Trộm cướp hoành hành – Kỳ 5: Hiệp sĩ bị đe dọa
Sau khi Thanh Niên và một số báo đưa tin chiều ngày 12.9, các “hiệp sĩ” Minh Tiến, Châu Quang Bình, Lê Minh Quốc trong lúc truy bắt hai tên trộm xe máy ở đường Gò Dầu (P.Tân Quý, Q.Tân Phú) bị mất xe máy Wave alpha biển số 54T1-4956, một số phần tử xấu đã lợi dụng việc này dựng kịch bản trả thù.
Chiều 13.9, “hiệp sĩ” Minh Tiến nhận được điện thoại của một người đàn ông với nội dung: “Tôi xem báo, thấy anh bị mất xe nên muốn hỗ trợ tiền. Khoảng 17 giờ 30 gặp nhau tại nhà thờ 150, đường Nguyễn Thị Nhỏ, Q.11 sẽ trao tiền tận tay cho anh”. Nghi có sự mờ ám, “hiệp sĩ” Minh Tiến cùng 4 đồng đội và hai PV đi xe máy đến điểm hẹn và ngồi quan sát ở một con hẻm gần đó. Lúc này, số máy lạ tiếp tục liên lạc, hỏi “hiệp sĩ” Minh Tiến tới chưa, đang ở đâu, sau đó là thay đổi điểm hẹn đến góc đường Lữ Gia – Nguyễn Thị Nhỏ (Q.11).
Hiệp sĩ bắt cướp trên đường phố – Ảnh: Phan Tiểu Long
Khi đến điểm hẹn mới, nhóm 7 người chia làm đôi. “Hiệp sĩ” Minh Tiến cùng một thành viên trong nhóm vào quán cà phê ngay góc đường quan sát, những thành viên còn lại ngồi ngoài trạm xe buýt. Cùng lúc, xuất hiện 5 xe máy gồm 9 thanh niên tay xách mã tấu, mắt láo liên, chạy lượn lờ ở khu vực này. Sau đó, cả nhóm dừng xe và một tên bấm điện thoại nhằm xác định “hiệp sĩ” Minh Tiến để ra tay. Điện thoại rung, “hiệp sĩ” Minh Tiến đi thẳng vào nhà vệ sinh của quán cà phê nghe điện thoại, đồng thời trình báo cảnh sát hình sự – Công an TP.HCM lên kế hoạch phá án. Biết bị lộ, những kẻ xấu đã rút lui và cúp luôn điện thoại…
Cảnh giác vẫn mất đồ!
Không chỉ táo tợn trên đường phố, mà người dân phản ánh bọn trộm cướp còn canh ngay trước cửa nhà dân để gây án. Điển hình là tại hẻm 31 Thành Mỹ, P.8, Q.Tân Bình, vài tháng trở lại đây tình hình trộm cắp, cướp giật xảy ra liên tục cả ban đêm lẫn ngày, dù chỉ cách trụ sở UBND P.8, chốt bảo vệ dân phố KP6 vài chục mét
Dân lo trộm cướp gia tăng Ngày 15.9, tại Hội trường TP.HCM, hơn 200 đại biểu là nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, đại diện tiêu biểu của các dân tộc, kiều bào đã tham dự Hội nghị Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết ĐH Đảng lần thứ XI và Nghị quyết ĐH Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX, do Ủy ban MTTQ TP tổ chức. Đóng góp ý kiến tại hội nghị, các đại biểu bày tỏ sự băn khoăn và kiến nghị các cấp chính quyền tập trung giải quyết rốt ráo những bức xúc của người dân liên quan đến các vấn đề dân sinh, như: kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tình hình an ninh trật tự xã hội, nhất là nạn trộm cắp, cướp giật đang diễn biến phức tạp. Minh Nam – Đình Phú
Chị T., mới dọn về chưa được bao lâu nhưng đã hai lần bị cướp giật ngay trong con hẻm. Cách đây một tháng, chị T. bị hai thiếu niên khoảng 14 -15 tuổi đi xe gắn máy áp sát giật sợi dây chuyền bạc ngay trước cửa nhà. Sợi dây chuyền bị rơi xuống đất khiến chúng không kịp lấy. Điều đáng nói là hai tên cướp khi giật không thành lại thong thả chạy xe đi thẳng ra hướng đường Lý Thường Kiệt như không có chuyện gì. Trước đó, chị T. bị giật điện thoại khi chỉ cách nhà không đầy 50m, dù đã cảnh giác nép sát vào lề để nghe.
Táo tợn hơn, lúc 1 giờ sáng 13.9, chị H.T.A bị hai tên cướp dùng hung khí cướp xe máy ngay trước cửa nhà (số nhà 31) đối diện trụ sở UBND P.8. Chị A. kể, về đến cửa, chị bật cốp chiếc xe Air Blade BS 54P7-2331 lấy chùm chìa khóa mở cửa nhà. Vừa đậy lại cốp xe thì có hai thanh niên dừng xe sát bên. Một tên cầm một vật màu đen hình chữ nhật có phát ra tia lửa điện chích thẳng vào người khiến chị tê rần. Tên còn lại nhảy lên xe chị A., đạp mạnh vào người chị khiến chị té xuống, rồi cùng tên kia tẩu thoát. Theo lời chị A., trước đó chị thấy có 2-3 xe khác dừng cách chỗ chị bị cướp hơn chục mét, sau khi bọn cướp rồ ga chạy thì những xe này cũng đi mất. “Sự việc diễn ra có nhiều người chứng kiến nhưng thấy hai tên cướp có đồng bọn và đang cầm hung khí nên không ai dám vào hỗ trợ”, chị A. nói. Trước đó, chị A. bị cướp chiếc laptop vào lúc 20 giờ ngay trước hiên nhà, khi đang cùng 2 người bạn khác ngồi làm việc.
Video đang HOT
Ông Đặng Văn Bình, Trưởng công an P.8, Q.Tân Bình, xác nhận đường Thành Mỹ và khu vực chợ Tân Bình là “nơi phức tạp nhất” trên địa bàn phường. Công an vẫn cử lực lượng kiểm tra hành chính hằng đêm, nhưng phòng ngừa là chính chứ chưa bắt được vụ nào cụ thể.
Theo Thanh Niên
Trộm cướp hoành hành - Kỳ 4: Thông tin của dân cực kỳ quan trọng
Trước tình hình trộm cướp liên tục xảy ra, gây bất an cho người dân, thượng tá Trần Văn Ngọc, Phó phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an TP.HCM, cho biết hiện phòng đang triển khai nhiều biện pháp nhằm trấn áp tội phạm, đặc biệt là tội phạm trộm cắp, cướp giật trên đường phố.
Ông đánh giá thế nào về tình hình trộm cướp liên tục xảy ra trên địa bàn TP trong thời gian qua?
Theo số liệu báo cáo, số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên toàn địa bàn TP trong 9 tháng đầu năm 2011 không tăng. Chỉ có một số phường ở Q.1, tội phạm trộm, cướp giật có phương tiện tăng nhưng nhìn chung trên toàn địa bàn Q.1 và toàn TP là giảm. Tình hình cướp ở một số quận, huyện vùng ven có tăng và phức tạp hơn. Cảnh sát hình sự đặc nhiệm (CSHSĐN) đã tích cực vào cuộc điều tra khám phá băng nhóm dùng kéo gây án, trong đó có 1 nạn nhân bị đâm chết. Kể từ đó, số vụ cướp xảy ra trên Q.Bình Tân cũng giảm hẳn.
Trong khi chờ cơ quan công an ra tay, người dân đã tự phục bắt bọn đạo chích (Trong ảnh: Người dân P.13, Q.3 bắt một đối tượng trộm cắp xe gắn máy) - Ảnh: Minh Nam
Ông nói giảm, vậy thì tại sao tại cuộc họp ngày 12.9 vừa qua, lãnh đạo UBND Q.1 cho rằng tình hình cướp giật ở khu trung tâm TP có tăng và đáng quan ngại? Tại sao số liệu của Q.1 và PC45 "vênh" nhau?
Không có "vênh" mà hoàn toàn khớp. Trong 8 tháng đầu năm, trên địa bàn Q.1 xảy ra 168 vụ phạm pháp hình sự. Thực ra, số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn Q.1 trong 8 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ giảm 34 vụ. Tuy nhiên, theo như tôi biết, vẫn còn việc người bị hại không trình báo hoặc thiếu thông tin về những vụ trộm, cướp cho cơ quan công an.
""Có một số trường hợp cơ quan công an thiếu nhiệt tình, đùn đẩy trách nhiệm khi tiếp nhận thông tin trình báo của người bị hại""
Theo ông, vì sao có tình trạng nhiều người bị hại ít trình báo cho cơ quan công an?
Có nhiều lý do. Lý do thường thấy nhất là do người dân không rành địa bàn nơi xảy ra vụ việc để đến cơ quan công an trình báo cụ thể. Một nguyên nhân khác nữa là có một số trường hợp cơ quan công an thiếu nhiệt tình, đùn đẩy trách nhiệm khi tiếp nhận thông tin trình báo của người bị hại. Thông tin cung cấp của người dân cực kỳ quan trọng trong công tác phòng chống tội phạm. Những thông tin quan trọng này là một trong những yếu tố giúp sức cho cơ quan công an đưa ra biện pháp giải quyết hoặc phá án. Người dân biết nhiều, nhưng kênh thông tin này cơ quan chức năng chưa khai thác triệt để, vẫn còn bị hạn chế. Nhược điểm này cũng được nhắc nhở trong các cuộc họp của Công an TP.HCM để chấn chỉnh.
Tâm lý người dân gọi đến đường dây nóng thường "ngại", trừ khi bị xâm hại mới gọi báo. Nếu địa phương làm tốt công tác tuyên truyền đến từng tổ dân phố thì người dân chỉ cần báo tổ dân phố, tổ dân phố báo cảnh sát khu vực, báo phường, phường báo quận, thành phố để kịp thời giải quyết vụ việc.
Không ít nạn nhân nói rằng khi họ đến trình báo cơ quan công an, vụ việc vẫn "bặt vô âm tín". Từ đó khiến người dân thiếu tin tưởng vào công tác phá án, dẫn đến tâm lý ngại trình báo?
Hoàn toàn không có chuyện đó. Tỷ lệ khám phá án cướp có phương tiện của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao. Năm nào cũng cao, trên 80%. Chỉ có án trộm gặp nhiều khó khăn trong công tác điều tra nên tỷ lệ khám phá thấp.
Theo quy định của ngành, cơ quan công an muốn lấy thông tin của nhân chứng phải xuống tận nhà để gặp trực tiếp dân lấy thông tin, thu thập chứng cứ. Ban ngày người dân đi làm thì tranh thủ ban đêm xuống để thu thập thông tin.
Dư luận thắc mắc, nhiều vụ trộm cướp liên tục xảy ra trên địa bàn TP, nhưng vẫn không thấy "bóng dáng" của CSHSĐN - vốn được xem là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng chống tội phạm trên đường phố? Vậy nhiệm vụ của CSHSĐN là gì?
Cũng theo thượng tá Ngọc, hiện PC45 đã tăng cường lực lượng trực 24/24 để tiếp nhận, xử lý kịp thời những thông tin liên quan đến tội phạm do người dân cung cấp qua đường dây nóng: 08.38387342 - 39207196.
Tiền thân của CSHSĐN là lực lượng săn bắt cướp (gọi tắt là SBC). Sau một thời gian SBC ngưng hoạt động thì tình hình phạm pháp hình sự xảy ra trên đường phố diễn biến phức tạp nên TP mới thành lập lực lượng CSHSĐN. Theo quy chế hoạt động của lực lượng CSHSĐN là chống cướp, cướp giật có phương tiện và các loại tội phạm khác xảy ra trên tuyến giao thông, như: Xâm phạm nhân thân, tài sản của nhân dân hoặc các băng nhóm thanh toán trên đường phố...
Nhưng người dân vẫn lo sợ về tình hình cướp giật trên đường phố. Vậy trách nhiệm của lực lượng CSHSĐN ở đâu?
Thực tế, anh em đã làm hết sức mình không quản nắng mưa với tinh thần trách nhiệm cao. Nhiều lúc trời mưa to, nhưng các chiến sĩ cũng phải mặc áo mưa đi làm. Quân số ở đâu cũng thiếu nhưng không vì thế mà kêu ca được, chúng tôi làm việc chủ yếu tinh thần trách nhiệm là chính. Kể từ khi ra đời, lực lượng CSHSĐN đã khám phá nhiều vụ trọng án và tham gia khám phá nhiều vụ án trộm cướp khác. Ở địa bàn trung tâm, PC45 đã bố trí lực lượng tuần tra rất dày đặc: hằng ngày bố trí 8 tổ, 24 trinh sát cho nên không thể nói CSHSĐN không làm hết trách nhiệm của mình. Ngoài ra, PC45 còn tăng cường lực lượng CSHSĐN tuần tra kiểm soát vào thời gian thường xảy ra cướp (từ 18 - 24 giờ); trộm (từ 0 - 6 giờ sáng).
Hiện nay, dư luận muốn biết là PC45 đã có biện pháp cụ thể ra sao để trấn áp tội phạm trộm cắp, cướp giật, tạo sự yên tâm cho người dân mỗi khi ra đường?
Lãnh đạo PC45 đã chỉ đạo cho các lực lượng CSHSĐN TP tăng cường phối hợp chặt chẽ với CSHSĐN các quận 1, 2, 3, 4, 5 và các quận giáp ranh với địa bàn trung tâm để tăng cường đấu tranh mạnh với số đối tượng nghi vấn xâm phạm tài sản trên địa bàn trung tâm; đặc biệt tại các khu vực có đông khách du lịch lui tới, như Phạm Ngũ Lão, Bến Nghé, Bến Thành... Còn những biện pháp cụ thể thì thuộc về nghiệp vụ, tôi xin không thể tiết lộ.
Người dân bức xúc Trong tháng 8 vừa rồi, tôi cũng bị mất 2 chiếc điện thoại,1 bị giật mất, 1 thì bị cướp giữa ban ngày. Hôm đó thứ sáu, tôi đang đi bộ về nhà lúc 11 giờ 30 sáng thì có 2 tên đi chiếc xe máy màu trắng chạy vòng quanh, gặp tôi giả vờ hỏi đường rồi chúng nắm cổ áo tôi, cầm 2 ống kim chích để ngay cổ tôi rồi lục soát lấy điện thoại, rồi chạy đi mất. Vũ Chí Hiếu
(vuchihi_1987@yahoo.com.vn) Gần đây tình trạng cướp giật diễn ra tại TP.HCM thật đáng sợ. Tôi hiện cư ngụ tại đường Nguyễn Hồng Đào, P.14, Q.Tân Bình. Hầu như ngày nào trên tuyến đường này đều có giật túi xách, máy tính xách tay, dây chuyền, điện thoại. Có hôm lên đến 3 vụ. Điều đáng tiếc là trụ sở Công an phường 14 ngay cạnh chợ Bàu Cát nhưng những người mất tài sản không đến trình báo, cũng không thấy đội tuần tra của phường đi tuần. (phuongthuy2001vn@yahoo.com) Lê Nga
(tổng hợp)
Dân cung cấp hơn 828.000 tin báo tội phạm
Ngày 14.9, tại Hội trường TP.HCM, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm (2001-2011) thực hiện Nghị quyết liên tịch về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới".
Trong 10 năm qua, người dân TP đã cung cấp hơn 828.000 tin có liên quan đến an ninh trật tự, giúp cơ quan Công an điều tra bắt giữ 89.400 đối tượng liên quan và 20.506 đối tượng phạm pháp quả tang. Qua vận động, tuyên truyền, người dân cũng giao nộp cho công an hơn 3.200 khẩu súng, lựu đạn, trái nổ, hàng chục ngàn viên đạn, vũ khí thô sơ các loại; giáo dục cảm hóa hơn 100.000 đối tượng vi phạm pháp luật, góp phần kéo giảm khoảng 44% số vụ phạm pháp hình sự so với 10 năm trước đó.
Theo Thanh Niên
Trộm cướp hoành hành - Kỳ 3: Người dân treo giá bắt trộm! Để đối phó với tình trạng trộm cướp ngày càng gia tăng trên địa bàn TP.HCM, nhiều người dân phải tự tìm cách bảo vệ tài sản. Treo giá bắt trộm cắp tại bãi giữ xe ở Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) - Ảnh: Minh Nam Ngày 13.9, vừa bước vào bãi giữ xe ở Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), chúng tôi bị...