Tròn mắt nhìn vợ dùng tăm đâm vào nhánh gừng, vài tháng sau có gừng ăn “tẹt ga” không hết
Để gừng phát triển tốt, bạn nên đặt gừng ở nơi có nhiều ánh sáng. Sau 1 tháng trồng, có thể bón thêm phân hữu cơ hoai mục vào gốc gừng và tưới nước hàng ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
Gừng là loại cây gia vị phổ biến trong đời sống của người Việt, vừa có thể dùng để chế biến các món ăn hàng ngày vừa có tác dụng chữa bệnh.
Thay vì phải tốn tiền mua gừng, các chị em có thể tận dụng bao xi măng, chậu cây để tự trồng gừng ngay tại nhà. Hiện nay, cách trồng gừng thủy canh đang là phương pháp được nhiều chị em chia sẻ.
Nghe có vẻ phức tạp nhưng chỉ cần vài nhánh gừng mọc mầm trong nhà bếp cùng một chút khéo léo là bạn đã có gừng ăn mãi không hết. Ngoài ra, bạn cũng có thể biến tấu để trở thành chậu cây cảnh mini để bàn đẹp mắt. Cách làm cũng rất đơn giản như sau:
Chọn những củ gừng mọc mầm, có thể cắt chúng ra khỏi nhánh chính hoặc giữ nguyên cả nhánh.
Dùng các que tăm, thanh gỗ nhỏ xiên nhẹ vào nhánh gừng một đoạn nhỏ và đặt gừng vào bình, bát nước sạch. Lưu ý, để gừng ngập 1/2 xuống nước, phía nhánh đang nhú mầm hướng lên phía trên để mầm không bị úng nước.
Cứ 2 ngày thì thay nước cho gừng một lần. Khoảng 5-7 ngày là các nhánh gừng bắt đầu ra lá non và mọc rễ.
Video đang HOT
Sau khoảng 2-3 tuần, bạn có thể chuyển gừng sang những bình, chậu đẹp mắt và thả thêm vài hạt sỏi màu để trang trí. Để cây sinh trưởng tốt, bạn nên đặt gừng ở nơi thoáng gió và có ánh sáng nhẹ chiếu vào.
Chậu gừng cảnh mini.
Ngoài cách trồng thủy canh trên, bạn còn có thể trồng gừng trong bao xi măng hoặc các chậu cây. Gừng thích hợp đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt, vì thế bạn có thể trộn trấu sống, tro trấu, phân trùn quế theo tỷ lệ 1:2:1. Các bước trồng gừng như sau:
Đầu tiên, bạn hãy chọn những nhánh gừng già trên 8 tháng, không sâu bệnh đem ủ trong bóng râm. Sau đó tưới nước cho nhú mầm.
Gừng sau khi nhú mầm.
Tiếp theo, cho đất vào bao xi măng rồi đặt mầm gừng vào và phủ lên một lớp đất dày 3-5cm. Lưu ý, mỗi bao chỉ đặt 2-3 mầm gừng. Khi trồng gừng nên tách giống bằng tay, không nên dùng dao vì có thể lây nhiễm bệnh, mỗi mầm dài khoảng 2-5cm và có ít nhất một mầm.
Cho đất vào bao xi măng.
Sau khi vùi mầm gừng xuống đất, bạn hãy tưới nước nhẹ cho đất thấm và bám vào củ gừng giống. Khoảng 20 ngày sau, gừng sẽ ra nhiều lá. Lúc này tưới đẫm nước cho cây mỗi ngày 1 lần.
Để gừng phát triển tốt, bạn nên đặt gừng ở nơi có nhiều ánh sáng. Sau 1 tháng trồng, có thể bón thêm phân hữu cơ hoai mục vào gốc gừng và tưới nước hàng ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Khoảng 5-6 tháng, gừng đã phát triển tươi tốt và bạn có thể thu hoạch để lấy củ. Khi thu hoạch gừng, bạn cần phải nhẹ tay tránh làm trầy củ tạo vết thương và sâu bệnh dễ xâm nhập.
Gừng được trồng trong bao xi măng.
Gừng được trồng trong chậu.
Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Không có vườn nhưng bạn vẫn có thể trồng khoai tây bằng cách này đấy
Với cách này, bạn có thể trồng khoai tây rất dễ dàng ngay cả khi không có vườn.
Hạt giống khoai tây
Nếu bạn không có sẵn mảnh đất hoặc vườn rau, bạn vẫn có thể dễ dàng trồng khoai tây. Điều đầu tiên bạn cần làm là lấy một cái nồi hoặc thùng chứa lớn có thể tích từ 12 lít đến 15 lít. Bạn đổ đất vào và đặt hạt giống khoai tây lên trên.
Khoai tây nảy mầm
Không giống như các loại khoai tây khác, khoai tây này có thời gian sinh trưởng ngắn (10 tuần đến 3 tháng). Loại khoai tây này rất thích hợp để trồng trong chậu. Trước khi bạn trồng hạt giống khoai tây, bạn phải để khoai tây nảy mầm trước. Bạn đặt khoai ở một nơi sáng với nhiệt độ từ 9 đến 12 độ trong ba tuần. Các hạt giống khoai tây sau đó sẽ nảy mầm. Ngay khi khoai tây nảy mầm dài từ 2-3 cm, hạt giống khoai tây đã sẵn sàng để trồng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đổ đầy đất giàu phân hữu cơ vào chậu. Bạn hãy để trống khoảng 15 cm còn lại cho chậu.
Bước 2: Trồng hạt giống khoai tây sâu khoảng 5 cm và để hướng lên trên. Thêm kali và phân vào đất để cung cấp dinh dưỡng cho đất. Bạn đã có thể trồng khoảng 5 củ khoai tây trong một cái nồi lớn.
Bước 3: Giữ cho đất ẩm, nhưng không quá ẩm ướt. Tưới nước cho cây hai hoặc ba ngày một lần.
Bước 4: Khi cây đã cao khoảng 10 cm, bạn hãy thêm một ít đất. Che phủ cây bằng đất cho đến khi chỉ nhìn thấy những chiếc lá trên cùng.
Bước 5: Lặp lại bước thứ 4 khi cây đã tăng thêm 10 cm.
Bước 6: Khi khoai tây đã đủ lớn, bạn có thể thu hoạch!
Ngọc Huyền
Theo Tips-and-tricks/emdep
7 loại cây dễ dàng trồng ở ban công, trong nhà Nếu có một góc ban công hay khoảng không gian mở trong nhà, bạn có thể trồng một số loại gia vị, cây xanh dễ sống, ít cần chăm sóc. Nhà chẳng có vườn, bạn cũng ít thời gian rảnh nhưng hoàn toàn có thể tạo được góc xanh dễ dàng với các loại cây dưới đây: Các cây thảo mộc, gia vị...