Trốn Chạy Quỷ Dữ Nam Phi trình làng khán giả Việt bộ phim kinh dị về nạn ấu dâm
Mượn yếu tố tâm linh, Trốn Chạy Quỷ Dữ ( The Tokoloshe) đã lên án nạn ấu dâm đang diễn ra tại Nam Phi nói riêng và toàn thế giới nói chung. Bộ phim xoay quanh cô bé Busi nghèo khổ phải kiếm sống bằng cách dọn vệ sinh tại một bệnh viện xuống cấp ở trung tâm Johannesburg.
Những cô bé đáng thương bị lạm dụng trong bệnh viện
Poster của Trốn Chạy Quỷ Dữ
Câu chuyện bắt đầu khi Busi phát hiện ra một cô bé đang bị con quái vật vô hình – vốn được các y tá gọi là Tokoloshe, lạm dụng hằng ngày. Khi từng bước giúp cô bé ấy thoát khỏi sự tấn công của con quái vật, Busi phát hiện ra một sự thật kinh hoàng về những đứa trẻ mồ côi đáng thương mắc phải căn bệnh AIDS. Liệu một mình Busi có thể giải thoát được bọn trẻ không? Hay cô bé sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo của Tokoloshe?
Liệu nụ cười sẽ còn mãi trên môi cô bé?
Trong thần thoại Nam Phi, Tokoloshe là con quỷ chuyên tấn công phụ nữ, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì thế, Trốn Chạy Quỷ Dữ đã tận dụng yếu tố ma quỷ này để làm nỗi bật một vấn nạn toàn cầu. Con quái vật mà chúng ta đối mặt thời thơ ấu có thật sự là một thế lực tâm linh nào đó hay chỉ đơn thuần là một con người có dã tâm đang hiện diện quanh đây? Việc Busi đứng lên giúp đỡ những đứa trẻ bất hạnh còn ngầm mang ý nghĩa rằng đây là trận chiến của cô với bóng ma quá khứ. Chỉ khi chiến thắng được nó, cô bé mới có thể ngủ yên giấc và mạnh mẽ bước tiếp trên đường đời. Nhưng cô sẽ thành công chứ?
Trốn Chạy Quỷ Dữ dự kiến được khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 09.11 và không dành cho khán giả dưới 18 tuổi.
Theo moveek.com
Có phải phim kinh dị đang đối xử tệ phụ nữ quá mức mà "bỏ quên" cánh đàn ông?
Các đạo diễn trong phim kinh dị dường như có thói quen đối xử tệ với các nhân vật nữ mà quen rằng đàn ông cũng dễ bị tổn thương không kém.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi Allyson Nelson (Andi Matichak) là người sống sót sau khi chứng kiến Michael Myers (Nick Castle) tàn sát hết bạn bè trong Halloween(2018). Đây là điều được dự báo trước bởi nhân vật bà ngoại của cô nàng là Laurie Strode (Jamie Lee Curtis) cũng đóng vai trò tương tự trong phần phim gốc cùng tên hồi năm 1978.
Phái nữ thường chịu nhiều đau khổ trong phim kinh dị hơn nam giới.
Thậm chí, nhà phê bình Carol J. Clover từng xuất bản cuốn Men, Women, and Chain Saws: Gender in the Modern Horror Film (1992) việc phái nữ sống sót trong phim kinh dị "chặt chém", gọi chung là Final Girl (Cô gái cuối cùng), đã trở thành một điều luật bất thành văn tại Hollywood. Bộ phim Final Girl (2015) càng củng cố thêm giả thuyết này. Câu hỏi đặt ra là những "chàng trai cuối cùng" đâu ra cả rồi?
Thật ra thì họ vẫn tồn tại dù rất hiếm thấy. Chris (Daniel Kaluuya) trong Get Out(2017) hay Paxton (Jay Hernandez) trong Hostel (2005) đều trả thù được kẻ thủ ác dù chịu không ít bầm dập. Brent (Xavier Samuel) bị đóng đinh hai chân xuống sàn nhà nhưng vẫn kịp trốn thoát trước khi "phẫu thuật thùy não" trong The Loved Ones(2009). Mark (Leigh McCloskey) tránh được Thần chết trong Inferno (1980) dù người xem có thể đoán được rằng anh chàng vẫn chẳng thoát được như cách Alex (Devon Sawa) bị lấy mạng trong Final Destination (2000).
Chris là nam chính hiếm hoi bị "đối xử tệ " trên màn ảnh rộng.
MacReady (Kurt Russell) và Childs (Keith David) sống sót đến cuối cùng trong The Thing (1982). Tuy nhiên, khán giả cũng có thể đặt ra nghi vấn về việc họ có thể sinh tồn được bao lâu tại Nam Cực mà chẳng còn bất kỳ đồ tiếp tế nào. Ngoài ra, bộ phim này cũng là trường hợp đặc biệt khi chẳng có bất kỳ nhân vật nữ nào. Gần đây nhất, Peter (Alex Wolff) của Hereditary (2018) là "chàng trai cuối cùng" nhưng thực chất cũng chỉ là nạn nhân vào phút chót.
Bạn có thể cho rằng việc nam giới đối mặt với nguy hiểm đang bị ngó lơ bởi dòng phim kinh dị ngày càng mang nặng yếu tố nữ quyền hơn. Hồi đầu năm, tờ Screen Daily đưa tin rằng:" Những khán giả trung thành của thể loại kinh dị đang chuyển dịch từ nam thanh niên sang đối tượng nữ giới trẻ hơn nữa."
Nữ giới thường bị đóng khung với hình ảnh khóc lóc dù sống sót tới cuối cùng.
Dù "những cô gái cuối cùng" nhiều hơn hẳn các chàng trai, nhưng cần phải ghi nhớ rằng, họ vẫn bị ngược đãi và đe dọa trước khi giành chiến thắng trước tuyến phản diện. Có phải các nhà làm phim và người xem cảm thấy thoải mái hơn khi đỗiử tệ nữ giới hơn là nửa còn lại? Bạn có thường xuyên chứng kiến các nhân vật nam la hét hay cầu xin tha mạng trong phim kinh dị không?
Nhưng nếu việc đàn ông bị đối xử tệ trên màn ảnh rộng là hiếm thấy thì liệu có mâu thuẫn với các khái niệm nam tính không? Phái mạnh luôn được coi là trụ cột để chiến đấu chống lại cái ác chứ không phải nạn nhân. Phải chăng việc để họ sống sót khiến thể loại kinh dị chẳng khác gì phim hành động thông thường như Arnold Schwarzenegger trong Predator (1987), Bruce Willis trong Die Hard, James Bondhay Jason Bourne (Matt Damon).
Trong khi đó, nam giới với cơ bắp là điều quá đỗi quen thuộc.
Có thể các nam đạo diễn thích khủng bố phụ nữ như một hình thức thống trị trên màn ảnh rộng vậy. " Tôi thích xem một cô gái xinh đẹp với thân hình quyến rũ bị hại hơn là những người xấu xí" - Đạo diễn người Ý Daria Argento từng chia sẻ. Brian de Palma - thuyền trưởng của Carrie (1976) - cũng đồng tình khi cho rằng:" Bạn sẽ thấy sợ hãi hơn nếu đó là một cô gái thay vì gã đàn ông."
Đạo diễn người Pháp Pascal Laugier người nổi tiếng vì tra tấn nữ nhân vật đến chết trong phim kinh dị tâm lý Martyrs (2008), thừa nhận rằng mối liên hệ giữa hai chị em bị ngược đãi và đau khổ trong bộ phim mới nhất, Incident in a Ghostland(2018), được lấy cảm hứng từ mối quan hệ giữa ông và anh trai. Vậy tại sao ông không chọn các diễn viên nam?
" Nhân vật nam kéo tôi trở lại vào một hiện thực mà tôi luôn muốn cố gắng trốn thoát, trong khi nhân vật nữ ngay lập tức gắn kết vào cách kể chuyện yêu thích của tôi." - Pascal nói.
Đã tới lúc các nhà làm phim "bình đẳng" hơn với nam giới.
Bất kỳ ai cũng có thể khủng bố các nhân vật nữ, nhưng tìm ra lý do các nhà làm phim ngại làm điều tương tự với nam giới thì quan trọng hơn nhiều. Trong Calvaire(2004), đạo diễn người Bỉ Fabrice Du Welz từng cho nam chính Marc Stevens (Laurent Lucas) bị bắt cóc, ép phải mặc đầm như phụ nữ và bị lạm dụng quan hệ.
Một trong những điểm mạnh của thể loại kinh dị là giúp các nhà làm phim cũng như khán giả khám phá những phần tâm lý mà các dòng phim chính thống khác không dám khai thác. Vì vậy, việc đánh mạnh vào sự nam tính chắc chắn cũng là một điều đáng được quan tâm.
Giống với các phong trào nữ quyền, giải phóng đàn ông khỏi các khái niệm truyền thống cũng quan trọng không kém đề cao sức mạnh ở phái nữ. Đã đến lúc các đạo diễn xem xét việc nhân vật nam cũng dễ tổn thương không kém phái đẹp.
Theo Trí thức trẻ
Nổi da gà với 4 bộ phim kinh điển dựa trên những sự kiện có thật cực kỳ ghê rợn của nhân loại Bạn sẽ chẳng thể tin nổi những bộ phim kinh dị, trinh thám kinh điển mà chúng ta luôn hứng thú hóa ra lại dựa trên những câu chuyện có thật rùng rợn như thế này. 1. Split - Tách Biệt (2016) Bộ phim đạt giải Empire cho Phim kinh dị hay nhất Split trên thực tế lấy cảm hứng người đàn ông...