Tròn 1 năm Mỹ-Cuba cải thiện quan hệ: Lệnh cấm vận vẫn phủ bóng
Ngày 17/12 đánh dấu tròn một năm kể từ khi Mỹ và Cuba có những tuyên bố lịch sử khi thông báo sẽ chấm dứt nhiều thập kỉ thù địch.
Một năm có nhiều thay đổi tích cực trong mối quan hệ vốn nhiều sóng gió này, nhưng giới quan sát nhận định con đường bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia này vẫn bị phủ bóng bởi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba.
Quan hệ Mỹ-Cuba dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều sóng gió. Ảnh Getty Images
Sau nhiều tháng đàm phán, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 17/12/2014 tuyên bố sẵn sàng đẩy lùi những bất đồng sau hơn một nửa thế kỉ thù địch.
Kể từ đó, hai nước đã đưa ra ra nhiều bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ song phương. Có thể phải kể đến cái bắt tay lịch sử của Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Hội nghị thượng đỉnh Panama vào tháng 4, mở cửa trở lại Đại sứ quán tại hai nước vào tháng 7, Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách tài trợ cho khủng bố….
Tuy nhiên, mối quan hệ hai bên vẫn bị giới hạn bởi lệnh cấm vận thương mại và tài chính mà Mỹ đã áp đặt lên quốc đảo này từ năm 1962. Chính quyền Tổng thống Obama đã có nhiều nới lỏng hạn chế về đi lại và thương mại với Cuba, nhưng rất khó để thuyết phục Quốc hội nước này dỡ bỏ lệnh cấm vận, đặc biệt đối với các nghị sĩ của Đảng Cộng hòa.
Video đang HOT
Theo quan chức cấp cao về khu vực Bắc Mỹ của Bộ Thương mại Cuba Luz B”Hamel, hai nước khó có thể bình thường hóa quan hệ khi các lệnh cấm vận kinh tế, thương mại tài chính do Mỹ áp đặt lên Cuba không có sự thay đổi đáng kể.
Trong khi đó, lí giải cho sự hạn chế trong hoạt động hợp tác giữa hai nước, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Cuba Jeffrey DeLaurentis cho rằng: “quả bóng” đang ở trên sân của Cuba. Phía Cuba cần phải làm nhiều hơn nữa để tận dụng các cơ hội trong việc cải thiện quan hệ với Mỹ.
Một chuyên gia của Viện nghiên cứu Cuba ở Trường Đại học quốc tế Florida thì nhấn mạnh, Cuba vẫn quá thận trọng phản ứng với lời đề nghị của Mỹ. Các biện pháp đơn phương do chính phủ Mỹ đề xuất như cho phép vận chuyển hàng hải và hàng không, xuất khẩu công nghệ thông tin… vẫn chưa được chấp nhận.
Mặc dù vậy, trong một năm qua không thể phủ nhận những bước tiến trong mối quan hệ song phương đã mang lại sự thay đổi tích cực cho quốc đảo này nói riêng và với mối quan hệ Mỹ-Cuba nói chung.
Với các cuộc đối thoại đang diễn ra và thu được nhiều kết quả tích cực, mới nhất là việc Mỹ -Cuba nhất trí khôi phục dịch vụ điện tín trực tiếp trong các vòng đối thoại gần đây cho thấy quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước đang chuyển sang một giai đoạn mới.
Chuyên gia phân tích chính trị Cuba Abel Gonzalez nhận định, mặc dù vấn đề bồi thường kinh tế vẫn đang được thảo luận nhưng thực tế việc các bên có thể tiếp tục đối thoại cũng được coi là một bước đi tích cực.
“Đây là một bước đi lớn. Lần đầu tiên cả hai bên nhất trí đối thoại, nhất trí cùng nói về những vấn đề giữa hai bên. Đối thoại là cách duy nhất để vượt qua những bất đồng. Vì vậy việc Mỹ và Cuba tiếp tục đối thoại là điều rất quan trọng”, ông Gonzalez nói.
Trong một động thái cho thấy quyết tâm đẩy nhanh tiến trình cải thiện quan hệ song phương với Cuba, ngày 14/12, Tổng thống Obama tuyên bố ông “rất muốn” tới thăm Cuba trong năm 2016.
Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định, giờ là thời điểm thuận lợi để ghi nhận những tiến triển tại Cuba và ông muốn nhân chuyến thăm sắp tới nhằm làm nổi bật những tiến bộ đã đạt được. Dự kiến, quyết định tới thăm Cuba sẽ được ông Obama “đưa ra trong vài tháng tới”./.
Phạm Hà (Tổng hợp)
Theo_VOV
Bỏ ngay cấm vận lỗi thời!
Cho dù đã bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ, song Mỹ vẫn duy trì cuộc bao vây cấm vận phi lý và vô nhân đạo đã gây thiệt hại hơn 1 nghìn tỷ USD cho đất nước Cuba.
Dù đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao song Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận phi lý và vô nhân đạo với Cuba
Họp báo sau phiên họp của Đại hội đồng LHQ ngày 27-10, khi trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế yêu cầu bình luận về việc Mỹ tiếp tục bỏ phiếu chống lại nghị quyết lên án lệnh cấm vận Cuba, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đã một lần nữa kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua quyết định chấm dứt chính sách phong tỏa Cuba. Bộ trưởng Rodriguez nhấn mạnh, Mỹ phải "thay đổi chính sách phi lý và tàn bạo" đối với Cuba, đưa ra những quyết định dựa trên "phẩm giá và cảm xúc của công dân Mỹ".
Có thể nói, việc Mỹ bỏ phiếu chống lại nghị quyết lên án lệnh cấm vận Cuba là khá bất ngờ; bởi trước đó chính quyền Tổng thống Barack Obama đã "bắn tin" sẽ lần đầu tiên bỏ phiếu trắng trước nghị quyết này. Tuy nhiên, điều đó cho thấy chính quyền Mỹ vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ chính sách bao vây cấm vận hà khắc chống Cuba cho dù hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và cử Đại sứ tới Thủ đô của nhau.
Cuộc bao vây cấm vận thù địch của chính quyền Mỹ chống Cuba chính thức bắt đầu từ tháng 2-1962 hòng bóp nghẹt nền cách mạng non trẻ ở Tây bán cầu. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, chính sách vô nhân đạo này không những không giảm bớt mà còn ngày càng hà khắc hơn và một trong những bước "phi lý và vô nhân đạo" này là Luật Helms-Burton ra đời tháng 3-1996 nhằm thắt chặt các biện pháp cấm vận đơn phương của Mỹ chống Cuba.
Cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba - một cuộc cấm vận toàn diện, phi lý, dài nhất và vô nhân đạo nhất trong lịch sử mà Washington áp đặt với một đất nước có chủ quyền - đã bị tuyệt đại đa số quốc gia trên thế giới phản đối, lên án mạnh mẽ. Lên tiếng trước Đại hội đồng LHQ ngày 27-10, Bộ trưởng Rodriguez nêu rõ, lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt hơn nửa thế kỷ qua là vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế của Cuba, khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 1.000 tỉ USD.
Sau khi chính thức bình thường hóa quan hệ và mở Đại sứ quán tại Thủ đô của nhau từ trung tuần tháng 8 vừa qua, chính quyền Tổng thống Obama đã có những bước đi nhằm nới lỏng biện pháp cấm vận chống Cuba. Ngày 18-9 vừa qua, Tổng thống Obama đã nới lỏng một số hạn chế về đi lại và thương mại với Cuba, qua đó mở đường cho việc các doanh nghiệp Mỹ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính và hàng không với nước này. Bộ Tài chính Mỹ cũng thông báo, theo qui định mới có hiệu lực từ ngày 21-9, công dân Mỹ được phép tới Cuba nếu chuyến đi nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản, vật liệu xây dựng, cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.
Tuy nhiên, dù nới lỏng thế nào thì cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba hơn nửa thế kỷ qua vẫn còn hiệu lực và điều này là vật cản đối với tiến trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước. Chính vì thế, tại Đại hội đồng LHQ, rất nhiều đại diện các nước đã lên án mạnh mẽ và đòi Mỹ phải hủy bỏ ngay lệnh cấm vận phi lý và vô nhân đạo chống Cuba. Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, sau khi lên tiếng phản đối cấm vận Cuba, đã kêu gọi Mỹ phải có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ, bỏ ngay cấm vận chống Cuba.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ lần đầu mở tuyến phà tới Cuba sau hơn 50 năm Mỹ hôm qua cho phép mở tuyến phà thương mại tới Cuba, lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, động thái góp phần cải thiện quan hệ giữa hai nước. Người dân đi phà từ khu vực Regla tới thủ đô Havana tháng 12/2014. Ảnh: AP. Bộ Tài chính Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm dài nhiều thập kỷ đối với 4 công...