Trộm cướp hoành hành khu trọ
Nạn trộm cắp, cướp giật xảy ra thường xuyên tại các khu trọ công nhân, sinh viên ở khu vực giáp ranh Q.Thủ Đức, TP.HCM và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (làng Đại học Quốc gia TP.HCM) trong thời gian gần đây khiến người ở trọ hết sức lo lắng.
Ở các dãy trọ, chính quyền cho gắn các bảng khuyến cáo người dân cảnh giác – Ảnh: P.TUẦN
“Mồi ngon” mà bọn đạo chích nhắm đến chủ yếu là nữ sinh viên (SV) và SV mới nhập học. Tệ hơn cả trộm, còn có những vụ cướp táo tợn xảy ra.
Sinh viên lo lắng
Mới vào học chưa đầy một tháng nhưng đã có hàng chục vụ mất trộm xe máy, điện thoại di động, máy tính xách tay… xảy ra khắp các dãy trọ SV ở khu vực này. Lê Thị Hằng (SV năm 2 ĐH KHXH&NV TP.HCM) cho biết: “Buổi tối đi ngủ mình đã khóa trái cửa cẩn thận, nhưng khi thức dậy phát hiện trộm đã cạy cửa lấy đi máy tính xách tay và ví tiền”. Sáng, trưa, chiều, tối, bất cứ lúc nào kẻ trộm cũng có thể ra tay, hớ hênh là mất.
Đầu tháng 9, nhóm SV ở khu nhà trọ số 505/17 (P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức) bị mất hai máy tính xách tay, hai máy ảnh với tổng trị giá hơn 50 triệu đồng. Dù căn phòng trọ được khóa trái cửa cẩn thận, nhưng tên trộm đã leo tường, bẻ khóa để ra tay. Cùng thời điểm đó, nhiều dãy trọ SV gần khu vực trên cũng xảy ra mất tài sản.
Video đang HOT
Nhiều SV còn bị trấn lột, cướp giật ngay giữa ban ngày. Chiều 10-9, Lại Thị Tình (SV năm 1 Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) đang đạ xe từ trường về ký túc xá, đến đoạn đường vắng gần ĐH An ninh nhân dân cô dừng lại nghe điện thoại thì bất ngờ bị hai thanh niên đi xe máy trờ đến giật mất điện thoại.
Trộm hoành hành khu trọ công nhân
Tại các khu trọ công nhân, tình trạng trộm cắp, cướp giật, móc túi… đang rộ lên. “Ngày nào đi làm tôi cũng đều lo thấp thỏm. Dù phòng trọ có khóa chặt đi nữa nhưng kẻ trộm giờ táo tợn lắm, sơ sểnh là mất” – công nhân Nguyễn Thị Toàn, làm việc trong Khu chế xuất Linh Trung 1, trọ ở khu phố 3, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức, cho hay.
“Tháng trước tôi bị trộm lấy mất chiếc điện thoại khi trọ ở đường số 16, P.Linh Trung, gần ĐH Nông lâm TP.HCM. Chuyển lên đây ở chưa được một tuần thì bị trộm lấy đi chiếc xe đạp” – chị Nguyễn Thị Dung, trọ ở khu phố 3, P.Linh Xuân, than thở. Nhiều công nhân như chị Dung sau mỗi lần bị trộm lại đổi ổ khóa hoặc chuyển chỗ trọ nhưng tình trạng trộm cắp vẫn tiếp diễn.
Nạn cướp giật, móc túi cũng hoành hành không kém ở các khu vực này mỗi khi công nhân tan ca ra về. Chị Liễu (quê Bến Tre, công nhân Công ty TNHH Poong In Vina, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại việc chị bị cướp xe ngay trên đường về nhà: “Tôi vừa đi qua bến xe Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An), dừng xe bên lề đường nghe điện thoại thì bỗng có ba người đàn ông đi xe máy từ phía sau lao đến, xô tôi ngã khỏi xe. Tôi vừa kịp tri hô thì chúng đã leo lên xe tôi rồ ga chạy mất”.
Ông Trương Văn Thống, chủ tịch UBND Q.Thủ Đức (TP.HCM), cho biết để khắc phục tình hình mất an ninh trật tự tại các khu trọ, chính quyền địa phương đã làm việc với các tổ tự quản khu trọ để tăng cường tuần tra. Cảnh sát cơ động cũng tăng cường tuần tra tại các khu vực giáp ranh như các phường Linh Xuân, Linh Trung, Bình Chiểu trên địa bàn Q.Thủ Đức. Thời gian vừa qua, lực lượng công an đã truy quét nhiều băng nhóm tội phạm hoạt động ở các địa bàn giáp ranh giữa Bình Dương và TP.HCM. Tuy vậy, tình hình vẫn còn phức tạp, nạn trộm cắp, cướp giật chưa được dẹp triệt để.
Theo Tuổi Trẻ
Những khu trọ chẳng có mùa xuân
Sài Gòn trưa cuối năm, trong khu nhà trọ ẩm thấp, chật chội, những bệnh nhân (BN) ung thư chui ra khỏi phòng, đứng tựa cửa để tìm chút gió...
Túng quẫn vì bệnh tật
Khu nhà trọ ở số 26 đường Nơ Trang Long, P.14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM nhìn từ ngoài vào thấy hun hút. Nếu như không nhìn thấy chữ "cho thuê phòng trọ" treo ngay lối vào thì không ai nghĩ rằng đằng sau tiệm thuốc tây số 11 lại có một dãy nhà cho BN thuê.
Dãy nhà khoảng hơn chục phòng, mỗi phòng chỉ đủ kê một chiếc giường. Trong phòng nóng hầm hập và tối om, ban ngày cũng phải bật đèn, mỗi phòng chỉ có một cái quạt điện cũ rích. Những BN nằm co ro trên giường, còn người đi chăm bệnh tận dụng một góc trống ngay cửa ra để trải chiếu nằm.
Tất cả khách trọ đều dùng chung một nhà vệ sinh, nhà tắm. Trong phòng, không khí ngột ngạt, khó thở là vậy nhưng phía trước, mùi khói xăng xả ra từ hằng trăm chiếc xe máy làm cho không khí nhốn nháo, dơ bẩn, rác rưởi vứt đầy chẳng khác gì một cái chợ. Thế nhưng những người ở trọ bất đắc dĩ này phải cắn răng thuê với giá 80 ngàn đồng/ngày.
Dãy nhà trọ lọt thỏm sau bãi giữ xe
Chị Trương Thị Thủy, 39 tuổi, ở khóm 7, thị trấn Đắk Đoa, Gia Lai, mắt buồn hiu, đứng ôm bờ tường thở dài. Tháng 7.2010, chị phát hiện bị ung thư vú và vào Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM để phẫu thuật. Mổ xong, trong thời gian chờ vô thuốc, chị phải ra ngoài thuê nhà trọ ở. Chị kể trước đây hai vợ chồng làm việc chăm chỉ nên gia đình sống khá ổn với 2 đứa con còn tuổi đến trường. Nhưng từ khi chị bị bệnh tới giờ, cả nhà rơi vào cảnh túng quẫn, tất cả chỉ mình chồng gánh vác. Mới 5 tháng chữa trị mà đã hết 200 triệu đồng. Hiện tại còn 2 liều thuốc nữa. Tới kỳ vô thuốc, nếu chưa xoay được tiền, gia đình chị lại phải đi vay nóng với lãi suất cao. Đã nhiều lần chị tính buông xuôi, nhưng chồng chị dứt khoát bảo còn nước còn tát.
Ở khu nhà trọ này không chỉ có các BN ở nhiều tỉnh như Bình Thuận, Gia Lai, Cà Mau, Sóc Trăng... mà còn có những BN đến từ Campuchia. Như bà Chum Sa Roelirn, 51 tuổi, ở Tà Kheo, Campuchia, bị ung thư tử cung. Bà và người em gái đã ở phòng trọ này hơn 3 tháng. Hai chị em không đủ tiền ăn, thường xuyên phải xin cơm của bếp ăn từ thiện trong bệnh viện. Cũng giống chị Thủy, nhiều lúc bà muốn buông xuôi vì kinh tế gia đình đã cạn kiệt...
Những người không mong Tết
Nếu như ở những phòng trọ cho BN ung thư chỉ đủ sức chứa 2 người/phòng thì phòng dành cho BN tim ở bao nhiêu người cũng được. Trên đường Sư Vạn Hạnh (nối dài), P.12, Q.10, TP.HCM có hơn 20 nhà trọ, trung bình mỗi nhà rộng chưa đầy 40m2, được chia ra làm 10 phòng, tất cả chung một nhà vệ sinh và phòng tắm. Ở đây chủ yếu là những BN tim thuê. Trong hẻm 147, cứ mỗi nhà, bên dưới là quán ăn, bên trên cho BN thuê, một ngày 70 ngàn đồng. Những BN này ở tập thể, không có giường, mỗi người được chủ nhà phát cho một chiếc chiếu, một cái gối và tấm chăn mỏng.
Chị Nguyễn Thị Phượng, 37 tuổi, quê Bình Phước, bảo cả 2 lầu với gần 40 người mà chỉ có một nhà vệ sinh, một nhà tắm chung nhau. Chị bị bệnh tim, vừa mổ xong, hết 100 triệu đồng. Nhà chỉ làm rẫy, có bao nhiêu tiền đổ cho chị chữa bệnh hết rồi. Nay mỗi lần tái khám chị chỉ dám đi một mình cho đỡ tốn kém. Còn chị Hiền, quê Vĩnh Long, đưa con đi chữa bệnh tim. Hai mẹ con ra thuê nhà, một ngày mất 80 ngàn đồng, vậy mà cuộc sống vẫn giật gấu vá vai...
Tết đã cận kề, trong khi người dân TP nô nức đi sắm tết, thì trong những khu nhà trọ của BN nghèo, không khí vẫn trầm lắng, u ám. Họ không dám mong chờ tết...
Theo Thanh Niên
Bi kịch sau đêm Noel "dạt nhà"! Giờ đây, Thủy đã không còn khả năng lập gia đình (Ảnh: minh họa) Sau đêm Noel, ngoài thông tin về những con số giật mình về những vụ tai nạn giao thông, ông bạn là bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện phụ sản Trung ương "lắc đầu thè lưỡi" bảo một chuyện mà mọi người ít quan tâm là có...