Trộm cướp lộng hành ở TP.HCM, vì sao không áp dụng mô hình 141 của Công an Hà Nội?
Sau khoảng 5 năm hoạt động, mô hình tổ công tác 141 đã cho thấy hiệu quả rõ rệt và dần trở thành “Thương hiệu sức mạnh của Công an Thủ đô”.
Trong khi đó, nạn trộm cắp, cướp giật ngày càng trở nên nhức nhối ở TP.HCM. Nhiều người đặt vấn đề, vì sao Công an TP.HCM không áp dụng mô hình “141″ của CATP Hà Nội?
Những giải pháp chưa đem lại hiệu quả
Vào giữa tháng 2-2016, làm việc với Đảng ủy Công an TP.HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chỉ đạo, phải nỗ lực để kéo giảm tội phạm rõ rệt trng vòng 3 tháng. Theo đó, hôm 5-3, Công an TP.HCM đã tổ chức ra quân trấn áp tội phạm. Trong một thời gian ngắn, lực lượng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ.
Thế nhưng, vụ việc nữ du khách người Ai Cập giật ba-lô gây bức xúc trong dư luận hôm 11-3 và nhiều vụ cướp trắng trợn khác vẫn diễn ra công khai.
Gần đây nhất là vụ nữ ca sỹ Tố Ny bị cướp giật kéo lê trên đường phố TP.HCM, khiến nhiều người hoang mang, lo ngại. Bởi nó cho thấy nạn trộm cướp vẫn lộng hành ở TP.HCM, đe dọa tính mạng và sinh hoạt của người dân, gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng.
Trộm ra vào nhà như trốn không người. Camera không có tác dụng. Thậm chí trộm còn xách dao đi lại ngang nhiên giữa các tầng để lục tìm tài sản, dưới ống kính camera. Ảnh: PLO
Kẻ cướp có thể ra tay ngay trước cửa nhà của nạn nhân như vụ việc xảy ra trước cửa hàng điện thoại ở cư xá Vĩnh Hội đường Nguyễn Hữu Hào, quận 4, TP.HCM. Nạn nhân là vợ chồng anh Khanh và chị Đào. Hôm đó, vợ chồng anh Khanh vừa về đến cửa hàng của mình, trong lúc đang chờ mở cửa chuẩn bị vào nhà, chị Đào bị một kẻ lạ mặt bất ngờ giật giỏ xách từ phía sau rồi tháo chạy. Chị Đào ngã ngửa giữa đường không kịp kháng cự trong khi anh Khanh đuổi theo tên cướp nhưng không làm gì được.
Trương Yến Quân, chỉ mới 16 tuổi nhưng đã cùng bạn trai gây ra khoảng 10 vụ cướp giật túi xách, điện thoại của người đi đường ở TPHCM. Ảnh: PLO
Video đang HOT
Kế sách của người dân
Gần đây, một số báo đã kêu gọi bạn đọc hiến kế giải quyết nạn cướp giật, trộm cắp ở TP.HCM, và nhanh chóng nhận được hàng trăm lượt đóng góp ý kiến.
Nhiều giải pháp đã được nêu ra như siết chặt quản lý lưu trú, nghiên cứu thành lập những nhóm “hiệp sĩ” đường phố, lập quỹ khen thưởng người dân chống tội phạm, nghiên cứu tái lập đội cảnh sát hình sự săn bắt cướp, gắn camera theo dõi an ninh, thiết lập đường dây nóng trực tiếp và thông suốt 24/24 giờ để nhận tin báo tố giác tội phạm,…
Trên thực tế, một số giải pháp này vốn đã và đang được Công an TP.HCM triển khai.
Cũng có nhiều ý kiến tính đến các giải pháp về lâu dài như: Giải quyết vấn đề thất nghiệp, các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm,… Đồng thời giáo dục ý thức tự bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng cho mỗi người dân.
Sao không áp dụng mô hình 141?
Mô hình tổ công tác liên ngành 141 được coi như là “cú đấm thép” của CATP Hà Nội, nhiều đại biểu quốc hội cũng từng cho rằng, mô hình này cần được nhân rộng ra các tỉnh thành trong cả nước. Thực tế, TP.HCM cũng đã học tập, triển khai mô hình này vào tháng 12-2012. Nhưng tổ công tác liên ngành 141 ở đây chỉ được thành lập và hoạt động vào một số đợt cao điểm chứ không được duy trì thường xuyên, liên tục.
Thay vào đó, Công an TP.HCM kiên trì với mô hình Đội hình sự đặc nhiệm, thuộc phòng cảnh sát hình sự (thành lập năm 2008) – được coi là “hình ảnh dựng lại” của lực lượng SBC (săn bắt cướp) huyền thoại một thời.
Nhận xét về Đội hình sự đặc nhiệm này trên báo Tuổi trẻ online, bạn đọc Nam Sơn đánh giá “Tôi thấy các lực lượng SBC ở TP.HCM cũng khá hay, góp phần vào công cuộc truy quét tội phạm. Nhưng mô hình này chưa đủ mạnh, vì nó chỉ diệt được bề nổi của tảng bang tội phạm thôi. Phải triệt tận gốc, như liên ngành 141 ở Hà Nội chẳng hạn. Họ tiến hành tuần tra, bắt giữ ngay các đối tượng mang theo hung khí, hoặc các phương tiện gây án trên đường…”.
Cũng trên báo Tuổi trẻ online, bạn đọc Lê Tiến Thành cho rằng: “Lập đội 141 giống như ở Hà Nội đó là một giải pháp hay”.
“Theo tôi, lãnh đạo TP.HCM nên xem xét thành lập liên ngành 141 như Hà Nội đã làm, mô hình này rất có hiệu quả”, bạn đọc Thu Hương cùng chung quan điểm, phản hồi trên báo Pháp luật online.
Liên ngành 141 truy quét nhiều tội phạm trên địa bàn Thủ đô.
Thực tế tại Hà Nội cho thấy, liên ngành 141 không chỉ là lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông mà còn là lực lượng ban đầu ngăn chặn, xử lý vụ việc, đối tượng có dấu hiệu phạm tội.
Từ khi thành lập đến nay, lực lượng đã bắt giữ hàng chục nghìn vụ tội phạm về hình sự, ma túy và tội phạm về kinh tế, thu giữ hàng vạn dao kiếm, vũ khí quân dụng, chất nổ, xe tang vật, ma túy… và hàng chục kg thuốc nổ, hàng trăm điện thoại di động, rượu ngoại…, hàng ngàn hộp mỹ phẩm, đĩa phim lậu hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài kiểm tra, ngăn chặn, xử lý… lực lượng 141 CATP Hà Nội còn phát hiện, thu hồi nhiều tài sản, phương tiện là tang vật của các vụ án trao trả cho người bị hại gồm cả trăm xe mô tô, ô tô, điện thoại di động, máy ảnh, đồng hồ đắt tiền và gần chục kg vàng, cùng với nhiều triệu đồng tiền mặt,… Sự hiệu quả của mô hình 141 góp phần rất lớn vào việc giữ gìn sự yên bình của Thủ đô.
Trước tình hình tội phạm đường phố hoành hành trắng trợn với những vụ việc nghiêm trọng như hiện nay, phải chăng TP.HCM cũng nên áp dụng mô hình kiểu như “141″ của CATP Hà Nội, để tạo “quả đấm thép” bảo vệ cuộc sống thanh bình cho người dân ở thành phố mang tên Bác?
Theo An ninh Thủ đô
TP.HCM: Du khách liên tục bị cướp, cần bao nhiêu lời xin lỗi?
Mấy ngày nay, dư luận xôn xao vụ một nữ du khách người Nga bị cướp giật được công an phường đứng ra xin lỗi. Nhưng, một lời xin lỗi thì chưa đủ.
Lại khóc, lại bàng hoàng giữa lòng Sài Gòn
Cướp giật ở Sài Gòn như là thói quen của những kẻ thích "chôm chỉa" đồ của người khác. Những tên cướp ngang nhiên lộng hành và mục tiêu mà chúng nhắm đến là những du khách người nước ngoài.
Một vụ cướp giật xảy ra vào tháng 10/2015, anh Sepastian Gretz cùng bạn gái ra khu vực bờ kè kênh Tàu Hủ thuộc đại lộ Võ Văn Kiệt (thuộc P.Nguyễn Thái Bình, Q.1) ngồi hóng mát, bất ngờ có một nhóm thanh niên xông đến dùng dao chém anh thương tích, sau đó lục túi cướp tiền và ĐTDĐ, rồi tẩu thoát.
Bọn cướp ngày càng manh động hơn khi rạng sáng ngày 21/5/2015, một nữ du khách Anh đang đi bộ trên đường Lê Lai (Q.1) đã bị cướp giật túi xách kéo lê trên mặt đường, gây xay xát phần lưng.
Nữ du khách người Nga chỉ biết khóc khi bị cướp giật.
Hay như vụ xảy ra vào khoảng 19 h ngày 10/2/2015, bà Dzogeute (người Đức) đang đi bộ đến giao lộ Trần Hưng Đạo - Ký Con (Q.1, TP.HCM) thì bất ngờ bị hai đối tượng đi xe máy áp sát giật túi xách có tiền mặt, thẻ tín dụng, tiền Euro và khoảng 7 triệu đồng rồi tháo chạy.
Gần đây nhất là vụ xảy ra trên đường Lương Hữu Khánh (Q.1, TP.HCM) vào chiều ngày 11/3. Theo người dân gần đó, hai du khách Nga đang đi bộ trên đường thì bất ngờ, hai thanh niên đi xe máy ngược chiều, giật giỏ xách của cô gái. Quá bất ngờ với tình huống xảy ra, nữ du khách đã ngất xỉu. Khi tỉnh lại, chị chỉ biết khóc nức nở vì đã bị mất toàn bộ giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng cùng 200 USD tiền mặt.
Và còn rất nhiều vụ việc khác xảy ra ngay giữa đường phố Sài Gòn, khiến du khách nước ngoài e dè, sợ hãi khi du lịch ở thành phố này.
Tái lập đội sắn bắt cướp, lấy lại niềm tin nơi du khách
Và rồi, mạng xã hội "rầm rĩ" đưa tin về việc nữ du khách Nga được Công an phường Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM) theo chỉ đạo của Bí thư Thành Ủy Đinh La Thăng đứng ra tổ chức xin lỗi công khai nữ du khách nước ngoài bị cướp ngày 11/3 vừa qua.
Hành động này được người dân hết lời khen ngợi. Nhưng đó là trường hợp duy nhất được xin lỗi, còn những du khách nước ngoài khác cũng bị cướp giật đến bị thương thì sao? Rồi người dân trong nước bị cướp giật thì thế nào? Có nên tổ chức hẳn một "ban xin lỗi" để nâng cao lại hình ảnh của thành phố du lịch này hay không?
Nữ du khách được xin lỗi sau khi sự việc xảy ra. Ảnh: Trí thức trẻ
Chuyện xin lỗi có thể dẹp sang một bên. Thực tế là cướp giật đang "hành nghề" ngay trong thành phố lớn. Trước đó, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo nhất định sẽ giảm tội phạm, công an thành phố mở đợt ra quân rầm rộ. Tất nhiên dẹp tội phạm không phải ngày một ngày hai, nhưng vụ cướp giật táo bạo này quả thật là sự thách thức đối với lực lượng công an TP.HCM. Sẽ ăn nói sao đây với dân khi bọn cướp ngang nhiên hoành hành, và ăn nói làm sao khi ngày mai, ngày kia tiếp tục xảy ra những vụ tương tự?
Nhìn lại ngày 1/3, tại hội nghị quán triệt, triển khai nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo "Giờ chỉ có bắt tay vào làm, để tội phạm không còn đất sống". Hay trước đó ngày 27/2, tại buổi làm việc với Ban giám đốc Công an TP.HCM, Bí thư Đinh La Thăng chỉ đạo: "Trong ba tháng tới, Công an thành phố phải nỗ lực hơn nữa để tình hình tội phạm phải được kéo giảm một cách rõ rệt". Cũng trong buổi làm việc này, Bí thư Thăng còn gợi ý Công an TP có thể tái lập lực lượng săn bắt cướp hiệu quả như trước đây để có thêm một lực lượng phản ứng nhanh, góp phần bảo vệ an ninh cho người dân, du khách.
Có thể thấy đây là một trong những quyết tâm của bí thư Thành ủy và các ngành liên quan muốn vực dậy ngành du lịch vốn đã gây ra bao nỗi kinh hoàng cho du khách.
Liệu chỉ đạo của ông Thăng có dẹp được nạn cướp giật, trộm cắp ở Sài Gòn để lấy lại niềm tin nơi du khách nước ngoài hay không? Điều này chỉ còn chờ vào lực lượng công an thực hiện chỉ đạo ra sao mà thôi.
Theo Ngay nay
Chưa đầy 1 tháng, triệt phá hàng trăm vụ án Dù số liệu thống kê chưa đầy đủ nhưng chỉ tính một số đợt công bố kết quả trấn áp tội phạm của Công an TP.HCM vừa qua cũng thấy được số vụ phá án chiếm tỷ lệ khá cao. Một số đối tượng trộm cướp bị bắt giữ vừa qua - Ảnh: Công Nguyên Cướp giật, trộm cắp đứng "đầu sổ" Tính...