Trốn chạy khỏi Triều Tiên Nhiệm vụ bất khả thi
Nếu họ vượt biên bằng cách chạy qua vùng phi quân sự giữa biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc hoặc bơi qua sông Áp Lục giữa Triều Tiên – Trung Quốc, họ có thể bị bắn chết bởi lính biên phòng theo chỉ thị của ông Kim Jong-il cho Ủy ban quốc phòng vào 2009.
Từ đầu tháng 11/2013 đến nay, Triều Tiên đã hành quyết công khai khoảng 80 người vì đã xem nhiều chương trình truyền hình Hàn Quốc – một hành vi bị nghiêm cấm tại Triều Tiên. Điều này đã khiến Tổ chức Nhân quyền quốc tế, cũng như cộng đồng thế giới lên án vì sự độc tài vô nhân đạo của nước này.
Không chỉ gặp vấn đề với các sản phẩm văn hóa, người dân Triều Tiên cũng thường xuyên phải sống trong đói khổ và thiếu thốn các cơ sở vật chất cơ bản như điện, nước. Chính vì vậy, họ luôn tìm cách vượt biên sang các nước khác, đặc biệt là Hàn Quốc.
Tuy nhiên, cuộc chạy trốn của những người Triều Tiên chưa bao giờ suôn sẻ, do sự khó khăn về đường đi, cũng như những hình phạt khủng khiếp khi thất bại.
Những người Triều Tiên có rất ít lựa chọn khi vượt biên bởi hai nước có biên giới đất liền giáp Triều Tiên đều không phải điểm đến dễ dàng. Thứ nhất, họ không thể sống ở Trung Quốc, do nước này hợp tác với chính phủ Triều Tiên và xem tất cả những người Triều Tiên chạy khỏi đất nước là những người nhập cư bất hợp pháp hơn là người tị nạn, và trả về nước tất cả những người mà nước này bắt giữ. Thứ hai, con đường duy nhất để sang Hàn Quốc là vượt qua khu vực phi quân sự vô cùng nguy hiểm giữa biên giới hai nước.
Bên cạnh đó, cách thức vượt biên và hình phạt cũng chia làm hai loại tương ứng.
(1) Những người chạy trốn vượt biên bất hợp pháp sang Trung Quốc nếu bị bắt sẽ bị trả về Triều Tiên. May mắn thì sẽ bị “giam giữ” một thời gian ngắn trong “trung tâm huấn luyện lao động”, hoặc sẽ bị phạt tù nhiều năm, nhưng tệ nhất sẽ là tử hình công khai để răn đe những người khác.
(2) Nếu họ vượt biên bằng cách chạy qua vùng phi quân sự giữa biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc hoặc bơi qua sông Áp Lục giữa Triều Tiên – Trung Quốc, họ có thể bị bắn chết bởi lính biên phòng theo chỉ thị của ông Kim Jong-il cho Ủy ban quốc phòng vào 2009. Như vào năm 2011, lính biên phòng Triều Tiên đã bắn chết 5 người dân khi họ đang cố chạy sang Trung Quốc.
Chính vì vậy, cuộc chạy trốn của những người Triều Tiên đều rất khó khăn, và rất ít người thành công, và họ thường xuyên phải di chuyển qua ít nhất hai quốc gia để có thể đến được nơi cuối cùng họ muốn.
Video đang HOT
Điển hình nhất trong các cuộc vượt biên này có lẽ là câu chuyện của Hyeonseo Lee, một người Triều Tiên đã trốn chạy vào năm 1997, hiện đang sống ở Hàn Quốc và hoạt động vì người tị nạn Triều Tiên. Vào giữa những năm 90, do nạn đói trầm trọng giết chết hơn một triệu người và cả những người họ hàng của cô, cô đã chạy sang Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc sống ở đây lại không dễ dàng, bởi lẽ chỉ cần bị bắt giữ, cô sẽ bị trả về Triều Tiên và kết thúc trong ngục tù. Theo cô Lee, hàng năm có vô số người Triều Tiên bị bắt ở Trung Quốc và bị trả về nước, nơi mà họ bị tra tấn, giam cầm hoặc xử tử công khai.
Người Triều Tiên luôn phải cố gắng che giấu danh tính cho dù đã học tiếng Trung hay có việc làm ở Trung Quốc. Bởi lẽ nếu họ bị phát hiện, tất cả sự ổn định sẽ biến mất. Vì vậy sau 10 năm ở Trung Quốc, cô Lee đã quyết định sẽ sang Hàn Quốc để không phải nơm nớp sống trong lo sợ.
Mặc dù không dễ dàng để hòa nhập vào cuộc sống tại Hàn Quốc, nhưng Lee đã vượt qua được và theo học tại một trường đại học. Nhưng khi mọi chuyện bắt đầu êm xuôi, cô nhận được một tin sét đánh. Chính quyền Triều Tiên đã phát hiện việc cô chuyển tiền cho gia đình mình ở quê nhà từ một người môi giới, và để trừng trị việc này, gia đình Lee bị buộc phải dời về sống ở một vùng quê hoang vu hẻo lánh.
Lo sợ gia đình sẽ bị trừng phạt nặng nề hơn, cô Lee đã lên kế hoạch giải cứu họ. Tuy nhiên, để đón gia đình mình sang Hàn Quốc, cô đã phải bay ngược lại Trung Quốc và tới biên giới Trung – Triều để đưa gia đình “đi lậu” qua Trung Quốc, rồi đi sang một nước khác để mua vé máy bay sang Hàn Quốc. Bởi nếu bị phát hiện nhập cư trái phép ở Trung Quốc sẽ bị trả về Triều Tiên, trong khi từ Triều Tiên không thể đi thẳng sang Hàn Quốc. Sau đó, cô đã phải hướng dẫn họ trên suốt một chặng đường dài hơn 3.200 km ở Trung Quốc và sau đó là ở Đông Nam Á vì gia đình cô không nói được tiếng Trung.
Dù đã may mắn vượt qua nhiều trạm kiểm soát nhờ biết nói tiếng Trung và những cảnh sát dễ tính, nhưng tại biên giới Lào, gia đình cô đã bị bắt bỏ tù vì vượt biên trái phép. Cô Lee đã phải dồn hết tiền đóng phạt và gia đình cô đã được trả tự do sau một tháng ngồi tù. Nhưng khi tới thủ đô Lào, họ lại tiếp tục bị bắt. Trong khi cô tuyệt vọng vì đã không còn tiền để đóng phạt, một người lạ mặt đã trả tiền phạt giúp cô và gia đình. Sau đó, gia đình cô đã may mắn sang được Hàn Quốc.
Thực sự hành trình trốn chạy của cô và gia đình có lẽ là hành trình may mắn nhất trong số những người chạy trốn bởi họ luôn gặp được những sự giúp đỡ và những cơ hội kịp thời. Trong khi tại Triều Tiên, vẫn còn những người đã mất nhiều năm cố gắng, thậm chí là mất mạng để tìm đường đến tự do.
Theo Mothegioi
Nhà giam địa ngục ở Triều Tiên qua lời kể một cựu tù Mỹ
Ngày 23.1.1968, chiếc tàu USS Pueblo bị tàu tuần tra quân đội Triều Tiên tấn công. Sau khi bị bắt, những thủy thủ Mỹ bắt đầu trải qua những ngày "địa ngục trần gian".
Tàu USS Pueblo thực chất là một tàu do thám được cử đi tìm kiếm những trạm radar quân sự dọc các bờ biển Triều Tiên.
Khi tàu bị quân đội Triều Tiên tấn công, 1 trong số 82 thủy thủ Mỹ bị giết, số còn lại bị bắt giữ ngay sau khi thuyền trưởng Pete Bucher đầu hàng vì lượng sức khó mà địch lại, do con tàu được vũ trang yếu. Thêm bằng chứng khó mà chối tội là tàu Pueblo còn chở theo nhiều tài liệu và các thiết bị do thám.
Sau 11 tháng bị giam giữ và tra tấn liên miên, Bucher và các thủy thủ cuối cùng cũng được thả vào tháng 12.1968. Tuy nhiên tàu USS Pueblo thì vẫn còn nằm trong tay người Triều Tiên đến tận ngày nay.
Nhà báo Jack Cheevers đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn và dựa trên các tài liệu của chính phủ Mỹ để tường thuật lại những ngày khốn khổ của ông Bucher và các thủy thủ trong chốn lao tù Triều Tiên, chịu cảnh giữ nghiêm ngặt bởi một sĩ quan Triều Tiên và nhóm binh sĩ dữ tợn.
Những ngày địa ngục
Khi chỉ mới bước sang ngày thứ 2 bị cầm tù, Pete Bucher đã quyết định tự vẫn.
Ông hoàn toàn bị suy sụp về tinh thần và thể chất. Vì liên tục bị đánh đập nên người ông bê bết máu. Ngay cả ngủ cũng là điều cực kì khó khăn. Đôi vai, chân, lưng và ngực ông lúc nào cũng đau nhức vì các vết bầm, chỉ nằm xuống cũng rất khổ sở. Cơ thể lúc nào cũng có cảm giác buồn nôn, các vết thương khiến ông chẳng thiết ăn uống gì.
Các binh sĩ Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ năm 1968 - Ảnh: KCNA/AP
Tuy nhiên, cảm giác nhục nhã và tội lỗi mới là điều dày vò Bucher nhất. Ông buộc phải ký vào bản khai nhận hoạt động gián điệp sai trái sau nhiều lần bị đánh đập, bị giả tuyên án tử, bị buộc phải chứng kiến những màn tra tấn và hành quyết những người Hàn Quốc bị bắt giữ.
Đỉnh điểm là khi ông Bucher bị dọa rằng các binh sĩ Triều Tiên sẽ bắn chết những thủy thủ ngay trước mắt ông, bắt đầu từ người trẻ nhất.
Ông cũng tự nhiếc móc bản thân vì đã đầu hàng quá nhanh trước viên đại tá cai ngục người Triều Tiên - người mà các thủy thủ đặt cho biệt danh là "Super C". Lẽ ra ông phải cắn răng chịu đựng những cú đá, cú đấm, cú đòn lâu hơn nữa. Tại sao ông không thử nói dối khi quân đội Triều Tiên đem thủy thủ Howard Bland tới phòng thẩm vấn? Có thể bọn họ sẽ không xử bắn chàng thủy thủ trẻ này như đã dọa.
Mọi chuyện diễn biến rất nhanh. Ngay sau khi Bucher thú tội, ông bị buộc phải xuất diện công khai tại một buổi họp báo, để các nhà báo Triều Tiên giận dữ chửi bới và đòi phải kể chi tiết về hoạt động gián điệp của ông đối với đất nước của họ.
Kiệt sức, suy sụp, vị thuyền trưởng đọc bản lời khai được chuẩn bị sẵn và xác nhận các cáo buộc như một cái máy.
Không có thêm thông tin về kế hoạch sau đó của chính quyền Triều Tiên. Họ chỉ sử dụng ông Bucher trong chiêu bài tuyên truyền của mình. Nếu người Triều Tiên muốn nhiều hơn thì bộ não của ông Bucher rõ ràng là một kho tàng bí mật quân sự: như chi tiết về các kế hoạch chiến tranh hải quân của Mỹ, các hoạt động của tàu ngầm, kỹ thuật giám sát dưới biển...
Liệu có phải Triều Tiên đã cố thử mở chiếc hộp bí mật này bằng cách tăng mức đau đớn và tàn khốc? Rất có thể họ đã làm điều đó.
Chết còn hơn sống
Tuyết rơi bên ngoài cửa sổ từ căn phòng giam tồi tàn của Bucher. Sự tuyệt vọng và cô đơn luôn vây ông.
Trong đầu ông trỗi dậy những ý nghĩ bi quan, như quân đội Triều Tiên đã tìm thấy tất cả tài liệu quan trọng từ trung úy Steve Harris - người giám sát các kỹ thuật viên được huấn luyện đặc biệt để vận hành các thiết bị do thám trên tàu - và sau đó bắn chết anh. Hoặc các thủy thủ khác đã qua đời vì những vết thương hiểm ác khi bị tấn công hoặc bị đánh đập trong nhà tù.
Tự tử là điều trái ngược với bản chất yêu cuộc sống và ngoan đạo của Bucher, nhưng ông không còn lựa chọn nào khác. Ông cảm thấy như đã vượt quá sức chịu đựng từ những đòn roi và đe dọa.
Đối với ông, cái chết không đáng sợ bằng những đòn tra tấn. Ông thà tự kết liễu đời mình nhanh chóng còn hơn là để tay chân của "Super C" thực hiện điều đó một cách từ từ. Nhưng đã có lúc ông chọn trở thành một kẻ bất hạnh, bập bẹ những thông tin bí mật quốc gia để đổi lấy thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi từ những công cụ tra tấn tàn khốc.
Theo Một thế giới
Nhiều người Triều Tiên bị xử bắn vì xem truyền hình Hàn Quốc? Một tờ báo của Hàn Quốc ngày 11/11 đưa tin, Triều Tiên mới đây đã tiến hành tử hình công khai 80 người, nhiều người trong số này bị xử tử vì xem các chương trình truyền hình lậu từ Hàn Quốc. (Ảnh minh họa) Theo đài phát thanh Tiếng nói nước Nga, thông tin được tờ JoongAng Ilbođăng tải dẫn một nguồn...