Trộm ngã đau, nài nỉ gia chủ đưa đi cấp cứu
Tên trộm trèo hàng rào để thoát thân nhưng không may bị ngã gãy chân, quá đau chân nên đối tượng nài nỉ bị hại đưa đi viện cấp cứu.
Đêm 23/4, Bùi Minh Đức (19 tuổi, huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu) đột nhập nhà chị Nguyễn Thị Kim Dung ở thị trấn Ngãi Giao. Nghe tiếng động, gia chủ tưởng chồng đi làm về nên không để ý và bật tivi xem.
Một lúc sau thấy bóng đen chạy vút vào phòng ngủ, chị Dung bước vào phát hiện thanh niên lạ mặt túm chiếc túi đựng hơn 19 triệu đồng bỏ chạy. Nghe tiếng gia chủ hô hoán, Đức trèo rào cao 2,5 m và ngã ra đường, gãy chân trái.
Tên trộm ngã gãy chân, được đưa đi cấp cứu
Khi chị Dung đuổi kịp, tên này van xin nạn nhân chở về nhà hoặc đưa đi cấp cứu vì quá đau chân. Công an thị trấn Ngãi Giao đã đưa tên trộm đi cấp cứu, thu lại đủ tiền cho chị Dung.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những tình huống trộm cắp hài hước. Thậm chí trước đó, còn xảy ra vụ tên trộm bị ngã ngất xỉu, công an phải đưa đi cấp cứu.
Tên trộm ngã bị ngất, công an phải đưa đi cấp cứu
Đối tượng được xác định là Truyền (quê Hải Lăng, Quảng Trị), khi Truyền đang thập thò ở cầu thang nhà chị H. tại phường 1, TP Đông Hà thì nghe tiếng tri hô “có trộm” nên bỏ chạy.
Tuy nhiên khi tẩu thoát, Truyền trượt chân rơi xuống mái tôn, lọt xuống nền nhà nằm bất động và công an đã đến đưa tên trộm đi cấp cứu.
Truyền được công an cấp cứu khi bị ngất trong lúc ăn trộm.
Truyền khai nhận sau khi trộm được điện thoại, đợi trộm thêm tài sản khác thì bị phát hiện nên bỏ chạy…
Video đang HOT
Những tên trộm dù là chuyên nghiệp hay thiếu chuyên nghiệp vẫn có những hành vi hết sức ngớ ngẩn và buồn cười.
Trộm xong, lấy sữa uống rồi ngủ quên, bị tóm gọn
Ngày 13/3/2014, Công an phường 6 (quận Tân Bình, TP.HCM) vẫn đang lấy lời khai, củng cố hồ sơ xử lý đối tượng Cao Tuấn Hoàng (26 tuổi, quê Đắk Lắk) về hành vi trộm cắp tài sản.
Theo thông tin từ công an, rạng sáng cùng ngày, Hoàng đột nhập vào phòng làm việc của hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (đường Lý Thường Kiệt, phường 6, quận Tân Bình). Hoàng mở tủ lấy lấy máy ảnh, máy quay phim cùng chiếc đồng hồ đeo tay.
Hoàng tại cơ quan công an.
Định tẩu thoát ra bên ngoài cùng số tài sản vừa trộm được, Hoàng mở tủ lạnh lấy hai hộp sữa ra uống rồi lăn ra ghế nằm ngủ.
Đến hơn 5h sáng, bảo vệ của trường vào kiểm tra, phát hiện Hoàng đang nằm ngủ trong phòng nên đã bắt giữ và giao cho công an xử lý.
Theo Đất Việt
3 nhân vật quan trọng trong nhóm bầu Kiên thoát vòng lao lý
Trong vụ án bầu Kiên, ngoài vợ, em gái còn có 3 nhân vật quan trọng nguyên là lãnh đạo trong ngân hàng, chứng khoán của ACB đều thoát vòng lao lý và bị đề nghị xử lí hành chính.
Những phi vụ làm ăn đình đám của nhóm bầu Kiên
Vụ án bầu Kiên tới đây sẽ được đưa ra xét xử cùng với nhiều đại án kinh tế khác. Trong những cái tên đáng chú ý của bộ chóp Ngân hàng ACB và Cty do bầu Kiên đứng đầu, "người ta" thấy vắng đi một số nhân vật quan trọng trong nhóm của bầu Kiên từng một thời sát cánh với ông bầu trong các phi vụ làm ăn như: Kế toán trưởng Ngân hàng ACB - Nguyễn Văn Hòa; Phó tổng Giám đốc Ngân hàng ACB, thành viên của Hội đồng thành viên Cty ACBS - Ông Đỗ Minh Toàn; Quyền Tổng Giám đốc Cty TNHH chứng khoán ACB (Cty ACBS) - Nguyễn Ngọc Chung.
2 trong 7 bị can là những người bị truy tố trước tòa. Trong đó bầu Kiên dính tới 4 tội danh.
Trở lại vụ án bầu Kiên "làm trái quy định nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng", tháng 11/2009, Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB chấp thuận cấp hạn mức 700 tỉ đồng cho Hội đồng đầu tư để mua ít cổ phiếu. Nguyễn Đức Kiên là người chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư này.
Biết pháp luật không cho phép Cty ACBS mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB vì Cty ACBS là công ty chứng khoán do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ. Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Cty ACBS kí Hợp đồng hợp tác đầu tư với Cty CPĐT Á châu (Cty ACI và Cty ACI-HN), do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên để đầu tư mua cổ phiếu ACB.
Hồ sơ pháp lí hợp tác làm ăn trong phi vụ này được sự đồng ý của Hội đồng đầu tư ACBS gồm những ông: Lê Vũ Kỳ, Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Ngọc Chung, kí thông qua Nghị quyết. Sau đó được Nguyễn Đức Kiên phê duyệt.
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng đầu tư Cty ACBS, ngày 10/3/2010 và 20/5/2010, Nguyễn Ngọc Chung, quyền Tổng Giám đốc Cty ACBS đã kí Hợp đồng hợp tác đầu tư với Cty ACI và Cty ACI - HN với nội dung kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu.
Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo Ngân hàng ACB cho Kienlongbank vay liên Ngân hàng số tiền 1.000 tỉ đồng và Vietbank vay 500 tỉ đồng, với lãi suất từ 9,8%-11,7%/năm.
Sau đó, Kienlongbank và Vietbank cho Cty ACBS vay lại số tiền 1.500 tỉ đồng nói trên qua hình thức mua trái phiếu của Cty ACBS, với lãi suất 11,05%-14%/năm.
Cơ quan điều tra xác định, Ngân hàng ACB chuyển tiền cho Cty ACBS thông qua Kienlongbank và Vietbank dẫn đến việc Ngân hàng ACB bị thiệt hại số tiền trên 60 tỉ đồng do chênh lệch lãi suất.
Tương tự phi vụ làm ăn trên, thực hiện Hợp đồng hợp tác đầu tư, Cty ACBS chuyển số tiền 1.500 tỉ đồng (từ nguồn phát hành trái phiếu) và vốn tự có của Cty vào tài khoản công ty ACI, ACI-HN, để 2 Cty này mua hơn 51.732 cổ phiếu ACB trên sàn giao dịch chứng khoán với số tiền trên 1.544 tỉ đồng.
Tháng 7/2010, Cty Kiểm toán PwC đã phát hiện việc hợp tác đầu tư mua cổ phiếu trên là trái pháp luật và yêu cầu Cty ACBS phải loại bỏ số cổ phiếu ACB ra khỏi danh mục hợp tác đầu tư. Theo đó, Cty ACI và ACI-HN phải trả lại số tiền đã đầu tư cổ phiếu ACB cho Cty ACBS.
Để 2 Cty ACI và ACI-HN có tiền trả cho Cty ACBS, Ngân hàng ACB cho Vietbank vay hơn 1.693 tỉ đồng với lãi suất 9,8%-11,7%/năm. Sau đó Vietbank cho 2 công ty ACI và ACI-HN vay lại toàn bộ số tiền trên với lãi suất 11,05% - 14,6%/năm.
Vụ này, Ngân hàng ACB cũng bị thiệt hại hơn 12 tỉ đồng do chênh lệch lãi suất.
Đến thời điểm khởi tố vụ án , 2 Cty ACI và ACI-HN vẫn còn nợ Vietbank 1.193 tỉ đồng, do đó Vietbank nợ lại Ngân hàng ACB cũng với số tiền 1.193 tỉ đồng. Như vậy thông qua Vietbank, Ngân hàng ACB chuyển cho 2 công ty ACI và ACI-HN số tiền 1.693 tỉ đồng để trả tiền mua hơn 52 nghìn cổ phiếu ACB. Đến thời hạn thanh toán, Cty ACI và ACI-HN còn nợ 1.193 tỉ đồng nhưng chỉ còn lại hơn 19 nghìn cổ phiếu Ngân hàng ACB có giá trị hơn 578 tỉ đồng (tính giá bình quân cổ phiếu mua vào là 29.566 đồng/cổ phiếu). Do đó Ngân hàng ACB chưa thu hồi được số tiền trên 614 tỉ đồng.
Ôm tiền đi gửi theo chỉ đạo
Tháng 3/2010, lúc này Ngân hàng ACB đang tồn đọng một lượng tiền lớn khiến Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB phải triệu tập một cuộc họp gấp có sự tham gia của Trần Mộng Hùng - Nguyễn Đức Kiên với vai trò là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng, Hội đồng đầu tư, Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB.
Nhóm bầu Kiên sắp hầu tòa.
Tại cuộc họp này, để giảm áp lực bị lỗ khi nhận tiền tiết kiệm nhưng không cho vay được. Ông Hùng đưa ra phương án giảm lãi suất huy động tiền gửi. Nhưng bầu Kiên chỉ đạo, không được giảm tổng tài sản của Ngân hàng ACB, đồng nghĩa với việc không được giảm lãi suất huy động tiền gửi. Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT đề xuất phương án ủy thác cho nhân viên của Ngân hàng ACB "ôm" tiền đi gửi tại các Ngân hàng để vừa nhận được lãi suất tiền gửi, vừa được hưởng "hoa hồng" từ các chương trình khuyến mại theo quy định từng ngân hàng.
Sau đó các thành viên HĐQT là ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã thống nhất nội dung và kí biên bản.
Từ ngày 27/6/2011 đến 5/9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo cho Kế toán trưởng Nguyễn Văn Hòa ủy thác số tiền 718 tỉ đồng tính chẵn, (con số thực 718.908.000.000 đồng), cho 19 nhân viên của mình "ôm" tiền đi gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TPHCM. Thời hạn tiền gửi từ 3-6 tháng. Với lãi suất 14%/năm; lãi suất thỏa thuận ngoài Hợp đồng từ 3,7%- 13%/năm.
Toàn bộ số tiền trên đã bị "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank Chi nhánh TPHCM (hiện đã bị bắt và đang chờ xét xử), "nẫng" luôn, gây thiệt hại nặng cho Ngân hàng ACB.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hòa, kế toán trưởng Ngân hàng ACB còn được thường trực HĐQT Ngân hàng ACB và Tổng giám đốc ủy quyền cho kí Hợp đồng ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào hàng chục Ngân hàng khác với số tiền lên đến hơn 1 tỉ USD.
Cơ quan CSĐT nhận đinh, hành vi của ông Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Ngọc Chung, Nguyễn Văn Hòa "có dấu hiệu của tội làm trái quy định của nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Tuy nhiên cả ba vị nguyên là lãnh đạo này chỉ là những người thực hiện các chủ trương theo chỉ đạo của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB và Nguyễn Đức Kiên.
Quá trình điều tra, thành khẩn khai báo, hợp tác tích cực với cơ quan CSĐT để làm rõ bản chất vụ án, nên cơ quan CSĐT xét thấy không cần thiết phải xử lí hình sự và đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo HĐQT Ngân hàng ACB có hình thức xử lí hành chính nghiêm khắc.
7 bị can bị truy tố trước tòa gồm: Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến. Trong đó bầu Kiên bị truy tố 4 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu nghiêm trọng; trốn thuế; Kinh doanh trái phép. Nguyễn Thị Hải Yến bị truy tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Những bị can còn lại bị truy tố về tội danh, "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trong".
Theo Dân trí
"Bóc trần" phi vụ làm ăn kinh điển của nhóm bầu Kiên Dưới sự dẫn dắt của "nhạc trưởng" bầu Kiên, hàng nghìn tỉ đồng đã được ông bầu cùng bộ chóp của Ngân hàng ACB điều khiển cực kì điêu luyện qua các phi vụ làm ăn. Tuy nhiên nó đã bị cơ quan CSĐT lật tẩy. Dòng tiền nhảy múa dưới tay bầu Kiên Nắm bắt về giá cổ phiếu ở thị trường...