng giềng để chọc chó trên chõng, người nào chọc chó kêu to, người đó thắng cuộc
Trò “bắt chạch trong chum” mang lại sự vui nhộn và những tiếng cười sảng khoái cho tất cả du khách
Kết thúc các phần thi, người thắng cuộc sẽ được cùng nữ tướng làm lễ vinh quy bái tổ.
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
Hà Nội có thể bêu tên người mặc "hở hang, phản cảm"
Theo dự thảo Quy tắc ứng xử nơi công cộng, người dân 'không nên mặc trang phục không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản cảm", nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai.
Người ăn mặc hở hang ở Thủ đô có thể bị "bêu tên" trên phương tiện thông tin đại chúng
Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội vừa đăng tải bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố để xin ý kiến người dân, trong đó khuyến cáo người dân không mặc trang phục hở hang, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản cảm... Nếu vi phạm sẽ bị phê bình công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ quy tắc ứng xử gồm 3 chương, 14 điều với mục đích xây dựng, hình thành những chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đối tượng áp dụng của Quy tắc là các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quy tắc ứng xử chung, những điều nên làm gồm: Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng; tôn trọng không gian chung của cộng đồng; ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực; trang phục lịch sự, phù hợp hoàn cảnh, chuẩn mực xã hội; quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ người khuyết tật, phụ nữ có thai, người già, trẻ em; đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái; tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường.
Trong những điều không nên làm, Bộ Quy tắc đưa ra 12 hành vi: Không vi phạm nội quy, quy tắc nơi công cộng; không nói to, gây ồn ào, mất trật tự; không kích động, đe dọa, sử dụng bạo lực; không nói tục, chửi bậy; xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác; không hút thuốc, khạc nhổ, phóng uế tùy tiện... và đặc biệt là không mặc trang phục hở hang, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản cảm.
Bên cạnh đó, Bộ quy tắc cũng đưa ra những quy định ứng xử tại một số địa điểm cụ thể như tại vỉa hè, lòng đường; vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên; tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; tại bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa; tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn; tại nhà ga, bến xe ô tô, bến tàu, thuyền, sân bay; khi tham gia giao thông; tại khu vui chơi, giải trí, điểm tham quan du lịch.
Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức công đoàn các cấp của Thành phố có trách nhiệm tổ chức, vận động, kiểm tra, giám sát đoàn viên, hội viên thực hiện tốt Quy tắc ứng xử này; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nghiên cứu, lồng ghép nội dung bộ quy tắc ứng xử trong việc giảng dạy bộ tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô.
Theo Bộ Quy tắc, các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy tắc ứng xử này, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp vi phạm pháp luật sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định.
Theo Trường Phong (Tiền phong)
Chiều 28 Tết: Bến xe "ngộp thở", cửa ngõ Thủ đô kẹt cứng Hôm nay (25/1, tức 28 Tết) là ngày làm việc cuối cùng của năm 2016, hàng ngàn người dân đổ về các bến xe ở Hà Nội bắt xe khách về quê nghỉ tết Nguyên đán 2017. Chiều 25/1 (tức 28/12 âm lịch), hành khách đổ về bến xe Giáp Bát bắt xe về quê ăn tết Ghi nhận của phóng viên tại...