Trộn ma túy vào thuốc lá điện tử, đầu độc học sinh
Thống kê của Bộ Y tế, năm 2020 có 8,35% học sinh lớp 8-12 va khoảng 2,6% thanh thiếu niên 13-17 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử.
Từ cuối 2019 đến nay đã ghi nhận nhiều vụ ngộ độc ma túy có trong loai thuốc lá nay.
Sô hoc sinh sư dung thuôc la điên tư ngay cang tăng
Không khó để bắt gặp hình ảnh các em học sinh mặc áo đồng phục uống nước và hút thuốc lá điện tử sau những giờ học tại các quán cafe, giải khát gần trường. Với lý do thuốc lá điện tử “không ảnh hưởng đến người xung quanh”, “tạo mùi thơm miệng”, “ít gây bệnh và đặc biệt giúp cai thuốc lá truyền thống hiệu quả”,… nhiều học sinh còn sử dụng thuốc lá điện tử thể hiện sự sành điệu, theo kịp “trend” giới trẻ. Học sinh cấp 2, cấp 3 sử dụng thuốc lá điện tử theo dạng vape, pod…
Học sinh sư dung thuôc lá điện tử ngay cang gia tăng.
Con số học sinh sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng gia tăng. Theo số liệu điều tra Quốc gia sức khỏe học đường do Bộ Y tế thực hiện năm 2019 ghi nhận 2,6% học sinh trong lứa tuổi 13-17 đang sử dụng thuốc lá điện tử. Cuộc điều tra tương tự năm 2005, tỷ lệ này là 0,2%.
Học sinh phải nhập viện vì hút thuốc lá điện tử chứa ma túy
Video đang HOT
Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, 3 tháng gần đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử có chứa ma túy. Mới đây nhất, trung tâm điều trị cho một số học sinh đến từ tỉnh Yên Bái. Gia đình cho biết, ban đầu các em học sinh đã được cho hút thuốc lá điện tử có hương vị rất lạ mà không phải mất tiền mua, nhưng những lần sau đó thì phải trả tiền.
Sau khi dùng, các em đã có biểu hiện phê thuốc: tinh thần bất thường, tay liên tục “múa” đến mệt lả rồi ngủ thiếp đi. Qua kiểm tra cho thấy loại thuốc lá điện tử này chứa ma túy.
Các mẫu thuốc lào, thuốc lá điện tử chứa chất ma túy tổng hợp mới được giám định tại Trung tâm Giám định Ma túy Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an.
Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Giám định ma túy, Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an cho thấy, trong thuốc lá điện tử chứa ma túy mới chưa có trong danh mục chất gây nghiện, gây loạn thần, ảo giác, có thể dẫn tới ngộ độc, tử vong nhanh chóng đối với người sử dụng.
Một ca bệnh khác cũng vừa được cấp cứu tại BV Bạch Mai là nam thanh niên 23 tuổi có biểu hiện hoang tưởng, kích động dữ dội sau khi dùng thuốc lá điện tử. Xét nghiệm tinh chất có trong loại thuốc lá điện tử mà thanh niên này sử dụng cho thấy có chứa chất ma túy mới.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường – Giám đốc Trung tâm Giám định ma túy Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an chia se, câu chuyện của một người đàn ông mang thuốc lá điện tử của con đến Viện Giám định ma túy sau khi nhận thấy sự thay đổi trong hành vi, tâm lý của con trai mình sau mỗi lần hút thuốc lá điện tử.
Ông kể, thấy biểu hiện của con trai như thế, ông cũng lấy hút thử, sau khi hút, đầu óc tối sầm, quay cuồng. Khi đó ông có thể nhận thức, nghe được từng lời nói của mọi người xung quanh nhưng không thể ngồi dậy. Tuy nhiên, ngày hôm sau khi mọi người hỏi những gì đã diễn ra hôm trước thì ông không hề nhớ. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong thuốc lá điện tử của cậu con trai ông có chất hướng thần 5F-MDMB-PICA.
Theo TS. Trường, chất hướng thần 5F-MDMB-PICA trước đây chỉ có trong cỏ Mỹ, nhưng đến nay các đối tượng đã sử dụng những loại vật mang mới như: tinh dầu thuốc lá điện tử, thuốc lào. 5F-MDMB-PICA là một trong những loại ma túy tổng hợp kích thích thần kinh trung ương gây ảo giác mạnh về không gian và thời gian. Khi sử dụng lâu dài, 5F-MDMB-PICA khiến cấu trúc của thần kinh bị tổn thương và dẫn đến bị tâm thần phân liệt. Các loại ma túy thế hệ mới còn có thể dẫn tới ngộ độc và tử vong nhanh chóng.
Thanh niên bị ảo giác vì thuốc lá điện tử, 5 người khống chế đưa đi cấp cứu
Nam thanh niên 23 tuổi ngộ độc thuốc lá điện tử gây ảo giác, kích động. 5 người người khống chế đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp này bị ngộ độc thuốc lá điện tử khá nặng.
Bệnh nhân được 5 người khống chế, đưa vào cấp cứu trong tình trạng kích động dữ dội, hoang tưởng, ảo giác. Bác sĩ sau đó phải dùng thuốc an thần, gây mê kết hợp thở máy để điều trị cho bệnh nhân.
Mẫu thuốc lá người nhà mang tới đã được Bệnh viện Bạch Mai chuyển đến Viện Pháp y quốc gia xét nghiệm, phát hiện bên trong chứa thành phần cần sa tổng hợp là một chất rất mới, rất độc với thần kinh và tim mạch.
Sau nhiều ngày điều trị, bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.
Nam thanh niên bị sốc ma túy sau khi hút thuốc lá điện tử, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Theo TS Nguyên, từ 2019 đến nay, Trung tâm tiếp nhận rải rác các trường hợp bị ngộ độc ma túy trong thuốc lá điện tử. Hầu hết các trường hợp này đều rất trẻ, một số là học sinh cấp 3, có biểu hiện co giật, sốc, ảo giác, kích thích... khi đến viện.
Thuốc lá điện tử có rất nhiều loại, sử dụng điện để đốt cháy các chất lỏng bên trong, tạo ra khói khi hút giống như hút thuốc lá thật. Thuốc lá điện tử có loại dùng 1 lần và loại dùng pin, tái sử dụng nhiều lần
Các dung dịch được bơm vào thuốc lá điện tử thường chứa nicotin (thành phần gây nghiện trong thuốc lá truyền thống) và các chất tạo hương liệu, phụ gia, tạo màu... Thậm chí hàm lượng nicotin trong một điếu thuốc điện tử có thể tương đương 3-5 bao thuốc lá thông thường.
Vì vậy thuốc lá điện tử thông thường đã độc, lại thêm hương liệu độc hại, khi đốt nóng hình thành các chất gây ung thư, tổn thương phổi cấp. Tại Mỹ đã ghi nhận ít nhất 68 trường hợp tử vong do viêm phổi cấp sau khi sử dụng thuốc lá điện tử.
Đáng lưu ý, có tình trạng trộn thêm ma túy vào thuốc lá điện tử, các chất này khi đốt nóng còn nguy hại gấp nhiều lần. Mỗi ngày thế giới ghi nhận thêm hàng chất từ cần sa, ma túy tổng hợp, vì vậy năng lực xét nghiệm chậm hơn tốc độ gia tăng các chất gây nghiện.
TS Nguyên cho biết, hiện các phòng xét nghiệm lớn của Hà Nội mới chỉ xác định được khoảng 180 chất. Đó là nguyên nhân khiến nhiều trường hợp sau khi nhập viện, dù có những triệu chứng điển hình của ngộ độc ma túy nhưng kết quả xét nghiệm không thể xác định được đó là loại chất gì.
Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, các nghiên cứu đã chứng minh, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có tác hại không thua kém thuốc lá truyền thống.
Trong năm 2015, Việt Nam chỉ có 0,2% dân số sử dụng thuốc lá điện tử thì đến năm 2020, riêng lứa tuổi từ 13-17 sử dụng thuốc lá điện tử đã chiếm 2,6%.
Vì vậy, Bộ Y tế đã đề nghị cấm hoàn toàn dưới mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như: thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng hay shisha. Việc này đã nhận được sự đồng tình của nhiều cơ quan, người dân.
Thuốc lá điện tử: "Cạm bẫy hương vị" chốn học đường Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến năm 2020 tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong lứa tuổi 13 - 17 là 2,6%. Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở giới trẻ lên tới 7%. Nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả, kịp thời, tỷ lệ này sẽ...