Trộm vợ – hôn nhân “đi tắt” kỳ lạ ở miền Tây xứ Nghệ
“Trộm vợ” được xem là phong tục của đồng bào Thái ở huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Nhưng những năm gần đây, “trộm vợ” đã bị biến tướng, trở thành nỗi ám ảnh của không ít cô gái trẻ ở huyện miền Tây Nghệ An này.
Nếu như đồng bào Mông có tục “cướp vợ” thì đồng bào Thái tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An cũng có tục “trộm vợ”. Theo ông Lương Viết Thoại ( xã Châu Quang, Quỳ Hợp) – một người con đồng bào dân tộc Thái, có nhiều am hiểu về phong tục của đồng bào mình thì tục trộm vợ là hình thức hôn nhân khá kỳ lạ, hôn nhân “đi tắt” của của đồng bào Thái nơi đây.
Đám cưới của một đôi trai gái Thái ở Quỳ Hợp, Nghệ An. Dù bị “trộm” nhưng cuộc hôn nhân sẽ được xác lập bằng nghi thức đầu tiên là “ăn chung mâm, uống chung bình rượu cần” trong lễ cúng ma nhà chàng trai (Ảnh Thái Tâm)
Những cuộc hôn nhân theo kiểu “đi tắt” như thế thường diễn ra ở những trường hợp khi tình yêu của người con trai và người con gái bị một trong hai bên gia đình ngáng trở hoặc do cô gái bị ép duyên.
“Trong khởi thủy của người Thái Quỳ Hợp, trộm vợ thường được xem là “cứu cánh” của những chàng trai nghèo không đủ tiền để đáp ứng lời thách cưới thường rất tốn kém của nhà cô gái hoặc tình yêu đôi lứa bị ngăn cản.
Việc “trộm vợ” thường được sự đồng thuận của cô gái để đưa cuộc hôn nhân vào tình huống “chuyện đã rồi”. Khi đó, chàng trai sẽ bị “phạt vạ” nhưng khoản phạt vạ này sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với thách cưới theo phong tục. Tuy nhiên, để đi được đến hôn nhân, cả hai người sẽ phải thực hiện nhiều nghi lễ theo phong tục. Nói cách khác, trộm vợ chỉ giản lược một số bước trong thủ tục cưới hỏi khá phức tạp của người Thái Quỳ Hợp”, bà Vi Thị Hoa – Phó trưởng phòng Văn hóa huyện Quỳ Hợp cho hay.
Video đang HOT
Theo ông Lương Viết Thoại – một người dày công nghiên cứu văn hóa đồng bào Thái ở Quỳ Hợp là một hình thức hôn nhân “đi tắt”, một cuộc vượt rào, bứt phá công khai và mạnh mẽ của những chàng trai, cô gái Thái trước những hà khắc của phong kiến để mưu cầu hạnh phúc cho mình
Còn theo ông Lương Viết Thoại, tục “trộm vợ” được ví như một sự vượt rào, bứt phá, một sự phản kháng công khai và mạnh mẽ nhất của trai gái Thái trước những hà khắc của phong kiến ngày xưa, để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và người mình yêu thương. Để “trộm vợ”, chàng trai phải lén đặt vài lá trầu, hai trái cau và một chai rượu trắng lên bàn thờ nhà cô gái và chờ thời điểm thích hợp để đưa cô gái “xuống sàn”, thường là vào lúc rạng sáng. Cuộc trộm vợ có khi còn nhận được sự giúp đỡ của những người bạn thân của cô gái.
Cuộc hôn nhân của đôi trai gái sẽ được xác lập bước đầu tiên khi họ “ăn cơm, uống rượu chung” trong lễ cúng ma nhà chàng trai. Nếu cô gái thuận tình với cuộc hôn nhân này bằng cách ăn cơm chung mâm, uống chung bình rượu cần, cô sẽ được “tẳng cẩu” (bới tóc cao lên đỉnh đầu).
Cuộc hôn nhân chính thức có tính pháp lý về mặt tâm linh là khi hai người “chung chăn, chung đệm” dù chưa chính thức “ngủ chung” với nhau. Tuy nhiên để được xem là người “sống nhà chồng nuôi, chết nhà chồng chôn” thì dứt khoát phải có đám cưới diễn ra.
Nữ sinh Trường THPT Quỳ Hợp 3 trong buổi sinh hoạt CLB bạn gái bàn về tục cướp vợ và chống nạn tảo hôn
Đám cưới chỉ diễn ra khi được sự đồng thuận của nhà gái sau khi đã nhận “nộp phạt” của nhà chàng trai, gồm 1 nén bạc trắng, 1 đôi vòng tay bằng bạc và 1 con trâu đực sừng nhú ngang tai. Thường thì sẽ xảy ra “mặc cả” giữa hai bên vì phía nhà gái sẽ thách cưới cao để chứng tỏ con gái mình có giá. Trong khi đó, nhà trai sẽ dựa vào “chuyện đã rồi” để giảm bớt các khoản thách. Đó chỉ là phần thủ tục bởi hai bên sẽ thông cảm cho nhau để cuộc hôn nhân của đôi trẻ được thuận lợi.
Cũng có trường hợp gia đình cô gái không đồng ý cho cưới, như thế chàng trai cũng bị phạt vạ. Tuy nhiên, trường hợp này thường ít xảy ra.
“Trộm vợ là một hình thức hôn nhân đi tắt của đồng bào Thái. Mặc dù vậy, người Thái ở Quỳ Hợp rất tôn trọng quyết định của người con gái. Trong trường hợp bị “ép duyên”, khi bị “trộm” về, cô gái không chịu ăn chung mâm, uống chung bình rượu cần trong lễ cúng ma nhà chàng trai thì cuộc hôn nhân đó cũng không thành. Tuy nhiên, hình thức hôn nhân tốt đẹp và nhân văn này gần đây đã bị biến tướng, gây nên nhiều hệ lụy, đặc biệt là khi các cô gái ở độ tuổi rất trẻ, nhiều em đang ngồi trên ghế nhà trường”, ông Lương Viết Thoại chia sẻ.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Kỳ 2: Những thiếu phụ chưa kịp lớn
3 người tử nạn tại mỏ đá
Một vụ sập mỏ đá vừa xảy ra tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và 1 người bị thương nặng.
Khai thác mỏ đá tại huyện Quỳ Hợp đang là vấn đề lo ngại về tình trạng xảy ra mất an toàn tai nạn lao động như thế này.
Tối 16/10, ông Hủn Vi Thạy - Bí thư Đảng ủy xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp cho PV Dân trí biết, trên địa bàn xã này vừa xảy ra vụ sập mỏ đá khiến 3 người chết và 1 người bị thương.
Theo ông Thạy, vụ việc xảy ra vào khoảng 16h ngày 16/10 tại khu vực mỏ đá Hải Hà (doanh nghiệp tư nhân Hải Hà) thuộc xã Châu Quang, khiến 3 người chết và 1 người bị thương nặng.
"Vụ sập mỏ đá đã làm 3 người chết, trong đó một người được xác định là anh Lương Văn Hưng (SN 1982, trú xã Châu Quang) và 2 người khác ở xã Châu Cường, cùng huyện Quỳ Hợp. Hiện thi thể anh Hưng đã được đưa về nhà mai táng. Vụ việc đang được cơn quan chức năng làm rõ", ông Thạy nói.
Theo nguồn tin riêng của PV Dân trí, đến 18h30 cùng ngày, cơ quan chức năng và đại diện phía doanh nghiệp khai thác đá Hải Hà đang làm các thủ tục cần thiết để đưa cả 3 nạn nhân về địa phương để lo thủ tục ma chay.
Nguyên nhân của vụ sập mỏ đá đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Mưa đá, giông lốc xuất hiện bất ngờ tàn phá nhiều tài sản Chiều 21/2, trên địa bàn một số huyện của tỉnh Nghệ An bất ngờ xuất hiện mưa lớn, mưa đá, kèm theo gió và sét đã quật đổ nhiều nhà cửa, cây cối..., rất may không có thiệt hại về người. Trận mưa lốc bất thường khiến người dân địa phương không kịp trở tay. Chiều tối ngày 21/2, lốc xoáy và mưa...