Trộm đột nhập Đại sứ quán Triều Tiên tại Tây Ban Nha, ‘khoắng’ dàn máy vi tính
Giới chức Tây Ban Nha đang điều tra một sự cố liên quan tới Đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid sau khi một số đối tượng đột nhập cơ sở ngoại giao này và lấy đi nhiều máy vi tính.
“Chúng tôi đang điều tra”, một quan chức Bộ Nội vụ Italia cho hay.
Bên ngoài đại sứ quán Triều Tiên tại Tây Ban Nha. (Ảnh: Korea Times)
Một nguồn tin cảnh sát giấu tên nói rằng một vụ việc bất thường đã xảy ra gần đại sứ quán, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Phát ngôn viên Bộ nội vụ Italia cho biết đại sứ quán Triều Tiên hiện vẫn chưa đệ trình bất cứ khiếu nại chính thức nào.
Theo tờ báo địa phương El Confidencial, các đối tượng đã đột nhập vào đại sứ quán Triều Tiên hôm 22/2 và lấy đi nhiều máy vi tính.
(Nguồn: Korea Times)
Video đang HOT
SONG HY
Theo VTC
Thông điệp về "phẩm giá và tình người" giúp đỡ người tị nạn châu Phi của Thị trưởng Pháp
Đối với ông Jean-René Etchegaray, Thị trưởng Bayonne - một thành phố yên tĩnh và tinh tế tại xứ Basque của Pháp, cách biên giới với Tây Ban Nha chỉ khoảng 30km, việc giúp đỡ người tị nạn châu Phi là nghĩa vụ cần thiết và nhân văn.
Kể từ khi Italia đóng cửa biên giới với người di cư và Pháp nỗ lực ngăn chặn người di cư từ biên giới Italia, Tây Ban Nha đã trở thành cửa ngõ chính vào châu Âu đối với người di cư từ châu Phi, với hơn 57.000 người vào năm 2018. Nhiều người hiện từ Tây Ban Nha băng qua Pháp và quá cảnh ở Bayonne. "Tôi thấy các khu vực biên giới đều đang đóng cửa. Và điều tôi lo lắng, có thể một số quyền cơ bản của con người bị xâm phạm", Thị trưởng Bayonne Jean-René Etchegaray nói. Mặc dù chính quyền Paris không tán thành nhưng Thị trưởng Bayonne cho biết, ông sẽ tiếp tục che chở cho những người châu Phi vượt biên giới Tây Ban Nha vào Pháp.
Thị trưởng thành phố Bayonne (Pháp) tới thăm khu tạm trú cho người di cư vài lần mỗi ngày
Người di cư: Không để họ phải lang thang, lạnh và đói
Thị trưởng Etchegaray đã đưa các chàng trai trẻ châu Phi từ đường phố về tập trung tại một khu tạm trú trưng dụng doanh trại quân đội cũ gần ga tàu. Nơi này có giường nằm, được sưởi ấm và có những bữa ăn nóng. Những người di cư châu Phi chào đón nồng nhiệt khi ngài Thị trưởng xuất hiện, thường là vài lẫn mỗi ngày. "Ông ấy thật tốt, gần gũi với mọi người", Abdul Sylla (29 tuổi) đến từ Guinea, vị khách tạm thời ở đây nói.
Nhớ lại thời điểm khi trời chuyển sang thu năm ngoái, Thị trưởng Bayonne nhận thấy những người di cư đang gia tăng không thể tiếp tục bám trụ ở những quảng trường chính của thành phố được nữa. "Trời lạnh và mưa. Chúng tôi không thể để họ ở đó nữa. Họ lạnh, ốm và đói", ông Etchegaray nói. Rất nhanh, ông đã lên kế hoạch và đến thẳng quảng trường. Khoảng nửa tiếng sau, ông dẫn các tình nguyện viên và người di cư đến một bãi đỗ xe ngầm dành cho cảnh sát thành phố - một giải pháp tạm thời cho đến khi có thể tìm thấy thứ gì đó tốt hơn.
"Ông ấy đi cùng họ, chỉ cho họ nhà vệ sinh ở đâu. Ông im lặng quan sát, nhìn những người trẻ tuổi chúng tôi giúp đỡ những người trẻ khác. Nhưng chúng tôi không bao giờ tưởng tượng rằng việc sẽ kết thúc như hiện giờ, một trung tâm được tài trợ bởi chính quyền thành phố", Maté Etcheverry - một sinh viên luật tình nguyện làm việc tại trung tâm tạm trú cho người di cư bày tỏ. Trước đây, Maté Etcheverry có quan điểm chính trị đối lập với ngài Thị trưởng 66 tuổi, nhưng từ sau khi chứng kiến việc làm của ông, cô đã nghĩ khác.
Trạm dừng chân ở hành trình vô định
Hầu hết người di cư đến Bayonne chỉ ở lại một vài ngày sau đó lại chuyển đi nơi khác. Thậm chí ngài Thị trưởng đã lập một trạm xe buýt giá rẻ ở ngay trước khu tạm trú để người di cư dễ dàng rời đi. Ông Etchegaray còn chỉnh huấn công ty xe buýt vì các lái xe ở đây đưa ra yêu cầu vô lý là người châu Phi phải xuất trình giấy tờ tùy thân.
Cảnh sát địa phương không vào khu vực tạm trú. Các thanh niên ở đó có thể vận động hoặc trầm tư suy nghĩ với lòng biết ơn rằng điều tồi tệ nhất dường như đã ở đằng sau. "Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy biển nữa, tôi đã quá sợ hãi rồi", Ibrahima Doumbia, một người Guinea trẻ tuổi vượt qua Địa Trung Hải bằng thuyền thừa nhận. Suốt cả ngày, trung tâm lại đón những tốp người di cư đến và đi, thường họ đến từ những chiếc xe hơi cùng với những đối tượng có nhân thân khá phức tạp. Cảnh sát địa phương cho biết, khu vực quanh nhà ga ở thành phố biên giới Irun của Tây Ban Nha gần đó đã hình thành một ổ nhóm buôn người.
Các sĩ quan Pháp và Tây Ban Nha cùng phối hợp chặn người di cư tại cây cầu bắc qua sông ngăn cách hai nước. Đường biên giới mở, nhưng nếu là người di cư, họ có thể bị dừng lại, kiểm tra và trục xuất trở lại. Một khi bị trục xuất trở lại, người di cư được giao cho cảnh sát Tây Ban Nha. Sau khi kiểm tra danh tính, họ lại được thả ngay dưới chân cây cầu nối Irun ở Tây Ban Nha với biên giới Hendaye của Pháp chỉ cách đó vài mét. Những người di cư bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn không được bên nào tiếp nhận như thế. Đơn độc và bất lực, họ trở thành con mồi cho những kẻ buôn người, sự lựa chọn duy nhất để họ có thể tới được nơi mình mong muốn và đổi đời.
Người di cư tại khu tạm trú ở thành phố Bayonne hầu hết ở lại vài ngày rồi lại tiếp tục hành trình
Thông điệp về "phẩm giá và tình người"
Một sự thật hiển nhiên là Nhà nước hỗ trợ hầu như rất ít cho khu tạm trú mà Thị trưởng Bayonne chỉ đạo lập ra. Thông tin này được ông Gilbert Payet, đại diện Bộ Nội vụ tại khu vực xứ Basque khẳng định với phóng viên địa phương vào tháng trước. Tuy nhiên, ngài Thị trưởng không lấy làm ngạc nhiên.
Thái độ của chính quyền Pháp đối với Thị trưởng Bayonne minh họa cho sự mơ hồ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về vấn đề di cư. Một mặt, ông Macron đã tôn vinh truyền thống nhân đạo của Pháp và yêu cầu cảnh sát đối xử công bằng với người di cư. Mặt khác, Chính phủ Pháp đã từ chối tiếp nhận tàu di cư, đưa những người ủng hộ quyền của người di cư ra xét xử và công khai về việc có bao nhiêu người nước ngoài đã bị trục xuất hoặc quay trở lại biên giới.
Nhưng trái lại, ngài Thị trưởng lại phân phát chăn màn, hỏi thăm sức khỏe của người di cư. "Họ nói, ông sẽ khiến cho người di cư thậm chí kéo đến đây nhiều hơn. Họ nói, ông sẽ tạo ra một sự kiện Calais khác nhưng cho đến nay, mọi chuyện đã không diễn ra như vậy", ông Etchegaray chia sẻ câu chuyện của mình, trong đó nhắc đến Calais, nơi từng được coi là "điểm nóng" ở miền Bắc nước Pháp, khi hàng nghìn người tụ về đây chờ đợi trong bùn lầy, lạnh lẽo và khốn khổ với hy vọng đến được nước Anh.
Những gì ông Etchegaray coi là quan điểm có lý của mình đã khiến ông trở thành nhân vật mâu thuẫn với Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron. Ngài Thị trưởng không muốn những chàng trai trẻ này, chủ yếu đến từ các quốc gia Tây Phi nói tiếng Pháp như Guinea, Mali và Bờ Biển Ngà, cứ phải quẩn quanh mãi. Ông cũng không muốn họ cắm trại trên những con phố với những ngôi nhà mang đậm kiến trúc xứ Basque nép mình dọc theo những dòng sông chảy chậm mà ông muốn khi ở đây, họ được tiếp đón trong "phẩm giá và tình người".
"Tôi đã đến quảng trường Place des Basques ở Bayonne, nơi có nhiều người di cư cùng với cấp phó của tôi. Chứng kiến khó khăn của họ, rằng họ không có gì để ăn và đã lâu rồi không được tắm, tôi đã tự hỏi mình liệu có nên giúp họ hay không. Tôi coi đó như một nghĩa vụ đạo đức, bất kể niềm tin, tôn giáo hay giá trị. Đó là một câu hỏi đơn giản về sự nhân văn".
Ông Jean-René Etchegaray (Thị trưởng thành phố Bayonne, Pháp)
Theo ANTD
Đặc phái viên Triều Tiên bị phóng viên quốc tế vây kín khi đặt chân tới Hà Nội Khi đặc phái viên Triều Tiên Kim Hyok-chol xuất hiện, nhóm phóng viên đến từ các hãng tin hàng đầu của Hàn Quốc, Nhật Bản lập tức vây quanh ông để chụp ảnh, ghi hình và phỏng vấn. Ông Kim Hyok-chol được truyền thông quốc tế vây quanh khi tới gặp đối tác Mỹ tại Hà Nội. Ảnh: Getty Đặc phái viên Triều...