Trộm vặt phải đi… bắc cầu, làm đường
Ở xã vùng cao Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), ngoài lực lượng chuyên trách là công an bảo vệ an ninh trật tự, người dân đã tự nguyện tham gia tổ xung kích và đề ra hình phạt đưa vào quy ước của thôn, bản để người phạm tội không dám tái phạm
“Tường chắn” tội phạm ở Nậm Khắt
Những ngày cuối năm, lên xã Nậm Khắt, chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe bà con kể chuyện những người phạm tội trộm cắp ngoài việc bị phạt đền bù cho người bị hại, lại phải đi bắc cầu, làm đường.
Theo ông Thào A Tông – Trưởng bản, cách đây vài năm, tại bản Hua Khắt có một người đàn ông lạ mặt đi xe máy có chở thảo quả rất đáng nghi. Sau khi nhận được thông tin, tổ đội an ninh tự quản đã huy động bà con trong bản vây bắt. Qua lời khai, người đàn ông tên Thào A Vừ, 23 tuổi, quê ở Sơn La và 25kg thảo quả trên xe máy là hái trộm của nhà ông Thào A Páo trong thôn.
Theo quy ước, hương ước của bản, Vừ bị phạt bằng tiền với giá thị trường/tổng số kg thảo quả. Do ăn trộm nhiều lần nên Vừ bị phạt 3 triệu đồng, trả cho gia đình ông Páo. Để không tái diễn hành vi trộm cắp, Vừ còn phải dựng một cây cầu nhỏ bắc qua sông tại bản Hua Khắt.
Các tổ an ninh thôn, bản thường xuyên thông tin cho lực lượng công an xã. Ảnh: N.L
Trong năm 2014, bản Nậm Khắt cũng bắt được Giàng Khua Già ăn trộm một con vịt của gia đình anh Giàng Sông Trừ cùng bản. Già khai đã nhiều lần ăn trộm vịt của nhà anh Trừ, vì thế Già phải đền bù số tiền tương đương với số vịt đã ăn cắp, đồng thời phải bỏ tiền để mua đá rải cấp phối cho 20m đường đất trơn trượt tại bản Nậm Khắt với sự giám sát chặt chẽ của người dân. Sau khi hoàn thành, anh Già mới được tha về.
Video đang HOT
“Mục đích của hình phạt này nhằm làm cho kẻ gian xấu hổ mà không tái phạm, đây cũng là hình thức răn dạy mọi người không được trộm cắp tài sản của người khác. Với cách xử phạt nghiêm minh được quy định chi tiết tại hương ước, đa phần kẻ gian không dám tái diễn vi phạm” – ông Thào A Tông cho hay.
Tổ an ninh tự nguyện
“Xã Nậm Khắt trước đây là điểm nóng về tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, vì là nơi tiếp giáp với huyện Mường La (Sơn La). Nhờ các tổ tự quản, những hành động nguy hại trên đã từng bước được ngăn chặn, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ổn định, trở thành điểm sáng về an ninh quốc phòng”.
Ông Thào A Sinh – Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khắt
Nậm Khắt có 9 bản, 828 hộ, chủ yếu là người DTTS, số hộ nghèo chiếm đến 50%. Vì cuộc sống khó khăn nên bản không có tiền trả phụ cấp cho các tổ đội an ninh tự quản. Nhưng với trách nhiệm và niềm tin của mọi người, mỗi bản vẫn duy trì 3-4 tổ đội xung kích, mỗi tổ có 3-4 người, trong đó tổ trưởng, tổ phó là trưởng bản, công an và những người được tín nhiệm.
Ông Thào A Sinh – Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khắt cho biết: Các tổ đội trật tự tự quản hiện hoạt động rất tốt. Mỗi cuộc họp bản, tổ đội đều phân công nhau đến lồng ghép tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về trật tự an ninh. Trong đó, tổ đội trật tự nhấn mạnh về tác hại của ma túy đối với người dân; phát phiếu cho các hộ dân ký cam kết không tàng trữ chất gây nghiện, vũ khí; khai báo khi phát hiện người lạ vào bản và cách nhận biết các mối nguy hiểm rình rập khi đi nương, lên rừng một mình và cách phòng tránh. Đặc biệt, tổ an ninh tự quản còn vận động người dân tuyên truyền, dạy bảo các thành viên trong gia đình tuân thủ các điều lệ được quy định trong hương ước, quy ước của mỗi bản.
Liên tiếp các vụ côn đồ gây rối tại BV: Khám bệnh trong sợ hãi
Vụ việc 1 bệnh nhân bị truy sát tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Vĩnh Long ngày 10.1 lại thêm một hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh trật tự tại các BV. Các bác sĩ còn khổ hơn, lo sợ hơn khi bị chính các bệnh nhân mình đang chăm sóc, cứu chữa tấn công...
Đâm chém như ngoài đường
Ngày 10.1, BV Đa khoa Vĩnh Long cấp cứu cho 1 bệnh nhân bị vết đâm thấu ngực. Bệnh nhân là Lâm Kim Hoàng (36 tuổi, trú tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). Các bác sĩ đã cấp cứu, băng bó cho bệnh nhân và chuẩn bị chuyển lên khoa ngoại để nằm điều trị. Tuy nhiên, một đối tượng lạ mặt đã bất ngờ xông tới, đâm anh Hoàng 2 nhát.
Bệnh nhân vùng dậy bỏ chạy, tuy nhiên đối tượng vẫn đuổi theo truy sát. BV gọi báo công an phường nên đối tượng đã bỏ trốn (đến ngày 11.1 đối tượng Khưu Văn Minh, SN 1989, quê Hậu Giang đã bị bắt khẩn cấp). Bệnh nhân Hoàng tiếp tục được đưa lên bàn cấp cứu với vết đâm ở vùng thắt lưng và vùng đùi.
Vụ việc đã khiến các bộ y tế, bệnh nhân và người nhà hoảng loạn.
Bệnh nhân tấn công bác sĩ tại Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) tháng 10.2015. Ảnh trích từ clip của bệnh viện.
Bác sĩ Phạm Văn Dũng - Giám đốc BV Thống Nhất (Đồng Nai) vẫn nhớ như in vụ côn đồ xông vào BV truy sát. Ngày 14.6.2015, các y bác sĩ BV Đa khoa Thống Nhất cấp cứu 1 bệnh nhân bị chém trọng thương. Bất ngờ một nhóm 4 thanh niên vác mã tấu xông vào tiếp tục đuổi chém bệnh nhân. May mắn là lực lượng công an đã kịp thời can thiệp, bắt giữ các nghi can.
Bác sĩ Dũng cho biết, BV nằm trên địa bàn đông dân cư, nhiều nhà trọ. Do đó, BV thường xuyên phải "tiếp" nạn nhân từ các cuộc xô xát, đâm chém nhau do say rượu, tranh giành làm ăn. Không ít vụ nạn nhân vào viện rồi vẫn còn xảy ra cãi cọ, đánh đấm. Có cả trường hợp bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân đuổi đánh bác sĩ và nhân viên y tế, đe dọa, yêu sách theo ý cá nhân, gây lo lắng cho các y bác sĩ.
Ước làm cửu vạn, xe ôm để tránh ca "khó ưa"
Trước thực trạng an ninh trật tự bị xâm phạm, nhiều BV đã chủ động triển khai các biện pháp để "tự vệ", như ký hợp đồng với công ty bảo vệ chuyên nghiệp, lắp đặt camera tại các "điểm nóng", thiết lập đường dây nóng với công an, xây dựng các phương ứng phó khi xảy ra gây rối...
"BV Thống Nhất bình quân mỗi ngày có 11 vị trí được bảo vệ nghiêm ngặt và thành lập các tổ tuần tra thường xuyên 24/24 giờ. Người nhà bệnh nhân muốn ở lại buổi tối phải đăng ký. Tuy nhiên, bệnh nhân ngày càng đông, địa bàn phức tạp, lực lượng côn đồ dùng các hung khí gây sát thương lớn, trong khi lực lượng bảo vệ chỉ được trang bị dùi cui, gậy gỗ, rất khó xử lý các trường hợp cấp bách. Còn chờ được công an thì việc đã rồi" - ông Phạm Văn Dũng thở dài.
Đã từng bị bệnh nhân nhiễm HIV cầm xilanh máu dọa đâm, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu - BV Nhiệt đới T.Ư cho biết, biện pháp của các bác sĩ khi bị bệnh nhân hay người nhà tấn công là "chạy" thôi. Vì các bác sĩ giỏi cứu người chứ không giỏi đánh người, thậm chí không được phép đánh người khi họ là bệnh nhân.
"Họ không cần biết lẽ phải, không cần hiểu trách nhiệm và thường dùng câu chửi, sự đe dọa hành hung làm phương tiện đòi hỏi sự chăm sóc hoặc để bùng chạc viện phí. Tình thương của bác sĩ không có tác dụng với những "ca" này" - bác sĩ Cấp nói.
Theo bác sĩ Cấp, cán bộ y tế còn phải đối mặt với nhiều hình thức bạo hành khác. Có không ít đối tượng luôn cho mình là "cao quý" vì quen lãnh đạo A, thủ trưởng B và dùng các mối quan hệ đó để doạ dẫm, đòi hỏi được phục vụ như thể "cả viện chỉ có 1 mình anh ta". Rồi có bệnh nhân biết thường xuyên "cãi" lại phương pháp điều trị của bác sĩ, còn có người luôn đòi hỏi "rẻ mà tốt, ngay và luôn". Việc phải đối phó với những bệnh nhân này khiến các thầy thuốc thường "bầm dập", chán nản, căng thẳng, mệt mỏi.
"Dù những bệnh nhân như vậy không nhiều lắm những cũng đủ làm các thầy thuốc chán ngán đến tận cùng, thậm chí có lúc ước gì mình có thể làm xe ôm, cửu vạn... miễn sao không phải làm bác sĩ để điều trị cho những bệnh nhân "khó ưa" như vậy" - bác sĩ Cấp thở dài.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong vòng 5 năm trở lại đây, cả nước có hơn 30 vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế. Còn tính từ riêng năm 2013 đến nay cả nước có gần 20 vụ nhân viên y tế bị hành hung.
Bệnh nhân, người nhà... ra tay Ngày 8.10.2015, bệnh nhân Đỗ Văn Bình (31 tuổi, trú tại huyện An Dương, TP.Hải Phòng) vào BV Việt Tiệp vì nghi ngờ bị sỏi thận. Sau đó, bố bệnh nhân đi nộp tiền viện phí nhưng lại có hành động chỉ tay vào mặt bác sĩ nên bị nhắc nhở. Thấy vậy, Bình lao tới, nhảy rất cao, vừa đấm vừa đạp các bác sĩ. Ngày 25.7, vợ đối tượng Nguyễn Tiến Dũng (Hà Nội) được đưa vào BV Bạch Mai trong tình trạng đau bụng, được chẩn đoán là rối loạn tiêu hoá. Dũng vào chăm vợ và thấy vợ vẫn kêu đau bụng nên cho rằng bác sĩ bỏ mặc vợ mình nên đã chửi bới ầm ĩ. Sau đó, Dũng lao vào cầm ghế đánh các y bác sĩ khiến điều dưỡng Lê Diệp Anh đang mang thai tháng thứ 7 ngất xỉu. Tháng 9.2013, tại BV Nhân dân Gia Định (TP. HCM) đã diễn ra một vụ việc "như trong phim". Hơn 30 đối tượng - tự xưng là thân nhân của 1 bệnh nhân đã chết trước khi nhập viện, lăm lăm mã tấu, dao, tuýp sắt... xông vào đòi "xử" một bệnh nhân cũng vừa vào cấp cứu để "mạng đền mạng". Suốt đêm, các bác sĩ đã phải đẩy cáng cấp cứu chở bệnh nhân bị dọa giết chạy lòng vòng trong BV để trốn các đối tượng truy sát. Cuối cùng, các bác sĩ đã được công an "giải cứu".
P.V (tổng hợp)
Theo Dân Việt
Sau những trọng án, Phú Quốc tăng cường công tác an ninh trật tự Ngày 11/9, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi cùng đại diện một số Sở, ngành đến huyện Phú Quốc chủ trì buổi họp xung quanh công tác đảm bảo an ninh trật xã hội trên địa bàn huyện sau khi địa phương này liên tiếp xảy ra nhiều vụ trọng án. Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Ngọc Lan...