Tròn mắt ngắm phương pháp đắp cao mũi bằng bột mì
Phương pháp nâng mũi đang gây xôn xao cộng đồng mạng với nguyên liệu chính là bột mì và keo dính.
Những ngày gần đây, các trang mạng Đài Loan đang khiến nhiều chị em mê làm đẹp xôn xao với loạt ảnh mô tả quá trình tự nâng sống mũi không cần dao kéo, với nguyên liệu chính gồm… bột mì và keo dính.
Chỉ cần trộn đều một chút bột mì, chất keo để kết dính và thêm vào chất tạo màu cho phù hợp với tông màu da, sau đó khéo léo nhào nặn, chỉnh sửa, cô gái trong bức ảnh đã “hô biến” chiếc mũi tẹt bẩm sinh thành mũi cao thẳng tắp.
Nguyên liệu ban đầu bao gồm chất bột trắng như bột mì và keo dính để tạo độ dẻo cho hỗn hợp…
…sau khi nhào thành khối, tiếp tục thêm chất tạo màu vào cho khối bột có màu giống với màu da.
Chỉ với vài thao tác nhào nặn đơn giản, chị em đã sẵn sàng với nguyên liệu”nâng mũi” tự chế.
Video đang HOT
Theo như những bức ảnh này, sau khi đắp mũi xong, chị em hoàn toàn có thể tiến hành trang điểm như bình thường, chỉ cần chú ý một chút đến việc dặm phấn để màu da không lệch tông với màu của hỗn hợp vừa đắp lên mũi. Khi tẩy trang, bạn chỉ cần lột nhẹ là chiếc mũi giả này đã bong ra.
Cận cảnh khuôn mặt sau khi được “lắp” mũi giả và trang điểm.
Có thể thấy một sự khác biệt “không hề nhẹ” khi so sánh gương mặt cô gái lúc đầu với chiếc mũi tẹt và sau khi trang điểm, làm tóc với mũi đã đắp cao.
Ở góc nhìn nghiêng, khuôn mặt cũng khá tự nhiên.
“Mũi giả” dễ dàng bóc ra khi tẩy trang.
Dù vẫn chưa thể xác định rõ ràng danh tính của các loại nguyên liệu kể trên và thực hư xác suất thành công của chiêu “nâng mũi tại gia” này, blogger người Đài Loan này cũng đã khiến cư dân mạng một phen trầm trồ và rôm rả bình luận về khả năng sáng tạo của mình.
Nhiều cư dân mạng còn dí dỏm cho rằng nếu quả thực đây là phương pháp làm đẹp khả thi và an toàn thì chị em hẳn sẽ đỡ đau đầu hơn khi cân nhắc thực hiện phẫu thuật nâng mũi, vì lựa chọn phẫu thuật chắc hẳn sẽ đau hơn và tốn kém hơn so với việc nhào nặn thủ công này.
Theo Eva
Kinh nghiệm chọn phương pháp nâng mũi phù hợp
Nếu đang phân vân chưa biết chọn giải pháp nào cải thiện chiếc "mũi tẹt" của mình, thì hi vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích phần nào cho bạn!
Sống mũi cao, thẳng tạo nên vẻ thanh tú, sang trọng cho khuôn mặt là niềm mơ ước của nhiều người, đặc biệt là chị em. Tuy nhiên, người Việt Nam lại thường sở hữu chiếc mũi thấp đặc trưng. Ngày nay, có khá nhiều lựa chọn giúp "nâng cấp" chiếc mũi, xong không phải ai cũng biết cách lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân mình. Nếu đang phân vân chưa biết chọn giải pháp nào cải thiện chiếc "mũi tẹt" của mình, thì hi vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích phần nào cho bạn!
Bạn đang mơ ước sở hữu một chiếc mũi cao, thanh thoát?
Nâng mũi bằng chỉ Collagen
Nâng mũi bằng chỉ Collagen là phương pháp được áp dụng từ lâu trên thế giới và Việt Nam. Với phương pháp này, bác sỹ đưa những sợi chỉ có cấu tạo tương tự collagen của cơ thể để nâng cơ xung quanh mũi, từ đó bó sợi collagen được nâng lên sẽ giúp mũi trở lên cao hơn rõ rệt.
Phương pháp này ghi điểm tuyệt đối cho những chiếc mũi thấp nhưng nhỏ nhắn, vì ngoài khả năng nâng mũi một cách tự nhiên mà không cần đụng chạm "dao kéo", thì những sợi chỉ collagen còn có tác dụng làm vùng cơ quanh mũi săn chắc, mịn màng. Hiệu quả nâng mũi bằng chỉ Collagen sẽ giảm dần theo thời gian do chỉ tự tiêu biến đi và sau 1 - 2 năm, bạn nên bổ sung thêm chỉ để duy trì.
Nâng mũi với filler (chất làm đầy)
Đây cũng là 1 phương pháp nâng mũi tạm thời đáng quan tâm dành cho những ai "ngại" phẫu thuật. Filler không có khả năng di chuyên từ chỗ này qua chỗ khác nên khi tiêm vào da sẽ cho kết quả chính xác ngay tại nơi muốn điều trị. Chính vì vậy, chích filler tỏ ra khá hiệu quả trong việc tạo nên một chiếc mũi cao thẳng đáng mơ ước.
Phương pháp này phù hợp cho người có mũi gãy, không có sóng mũi hoặc sóng mũi không cao, chóp mũi thô, đầu tròn muốn cải thiện để trông hài hòa hơn. Những người đã từng phẫu thuật nâng mũi cũng có thể kết hợp sử dụng Filler để làm "mềm hóa" những đường nét "cứng cáp" của sụn nhân tạo. Tương tự nâng mũi bằng chỉ Collagen, nâng mũi bằng chất làm đầy chỉ có tác dụng trong vòng 12 đến 18 tháng, do đó bạn phải tiêm duy trì sau khoảng mỗi 18 tháng.
Phẫu thuật nâng mũi
Kỹ thuật dùng một thanh silicone, thường là hình chữ L để nâng mũi được phổ biến từ nhiều thập kỷ qua. Trước đây nâng mũi đơn thuần là đặt mảnh sụn nhân tạo silicone vào mũi, với mục đích là nâng cho sóng mũi cao lên. Để khắc phục một số biến chứng như mũi sưng đỏ, lộ sóng thậm chí có trường hợp thủng đầu mũi do silicone căng quá mức, các bác sĩ đã dùng sụn tự thân để bọc vào đầu mũi, hoặc đầu sụn nhân tạo để bảo vệ đầu mũi.
Với phương pháp này bạn sẽ sở hữu dáng mũi cao, thẳng, khá tự nhiên với chi phí vừa phải. Tuy nhiên, như mọi dạng phẫu thuật khác, phẫu thuật nâng mũi cũng có một số hạn chế và rủi ro nhất định: như nhiềm trùng vết mổ, làm biến dạng lỗ tai do bác sĩ lấy sụn vành tai quá nhiều hoặc không đúng cách (với trường hợp dùng sụn vành tai), hoại tử các mô cơ, (đối với nâng mũi bọc sụn tự thân), mũi cong vẹo, lung lay hay thậm chí là thủng đầu mũi.
Theo Eva
2 cô gái lên truyền hình tố bác sỹ làm hỏng mũi Sau một thời gian "dao kéo", mũi của 2 cô gái sưng phồng, tấy đỏ và còn đào thải silicon ra ngoài. Với những thiếu nữ đến từ xứ sở chùa Vàng, phẫu thuật thẩm mỹ không còn là điều lạ lẫm. Tuy tự hào với nền công nghiệp "dao kéo" hàng đầu thế giới nhưng ở Thái Lan, vẫn có không ít...