Tròn mắt nhìn bạn trai đòi tiền của cậu bé bán vé số
Tôi hoảng hồn, cậu bé cũng hoảng hồn vội vã đưa thêm 200 ngàn nữa rồi lủi mất. Tôi biết, người rành rành là cậu nhóc ấy, nhưng thái độ của bạn trai khiến tôi ngạc nhiên đến mức không thể tin được.
Tôi và bạn trai yêu nhau được hơn 2 năm. Tôi luôn nghĩ anh đúng là “thiên thần” nhưng sau chuyện hôm qua, có lẽ tôi phải xem lại cách nhìn nhận ấy về anh.
Nói bạn trai là thiên thần vì tôi thấy anh quá tốt, tốt đến nỗi tôi phải khâm phục, phải thương anh. Nhớ lần đầu gặp anh trong nhà hàng, tôi chẳng có ấn tượng gì với một anh chàng cao lêu khêu, cận thị, da trắng như anh.
Nhưng vì ngại bạn thân trách móc nên tôi vẫn cố ngồi lại nói chuyện với anh. Cuộc gặp hôm đó là do bạn thân tôi làm mai mối vì sợ tôi cô đơn và ế (dù tôi mới 26 tuổi). Anh là em họ đằng nhà chồng của bạn thân tôi. Hơn tôi 3 tuổi, nghề nghiệp ổn định và “hiền như cục đất, về thoải mái bắt nạt” – nguyên văn câu nói của bạn thân.
Sau cuộc gặp đó, tôi định lơ luôn anh vì thấy không hợp nhưng anh lại gọi điện hẹn đi ăn tối. Dưới sự thúc giục của mẹ (mẹ tôi rất quý và tin tưởng cô bạn thân này của tôi nên ra sức vun vào) và lời khuyên của bà mối, tôi đành tặc lưỡi đi cho yên chuyện. Anh dẫn tôi vào một nhà hàng sang trọng, gọi những món đắt tiền.
Dẫn tôi đi chơi, anh luôn chọn những nơi đắt tiền. (Ảnh minh họa)
Khi thức ăn vừa được bưng lên, tôi thấy anh cầm một suất bước ra ngoài. Tò mò, tôi nhìn ra cửa, thì ra anh đem ít thức ăn đó cho bà cụ mua ve chai đang ngồi trước nhà hàng. Khi trở vào, anh không nói gì nhưng tôi cũng đủ hiểu lòng tốt tuyệt vời của anh. Cũng từ hôm đó, tôi chấp nhận những cuộc gọi, những lần hẹn đi chơi sau này của anh.
Mỗi khi hẹn hò, anh luôn chọn những nơi sang trọng. Đôi lần tôi không chịu, nhưng bạn trai vẫn dẫn đi. Anh cũng chẳng tỏ vẻ tiếc tiền khi mua cho tôi bộ trang sức vài triệu đồng nhân dịp sinh nhật tôi. Anh sẵn sàng giúp chị tôi mở một quán ăn nho nhỏ bằng một nửa tiền của anh. Gia đình tôi vì thế mà rất quý và xem anh như con rể trong nhà.
Anh còn rất nhiệt tình giúp người nghèo khổ. Đi đâu thấy ăn xin, người già, anh đều cho họ tiền. Thậm chí, có lần anh còn móc ví cho một cậu nhóc ăn xin 200 ngàn. Tôi cũng nhiều lần khuyên anh, nên giảm số tiền cho lại, hoặc khỏi cho hẳn. Bởi thời đại bây giờ, khó để nhận ra đâu là người cần giúp đỡ thật, đâu là người giả mạo để lấy tiền mình.
Thế nhưng, anh đã nói như thế này “Trên đời có ai muốn giả mạo để cầu xin sự thương hại của người khác đâu. Cái số buộc người ta phải như vậy. Mình cho họ cũng là tích đức cho chính mình. Anh nghĩ chuyện đó chẳng có gì là to tát cả, nhưng với những người nghèo, vài trăm ngàn có khi là cả một gia tài”. Tôi chịu thua khi nghe anh nói vậy, nhưng cũng thầm khâm phục cách sống nhân đạo của anh.
Vậy mà, mới hôm qua, anh làm tôi sửng sốt bởi cách ứng xử của mình. Khi đó, chúng tôi ngồi uống cà phê ở mọt quán ngoại ô thì có một cậu nhóc bán vé số đến. Cậu bé nhìn vẻ mặt cũng khá lì lợm. Dù tôi đã nói không mua nhưng vẫn đứng mãi. Bạn trai tôi thấy thế mới mua 5 tờ để cậu bé đi. Nhưng anh không có tiền lẻ nên đưa tờ tiền 500 ngàn. Cậu nhóc kêu không có tiền thối, nên chạy đi đổi.
Video đang HOT
Thái độ của bạn trai khiến tôi ngạc nhiên đến mức không thể tin được. (Ảnh minh họa)
Nhưng đến khi trả lại, thay vì trả 450 ngàn thì cậu bé ấy chỉ đưa lại 250 ngàn. Tôi chưa kịp hỏi đã thấy người yêu tôi trợn mắt bảo cậu bé trả nhầm tiền. Nhưng cậu bé ấy cứ cãi lại, nói anh đưa 300, trả lại 250 ngàn là đúng. Tôi cũng lên tiếng nói lại, nếu đưa 300 thì đưa 100 cho em dễ trả lại chứ đưa chi thêm 200 nữa.
Cậu bé ấy vẫn cãi, còn lục túi ra cho chúng tôi xem thử có tờ 500 nào không? Đúng là không có thật. Bất ngờ, bạn trai tôi chụp lấy cổ cậu nhóc, thét lên bảo đưa tiền đây rồi đòi đánh cậu bé ấy?
Tôi hoảng hồn, cậu bé cũng hoảng hồn vội vã đưa thêm 200 ngàn nữa rồi lủi mất. Tôi biết, người sai rành rành là cậu nhóc ấy, nhưng thái độ của bạn trai khiến tôi ngạc nhiên đến mức không thể tin được. Thấy mọi người nhìn mình, tôi càng thêm xấu hổ hơn. Tôi có cảm giác đây mới đúng là con người thật của anh.
Hiện chúng tôi đã yêu nhau khá lâu và xác định sẽ cưới. Nhưng bây giờ, tôi phân vân quá. Dù anh cũng giải thích, nói là đứa bé đó vốn rất gian manh, lại xảo quyệt có tiếng ở vùng đó. Anh phải làm như vậy để nó sợ, không ăn cắp của ai nữa.
Liệu tôi có nên tin anh không ? Sao tôi thấy anh giả dối làm sao đó. Tôi chỉ sợ, khi cưới về, anh lộ ra bản chất, e là tôi khó mà hạnh phúc được? Mọi người hãy cho tôi lời khuyên với?
Theo Afamily
"Có sữa cho con đâu mà cô cũng lắm thế?"
Tôi rất khâm phục bạn bởi bạn dám làm những hành động mà nhiều chị em không dám làm. Tôi ước giá như chồng mình cũng đứng về phía mình một lần thì tuyệt vời biết bao.
Có quá nhiều mâu thuẫn trong gia đình mà tôi chẳng biết phải giải tỏa từ đâu, như thế nào. Chồng tôi là bộ đội, anh đi biền biệt suốt ngày suốt năm. Anh chỉ về phép ngắn hạn thăm vợ, thăm gia đình rồi lại đi. Từ khi lấy chồng, tôi sống trong tủi nhục khi bị cả gia đình chồng dò xét, phán xử mà nguyên nhân chẳng có gì đặc biệt.
Tất cả nguyên nhân chỉ vì mẹ chồng chưa bao giờ hài lòng ở tôi. Ngay từ ngày anh dẫn tôi về ra mắt đến khi đã chính thức làm con dâu bà, bà lúc nào cũng ngứa mắt với tôi. Tôi lại là đứa con gái chậm chạp nên mẹ chồng càng ghét.
Mối tình đầu của tôi là một người đàn ông có tính Sở Khanh, lăng nhăng. Ngày tôi suy sụp vì tình đầu phản bội thì Thiều - chồng tôi xuất hiện. Anh là một người đàn ông mẫu mực, hiền lành, có trách nhiệm. Gặp anh tôi như người chết đuối vớ được cọc, chúng tôi yêu nhau đơn giản như chính con người của hai đứa.
Tôi tự thấy mình là người hòa đồng, sởi lởi nhưng không khéo léo. Tôi thẳng thắn, không nịnh nọt và đó chính là điểm yếu của tôi. Mẹ chồng thì ngay từ đầu đã thể hiện không ưa tôi chút nào. Sự thẳng thắn của tôi không phải là sự tranh luận gay gắt hay cãi cọ với bố mẹ mà tôi chỉ im lặng khi thấy có biến xảy ra.
Làm dâu nhà chồng được 7 tháng, một lần bố mẹ chồng về quê, tôi hăng hái dọn dẹp từ tầng 1 lên tầng 4 những mong khi mẹ về sẽ vui. Thực sự nhà tôi rộng nhưng lại hóa lại chật vì bà có ý nghĩ năng nhặt chặt bị, nhìn đâu trong nhà cũng thấy đồ đạc. Tôi gom hết hộp nhựa cũ, giày dép rách, đồ ăn cũ thừa vứt đi. Tôi vứt luôn túi linh chi mốc xanh mốc đỏ mà bà đã để đó chừng 2 năm có lẻ.
Một lần bố mẹ chồng về quê, tôi hăng hái dọn dẹp từ tầng 1 lên tầng 4 những mong khi mẹ về mẹ sẽ vui(Ảnh minh họa)
Bà về thấy nhà cửa thay đổi, mặt bà biến sắc. Trong khi tôi đang lúi húi giặt đồ trên sân thượng, bà chạy lên hỏi "Linh chi của tôi, cô để đâu?". Rồi bà đay nghiến tôi: "Chắc cô muốn tôi chết sớm nên toàn vứt đồ ngon của bổ của tôi đi phải không?"
Dù tôi đã giải thích chúng đã hết hạn, bị mốc xanh đỏ lên nhưng bà nhất quyết không nghe theo. Chỉ chuyện nhỏ như vậy mà bà giận con dâu không nói lời nào suốt vài tháng. Thậm chí nhìn thấy tôi bà nhăn mặt quay đi chỗ khác.
Món nào tôi nấu, bà tránh hoàn toàn không thèm ăn. Hôm nào đi làm có việc đột xuất phải về nấu cơm muộn thì bà đã lôi mỳ ra nhai rôm rốp. Tôi ái ngại nhờ chị chồng xoa dịu mẹ. Tôi vừa mở miệng nhờ, chị đã bảo: "Em mới về nhà chồng có một thời gian ngắn thôi mà đã muốn thay này đổi nọ. Em định đổi chủ ngôi nhà nữa hả?".
Tôi thấy ái ngại vì không nghĩ một chuyện nhỏ như vậy mà mẹ và chị chồng lại nghĩ biển nghĩ sông như thế. Tôi buồn lắm nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự thấy mình thật vô duyên khi vứt đồ của người khác mà không một lời hỏi chủ nhân.
Từ đó, tôi chỉ quán triệt dọn dẹp trong phòng mình và cuối tuần lau nhà. Làm thế, mẹ chồng cũng gọi điện mách chồng tôi là "Nó mất dạy lười nhác, ở bẩn như lợn, không bao giờ dọn dẹp nhà cửa để mình bà 67 tuổi đi quét 4 tầng gác".
Vì chồng, vì bản thân, tôi cũng cố gắng mềm mỏng, hòa nhã, sởi lởi. Lần nào đi đâu xa, tôi cũng mua quà cho bà, lúc thì cái áo, lúc thì kem dưỡng da. Tất cả tôi chỉ mong mẹ và gia đình chồng hiểu con dâu hơn.
Một ngày, bố mẹ đẻ từ quê lên mang cho tôi cân gạo, con gà. Tôi hăng hái mời bố mẹ ở lại ăn cơm cùng gia đình. Nghĩ lại, tôi thật ngu ngốc. Bởi tôi cứ ngây thơ nghĩ mẹ tôi cũng sẽ vui vẻ đồng ý với sự hiện diện của thông gia.
Vậy mà khi biết bố mẹ tôi ở lại buổi tối đó, mặt bà sưng lên, cắn cảu chẳng nói được câu nào nên hồn với thông gia. Bà còn đá thúng đụng nia chửi đổng con chó nhà hàng xóm kế bên nữa.
Mẹ tôi hỏi gì, bà mẹ chồng cũng nhướn mày, hắng giọng, thở dài: "Tôi chẳng để ý", "Bà nói gì cơ", "Người Hà Nội chúng tôi ít khi vừa ăn vừa nói lắm".
Đương nhiên, những câu nói và thái độ tỏ rõ này của bà khiến bố mẹ tôi phật lòng. Ngay sau khi bố mẹ về, mẹ chồng nói với tôi: "Nhà này có phải là bãi rác đâu mà bố mẹ cô cứ tha lôi các thứ rẻ tiền từ quê lên thế? Từ giờ thích ăn gì thì mang ra ngoài mà ăn với nhau".
Tôi tím mặt nhận ra vấn đề của mẹ chồng: bà ghét tôi, ghét gia đình tôi, bà còn có vẻ vẫn thù tôi về vụ tôi vứt linh chi của bà. Rồi tôi điếng người khi một lần vô tình nghe được bà gọi điện mách con trai: "Mày về mà dạy nó. Mẹ nói mà mặt nó trâng tráo, nhâng nhâng lên. Hay bỏ nó đi con ạ, mày về mẹ kiếm vợ khác cho mà lấy".
Tôi nuốt bồ hòn làm ngọt, tôi nghĩ mình cũng là người mới mà người mới lúc nào chẳng khó hòa nhập, ở ngoài xã hội đã khó chứ nói gì tới chuyện mẹ chồng con dâu.
Sau cưới 1 năm, tôi có bầu, thời gian có bầu tôi rất dễ mệt mỏi nhưng đều cố kiếm chế được. Khi sinh con, tôi bị băng huyết sau sinh phải ở viện 14 ngày. Thời gian đầu mẹ đẻ trông tôi suốt, gia đình nhà chồng chẳng ai vào chăm cũng như hỏi thăm cháu.
Dù không muốn theo con gái về nhà thông gia nhưng vì thương con gái nên mẹ tôi cũng phải theo về từ bệnh viện. Tôi nhớ như in ngày đầu ra viện, hai mẹ con lếch thếch vào nhà. Mẹ chồng ngồi ở ghế sô pha chẳng thèm chạy ra đón còn hất hàm hỏi: "Thiên hạ đẻ hôm trước hôm sau về. Hai mẹ con cô nghỉ mát ở bệnh viện hay sao mà 20 ngày mới mò về. Làm bộ làm tịch như kiểu đau đớn lắm ấy".
Tôi mệt đứt hơi chẳng buồn nói, buồn giải thích, tôi cứ lẳng lặng bế con lên phòng. Chẳng thèm mời bà thông gia ngồi, bà còn nói phân bua: "Thôi thì trăm sự nhờ bà chăm nom nó thời gian ở cữ. Nó chẳng thèm nhờ vả tôi lấy 1 câu thì tôi cũng kệ xác".
Mẹ tôi vừa ngại vừa ức thông gia nhưng vẫn cố nói rằng: "Con dại cái mang bà ạ. Với lại đã là con cháu trong nhà đừng chấp nhời quá. Mong bà thông cảm cho nó trẻ người non dạ".
Càng sống với nhà chồng, tinh thần tôi ngày càng kiệt quệ. Tôi chẳng biết mình nên giải thoát cho bản thân như thế nào nữa (Ảnh minh họa)
Tay vừa bế con lên lầu mà tôi cứ tuôn rơi nước mắt ngắn dài. Tôi đứng lại nói xuống phía dưới cầu thang trong tiếc khóc: "Mẹ ơi, con mệt mỏi lắm rồi, con bị băng huyết nên phải ở viện chứ đi nghỉ mát đâu ạ?". Bà nhìn tôi cười khẩy ra điều không tin.
Thái độ thông gia lạnh nhạt quá nên dù thương con gái mẹ tôi cũng chỉ cố ở lại 3 ngày chăm con gái sau sinh. Bà về nhà mà cứ dặn tôi phải tự lo cho bản thân mình. Bà sẽ không bao giờ thèm bước chân đến đây thăm con thăm cháu nữa.
Mẹ đẻ tôi về, mẹ chồng cũng chẳng mấy khi lên phòng thăm và bế cháu. Hàng ngày bà cũng chẳng chăm gái đẻ và cháu nhiều. Thời kỳ nằm cữ, tôi chưa bao giờ có bữa phụ để ăn. Có lần đói quá, tôi phải bế con ra đầu ngõ ăn cháo sườn. Khi về, mẹ chồng liếc xéo: "Chết vì cái mồm, chỉ ăn với uống, có sữa đâu mà cô đớp lắm thế?".
Đến lúc này tôi chẳng chịu được nữa, tôi nhìn mẹ trân trân rồi bế con về phòng. Tôi xác định mình sẽ câm, sẽ điếc trong cái nhà này, thực sự tôi mệt mỏi lắm rồi.
Chồng thì đi biền biệt, với lại tôi cũng không muốn anh đi xa phải phiền lòng về chuyện mẹ chồng - nàng dâu nên thường giấu anh. Mẹ chồng thì nhìn tôi bằng con mắt ghét cay ghét đắng. Tôi nên làm gì trong hoàn cảnh này đây? Tôi đang dự định khi con tròn 6 tháng và đi làm trở lại, tôi sẽ bồng con về nhà mẹ đẻ. Tôi có nên cố gắng thêm từng ngày ở nhà chồng trong sự ức chế nữa không?
Theo Quế Chi/Trithuctre
7 điều phụ nữ không thích nhưng vẫn phải làm Mọi phụ nữ đều phải trải qua những vấn đề mà không biết tỏ cùng ai: "Trời ơi, tôi thực sự không muốn làm điều này nhưng không làm thì không ổn." Trong cuộc sống, phụ nữ phải luôn đối phó với nhiều tình huống cá nhân mà cánh mày râu thực sự không thể hiểu hết được. Đứng trên lập trường của...