Trộm vàng xong, ung dung bổ dưa hấu, dọn cơm ăn tại hiện trường
Khi đột nhập vào bên trong, băng trộm vàng khét tiếng ở miền Tây ung dung chẻ dưa hấu, dọn cơm ăn như chỗ không người.
Các bị cáo tại phiên toà
Ngày 10.7, TAND TP Cần Thơ tuyên phạt gần 90 năm tù cho các bị cáo trong băng trộm vàng khét tiếng, gây rúng động ở các tỉnh miền Tây trong thời gian dài.
7 bị cáo bị truy tố về tội “trộm cắp tài sản” gồm Lý Văn Đợi (53 tuổi), Nguyễn Minh Thắng (54 tuổi), Nguyễn Văn Điệp (tự Lùn, 45 tuổi) Phùng Thanh Tâm (44 tuổi, cùng ngụ TPHCM), Nguyễn Văn Dân (43 tuổi, quê Bạc Liêu, tạm trú huyện Trà Ôn, Vĩnh Long), Lê Văn Mười (40 tuổi), Lê Văn Dũng (51 tuổi, cùng ngụ Trà Ôn, Vĩnh Long). Trong đó, bị cáo Đợi vừa là kẻ cầm đầu cũng như trực tiếp thực hiện hành vi trộm.
Bị cáo Đợi
Theo cáo trạng, từ năm 2015, nhiều tỉnh, thành ở miền Tây liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ trộm, trong đó có nhiều vụ trộm tại các tiệm vàng gây hoang mang cho người đơn.
Cụ thể, ngày 7/1/2015, 1 tiệm vàng ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) bị trộm đột nhập lấy đi nhiều vàng và nữ trang, tổng trị giá hơn 1,3 tỷ đồng. Camera an ninh trong tiệm vàng bị vô hiệu hóa. Quá trình gây án, bọn trộm hầu như không để lại dấu vết gì.
Tại các tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng… cũng liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ trộm đột nhập tiệm vàng, với phương thức thủ đoạn tương tự.
Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) chỉ đạo xác lập chuyên án, giao cho Công an TP Cần Thơ phối hợp với lực lượng công an các tỉnh bằng mọi giá phải triệt phá băng trộm này.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an xác định, Đợi, Thắng, Điệp và Tâm quen biết nhau từ trước. Đây là những đối tượng cộm cán có nhiều tiền án, tiền sự, không nghề nghiệp ổn định. Do muốn có tiền tiêu xài cá nhân nên nảy sinh ý định trộm cắp tài sản và rủ thêm Mười, Dũng, Dân cùng chạy ghe đi trên ở các tuyến sông ở các tỉnh, thành miền Tây để lấy trộm tài sản. Mục tiêu chính của băng trộm này là nhắm đến là các tiệm vàng ven sông.
Để có phương tiện di chuyển trên sông, băng trộm này đã mua chiếc ghe có tải trọng từ 3,5-4 tấn. Ngoài ra, bọn chúng còn mua kiềm cộng lực, tua vít, xà beng… để phục vụ đột nhập lấy trộm.
Thủ đoạn của băng trộm này là ban ngày đi quan sát, chọn các cơ sở nằm ven sông, ban đêm nhập nha lấy trộm.
Video đang HOT
Để tránh sự phát hiện, băng trộm này sử dụng vỏ lãi để di chuyển bằng đường sông, chọn thời điểm gây án vào nửa đêm về sáng.
Lúc đó, tiếng ồn ào của buổi hợp chợ sẽ lấn tiếng dụng cụ bẻ khoá nên không ai để ý. Khi tiệm vàng lọt vào tầm ngắm, chúng theo dõi, chọn vị trí đột nhập, hướng nước chảy trên sông, phương án chống trả và đường tẩu thoát.
Tên nào được phân công đột nhập sẽ đeo găng tay loại dài của phụ nữ, đội nón vải lưỡi trai, bịt mặt, vô hiệu hoá camera…
Khi vào được bên trong, một tên đến quầy gom nữ trang bỏ vào bao, tên kia dùng đoạn gỗ đứng chặn tại cửa phòng chủ nhà để tấn công khi bị phát hiện.
Táo tợn hơn là có lúc bọn chúng còn xuống bếp bới cơm, xẻ dưa hấu ăn như đang ở nhà của mình. Sau khi no bụng mới mở tủ gom vàng một cách rất bình tĩnh.
Hình ảnh băng trộm vàng này đột nhập vào tiệm vàng được camera ghi lại
Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 1/2015 – 7/2016, tại TP Cần Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng, băng trộm khét tiếng này đã thực hiện 7 vụ trộm.
Trong đó, Đợi và đồng phạm trên thực hiện 5 vụ trộm, lấy đi số vàng trị giá hơn 2 tỷ đồng. Thắng cùng các đồng phạm thực hiện 2 vụ lấy đi số vàng gần 1 tỷ đồng.
Riêng hàng chục vụ trộm khác, các bị can khai nhận thực hiện ở các tỉnh như: Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bến Tre. Công an TP Cần Thơ đã thông báo chơ quan tố tụng các tỉnh tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Được biết, số vàng bọn chúng lấy được sau mỗi vụ trộm sẽ đem về Sài Gòn dùng bình thổi vàng để nấu lại rồi đi bán.
Tại phiên toà hôm nay, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Trong đó, bị cáo Đợi thừa nhận là kẻ chủ mưu, cũng như người đem số tài sản trộm được đi tiêu thụ và chia tiền. Hầu hết các bị cáo chấp nhận bồi thường thiệt hại cho bị hại nhưng lại nói hiện tại không có tiền hay bất cứ tài sản nào có giá trị.
HĐXX đã tuyên bị cáo Đợi 17 năm tù, Điệp 15 năm tù; Dũng và Tâm 14 năm tù, Thắng và Mười 13 năm tù; Dân lãnh 3 năm tù.
Theo Danviet
Bi kịch của người mẹ bán đất cho con du học nhận lại "trái đắng"
Bán đất hương hoả lấy tiền cho con đi du học, những tưởng được nương nhờ con lúc tuổi già sức yếu, chân mỏi gối chùn, thế nhưng người mẹ nghèo lại phải nhận "trái đắng" khi cậu con trai sau khi nhận lấy được tấm bằng đại học quốc tế từ Đài Loan đã mắc bệnh thần kinh rồi gây ra án mạng đau lòng.
Bà Nguyễn Thị Gia bên căn nhà xiêu vẹo của mình tại xã Xuy Xá (Mỹ Đức Hà Nội)
25 tuổi bế con rời nhà chồng
Về gia đình bà Nguyễn Thị Gia (SN 1961, tại xã Xuy Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) vào một buổi trưa hè oi ả, ra đón tiếp chúng tôi là một người phụ nữ với thân hình nhỏ thó, nước da đen sạm, trên quần áo vẫn lấm lem bùn đất vì vừa đi cấy lúa về.
Dù bận việc đồng áng nhưng khi chúng tôi hẹn tới thăm nhà để tìm hiểu về hoàn cảnh của gia đình, ngay từ sáng sớm bà Gia đã gọi điện hỏi han để chuẩn bị cơm nước.
"Sáng nay cô cấy nốt ít lúa nên các cháu về cô không chuẩn bị được gì. Cô cắm cơm rồi trưa nay các cháu ở lại đây ăn với cô bát cơm nhé, nhà có mình cô buồn lắm", bà Gia vừa nói vừa bê chiếc mâm bên trên đặt một nồi chè đỗ đen và một đĩa hoa quả ra trước hiên nhà.
"Các cháu đi đường có mệt không? các cháu ăn cốc chè, hoa quả cho mát", bà Gia mời chúng tôi rồi vội vã chạy đi lấy thêm cốc nước và một xô đá tới. Dáng vẻ tất tả của người phụ nữ nghèo nhưng hiếu khách khiến chúng tôi xúc động.
Ngồi trước hiên căn nhà 2 gian đã xiêu vẹo, bà Gia kể với chúng tôi về cuộc đời đầy gian truân, bất hạnh của mình. Bà xuất thân trong gia đình khó khăn, cuộc sống vất vả từ nhỏ.
Vừa mới trưởng thành, bà lập gia đình với người đàn ông ở xã kế bên rồi sinh được 2 người con trai. Tuy nhiên, hạnh phúc chẳng tày gang, chung sống với nhau được một thời gian ngắn, bà Gia và chồng ly hôn.
"Hai vợ chồng chia tay khi cô mới 25 tuổi đầu, tòa án giải quyết thằng đầu ở với bố và dì (vợ hai của chồng bà Gia) còn thằng Bằng (Nguyễn Văn Bằng, con thứ 2 của bà Gia - PV) ở với tôi", bà Gia rớm nước mắt nhắc lại chuyện cũ.
Người chồng nhanh chóng tìm được hạnh phúc mới bên người phụ nữ khác, còn bà Gia bế Bằng khi đó mới khoảng 1 tuổi trở lại thôn Đoài sinh sống.
Tuy nhiên, tai họa tiếp tục ập xuống đầu bà Gia khi Bằng ốm thập tử nhất năm 1 khiến tay chân bị co giật. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng với tình yêu thương con hết mực, bà chạy vạy vay mượn tiền để chữa bệnh cho con. Cuối cùng bệnh tình của Bằng cũng thuyên giảm, nhưng cánh tay trái của Bằng mãi mãi bị teo lại không thể hồi phục.
Người mẹ nghèo thương con quyết định ở vậy, không đi bước nữa vì nghĩ rằng bây giờ bà là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Bà Gia cặm cụi làm ăn, chắt bóp từng đồng để lo cho Bằng ăn học. Những tấm giấy khen học sinh giỏi của cậu con trai hiếu học mỗi ngày một dầy lên càng tiếp thêm động lực cho người mẹ nghèo hết lòng vì con.
"Bằng nó chăm học lắm, lúc nào tôi cũng thấy nó học, rảnh rang lại xin tiền mẹ đi mua sách về đọc. Ngày mùa bận rộn biết con sức khoẻ yếu nên tôi chẳng bao giờ bắt nó làm việc gì nặng nhọc, thế nhưng thương mẹ nó vẫn thi thoảng nấu cho mẹ bữa cơm, nồi cháo.", bà Gia nhớ lại.
Mỗi khi nhắc đến người con trai hay số phận kém may mắn của mình là bà Gia lại không cầm nổi nước mắt
Học hết cấp 3, bà Gia khuyên con nên đi làm hoặc học nghề chứ không nên học đại học vì nghĩ gia cảnh nhà nghèo, không có đủ chi phí để nuôi.
"Thấy tôi nói thế nhưng nó không chịu, nó bảo tay con bị tật nên không thể làm ruộng được, nó xin tôi cho nó đi học để sau này kiếm tiền bằng con chữ. Thế rồi thương con, tôi lại động viên nó ôn tập để thi đại học", nước mắt người mẹ già chực trào ra khi nhớ về người con trai hiện đang ở trong tù.
Ngày giấy báo Bằng trúng tuyển một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, cả thôn xóm ai cũng trầm trồ, ngưỡn mộ nghị lực của chàng thanh niên khuyết tật, thán phục tấm lòng hết lòng vì con cái của người mẹ nghèo.
Tấm bằng tốt nghiệp đại học của Bằng vừa là niềm tự hào nhưng cũng là nỗi đau của người mẹ nghèo
Sau hai năm học đại học, Bằng lại tiếp tục khiến cả thôn Đoài ngạc nhiên bởi nhận được học bổng du học tại trường đại học Minh Tuyền ở Đài Loan.
Tuy nhiên, Bằng cần một khoản tiền lớn để đi học. Vậy là bà Gia đành dứt ruột bán đi một phần đất ông bà để được hơn 200 triệu để lo cho tiếp tục con đường học vấn. Mỗi tháng bà Gia lại phải tích góp, vay mượn tiền gửi sang cho con chi tiêu, học hành.
Hai năm du học xa nhà, trở về với tấm bằng tốt nghiệp đại học Minh Tuyền (Đài Loan) khiến bà Gia tự hào và đặt rất nhiều kỳ vọng. Bà Gia tưởng rằng, bao công sức, vất vả nuôi con suốt hơn 20 năm trời sắp đến ngày được đền đáp. Thế nhưng, bà không ngờ rằng, lúc con ra trường cũng là lúc tấm bi kịch đau lòng sắp đổ xuống gia đình bà.
------------------------
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo " Nhát dao oan nghiệt và nỗi đau xé lòng của người mẹ già" vào 19h ngày 9/7/2017.
Theo Danviet
Vụ cháu bé ở Quảng Bình mất tích bí ẩn: Xác minh bức ảnh gây xôn xao Cơ quan Công an đang xác minh bức ảnh một cháu bé ngồi sau xe máy được cho là mất tích mấy ngày trước đó ở Quảng Bình. Công an Hà Nội và Công an Quảng Bình đã vào cuộc xác minh thực hư bức ảnh cháu bé ngồi sau xe máy được cho là bé trai 6 tuổi ở Quảng Bình mất...