Tròn mắt thấy cào cào, châu chấu, dế nhảy loạn giữa lòng thành phố
La liệt châu chấu, cào cào, dế to, dế nhỏ… được đóng trong những chiếc túi bóng hoặc nhốt trong những chiếc chai nhựa bày bán thành dãy từ sáng sớm ngay dọc trước cửa đền Kỳ Cùng, TP. Lạng Sơn.
Dù chỉ bán ngoài vỉa hè, trong phạm vi diện tích nhỏ hẹp nhưng nơi góc chợ Kỳ Lừa này có bày bán đủ các loại côn trùng bán đúng giá, chẳng ai nói thách bao giờ. Châu chấu, cào cào thì 7.000 – 8.000 đông /túi/ khoảng 15 -17 con đã gói sẵn. Riêng dế thì có dế loại nhỏ chưa có cánh cứng và dế loại to (dế già) có cánh cứng và có thể bay được. Tùy người mua lựa chọn nhưng giá các túi/ chai dế này đều có giá dao động từ 7.000 – 9 .000 đông/ khoảng 15 – 20 con dế.
Những con châu chấu là món ăn khoái khẩu của rất nhiều loại chim như chào mào, chích chòe…
Dế non béo múp chưa có cánh cánh rất được ưa chuộng vì những con chim bé có thể ăn được và no chưa nhiêu chất dinh dưỡng bổ sung cho chim.
Tôi bán côn trùng ở chợ này cũng nhiều rồi. Hôm nào đúng chợ thì mới mang bán chứ ngày thường ít người mua. Ngày xưa nơi đây chỉ có hai ba người bán, sau rồi được người chơi chim, cá cảnh biết đến truyền tai nhau nên chợ ngày càng đông lên. Người bán ở đây chủ yếu là bà con từ các vùng quê ven thành phố như Xuân Long, Hòa Cư, Tràng Các … chị Thiêm chia sẻ.
Góc chợ bán côn trùng có một không hai giữa lòng thành phố.
Có ngày phơi nắng cả ngày, hoặc cả buổi tối bắt châu chấu, bắt dế cũng chỉ bán được vài chục nghin. Nhưng vào mùa côn trùng có khi được 150.000- 200.000 đồng mỗi phiên bán. Thậm chí, nhiều hơn nữa la tùy lúc bắt được ít hoặc nhiều. Mùa hè, mấy đứa trẻ con đi bắt phụ thì được nhiều hơn.
Ngày trước, châu chấu, dế, cào cào… kiếm được nhiều hơn bây giờ. Giờ nhu cầu tăng, côn trùng ngày càng khan hiếm, phun thuốc trừ cỏ, trừ sâu nhiều nên chẳng còn mấy. Riêng dế thì phải cất công vào buổi tối thì mới bắt được nhiều, vừa ngồi bán các bà, các chị ngồi kể.
Video đang HOT
Hàng dãy dài bày bán toàn các loại côn trùng. Nhiều người đến để mua nhưng cũng không it người đến đê xem vì tò mò.
Trung bình mỗi túi cũng bán được với giá 7.000 đồng.
Anh Hải, phường Vĩnh Trại cho biết, chợ có bán nhiều loại nhưng phải biết chọn mua những túi dế hoặc châu chấu còn sống, như vậy chim ăn mới đảm bảo. Chợ bán nhiều vậy thôi nhưng đến gần trưa là hết sạch, không nhanh là chim lại phải nhịn, anh Hải cười noi.
Dế, châu chấu, cào cào được bỏ vào túi có đục lỗ bé bé trước để cho khách mua dễ dàng lựa chọn.
Vẫn còn đang kỳ nghỉ hè nên những đứa trẻ vùng quê cũng phụ bô me đi bắt châu chấu, dế mang ra chợ bán.
Dù diện tích nhỏ hẹp. không có không gian bày bán nhưng góc bán côn trùng này luôn luôn đông khách.
Bà Hợi (46 tuổi) ở huyện Cao Lộc cho biết, Bán côn trùng chỉ là nghề phụ, ba thương tranh thủ lúc rảnh đi bắt mang bán. Nghề này không mất vốn, chủ yếu mình bỏ công đi bắt. Châu chấu, cào cào thì bắt ở bờ ruộng, đồi cỏ, còn dế thì bắt ngoài vườn chỗ ẩm thấp. Dế đặc biệt tru ngu nhiều ở dưới những đống cây cỏ bỏ đi ở ngoài vườn lâu ngày đang mục dần.
Từ ngày có góc chợ bán côn trùng, dân chơi chim và buôn bán chim cũng tụ tập về đây để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm. Với những người đam mê chơi chim đôi khi mỗi con chim có thể có giá từ vài triệu vài chục triệu, nhưng với những người bình thường không nhìn thấy được giá trị thì những chú chim đó cũng chỉ là những con chim bình thường.
Theo Danviet
Lên Mẫu Sơn xem chào mào "hạt rẻ", chanh rừng "đắt xít", rết độc ngâm rượu
Đến chợ phiên vùng cao Mẫu Sơn, nhiều du khách không khỏi bất ngờ bởi các sản vật, các con vật được bà con dân tộc Dao bản địa mang bày bán. Tại đây ngoài bán hoa trái, các loại rau, lá... của núi rừng bà con còn bày bán chim bắt từ rừng về, rùa đá và rết vừa mới bắt được từ một vài đêm hôm trước. Và để kịp buổi chợ, đồng bào phải dậy từ khi tối trời kịp mang chim, trái rừng, rùa đá, rết độc ra chợ.
Bên cạnh đó là các sản phẩm tươi sống như gà bản, vịt bầu,... các món chín như thịt lợn quay, bánh chưng thơm ngon và hấp dẫn. Không thể thiếu được trong các phiên chợ là rượu nấu từ ngô thơm nức...Đặc biệt sự xuất hiện của những chú rùa đá, những con chim chào mào rừng, và lạ hơn là rết độc, một loài động vật ai nhìn cùng sởn da gà. Tất cả các sản vật, loài vật đặc biệt này đều do đồng bào vùng cao làm ra, tìm kiếm bắt ngoài tự nhiên và ẩn chứa nhiều công dụng đặc biệt.
Rùa đá sống trong rừng, khu vực ẩm ướt. Mỗi con có cân nặng khoảng 2 lạng được người dân nhốt trong chiếc lồng tre nứa nho nhỏ, xinh xinh. "Gian hàng" bán rùa đá nhốt rọ tre nứa khiến nhiều người quan tâm, thu hút nhiều bạn trẻ tới xem.
Theo người dân nơi đây, rùa đá cũng khá ít, đi rừng không phải lúc nào cũng gặp.Tại phiên chợ vùng cao Mẫu Sơn, rùa đá được nhiều du khách thích thú bởi sự tò mò và đáng yê của những chú rùa. Nhiều người ngỏ ý muốn mua về nuôi làm cảnh với giá 200.000/con.
Rết là loài động vật rất nguy hiểm, chúng hay sống ở những nơi ẩm thấp. Người Dao Mẫu Sơn cho biết không phải lúc nào cũng bắt được, vì may thì mới gặp và bắt được mà không để bị cắn. Rết được mang về ngâm rượu để thành rượu rết . Rượu rết từ xưa người dân nơi đây đã biết dùng làm bài thuốc có công dụng trị nhức mỏi rất hiệu quả, chỉ cần dùng một ít rượu rết ngâm khoảng 3 tháng xoa lên chỗ đau nhức là ngay tức khắc sẽ giảm đau ngay.
Những chú chim chào mào rừng cũng được bà con người Dao nhốt trong chiếc lồng gỗ xách ra bày bán tại phiên chợ. Chim chào mào rừng sống ngoài tự nhiên nên lông mượt, đuôi dài rất đẹp mắt.
Do chưa quen gần với người nên sự xuất hiện của du khách khiến chú chim chào mào hoảng loạn nhảy nhót trong chiếc lồng. Trung bình một con chim được mua về nuôi với giá dao động 30-100 nghìn đồng tùy từng con. So với giá bán chim chào mào ở các thành phố thì giá này rất "hạt rẻ"-nhiều du khách nhận xét.
Những hàng hóa được bày ra ở chợ đều là những sản vật do đồng bào vùng cao tự làm ra, tìm hái trong rừng và mang xuống trao đổi, mua bán tại chợ phiên. Đó là những loại rau xanh non trồng trên núi cao, những trái chanh rừng, chuối rừng, quả rừng, mật ong rừng, rau rừng, nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng,.... Tất cả đều là sản phẩm kết tinh của núi rừng Mẫu Sơn.
Theo kinh nghiệm của bà con dân tộc Dao ở Mẫu Sơn, quả chanh rừng ngâm với muối trắng hoặc mật ong có tác dụng tốt trong việc chữa trị viêm họng, chữa ho, chữa cảm lạnh. Ngoài ra Chanh rừng ngâm dùng làm món chấm thịt gà, vịt và nhiều gia vị cho các món kho khác. Loại quả này nhỏ hơn chanh thông thường, khi chín vỏ màu vàng, ăn cả vỏ thì ngọt, bùi và thơm, nếu bỏ vỏ ăn lõi thì hơi chua...Mặc dù trái chanh rừng bé tí nhưng đồng bào bán tới 100.0000 đồng/kg.
Chuối rừng là loại chuối có hột, quả bé hơn chuối thường có màu xanh đậm, có quả pha chút màu hơi tím ở vỏ. Chuối được người Dao trên bản săn tìm và chặt hái mang ra chợ bán cho du khách để ngâm crượu.
Người dân tộc thường dùng chuối hột rừng để ngâm rượu uống rất ngon, nay trở thành bài thuốc được nhiều người sử dụng. Chuối hột rừng xắt mỏng, phơi khô, ngâm với rượu cao độ, càng lâu càng tốt, cho ra một loại rượu có màu vàng tươi đẹp, giống màu rượu ngoại, uống thơm và bổ dưỡng, có thể trị bệnh đau lưng nhức mỏi.
Toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, tăng huyết áp. Có bài thuốc dân gian cho rằng khoét cây chuối hột rừng ở gần gốc, lấy nước từ thân cây uống, sẽ giúp hạ đường huyết tự nhiên với người bị bệnh tiểu đường.
Nhiều loại lan rừng được du khách hỏi mua. Lan này chủ yếu mang từ rừng về sau đó người dân chăm sóc. Mỗi loại lan có giá khác nhau nhưng trung bình từ 120 nghìn đồng cho đến vài trăm nghìn một gốc lan đã phát triển tốt trên cây gỗ.
Theo Danviet
Người dân Hà Nội 'nhặt cánh, đóng thùng' châu chấu Sau khi sơ chế, châu chấu được đóng thùng, ướp đá chở đến các nhà hàng ở trung tâm Hà Nội với giá 160.000 đồng mỗi kg. Người dân xã Lê Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội) đang vào mùa sơ chế châu chấu. "Châu chấu xuất hiện nhiều vào thời điểm lúa chín, tháng 5 và tháng 10 hàng năm. Trước kia cả...