Trộm chó: Vì sao khó xử lý và ngăn chặn triệt để?
Người dân thường không báo cơ quan công an nên việc nắm bắt các vụ việc trộm cắp để khoanh vùng và định hướng điều tra, tổ chức mật phục gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng trộm cắp chó, mèo trong các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian gần đây diễn biến phức tạp. Các đối tượng phạm tội hoạt động manh động, sẵn sàng chống trả người dân và lực lượng chức năng khi bị phát hiện bắt giữ, gây bức xúc cho quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Trước tình hình đó, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã có kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn triệt xóa đối với loại tội phạm này.
Nghe bài viết tại đây:
Xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với nhiều địa phương, lại có Quốc lộ 2A chạy qua nên tình hình an ninh trật tự có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các đối tượng trộm chó thường xuyên hoạt động nên người dân rất lo lắng.
Nuôi chó vốn là tập quán của nhiều gia đình ở nông thôn, một số hộ làm kinh tế trang trại nuôi đến vài con chó để trông giữ tài sản. Biết được điều này, bọn trộm chó thường xuyên rình rập và ra tay nếu người dân sơ hở.
Ông Đào Văn Nhân, ở thôn Hòa Loan, xã Lũng Hòa cho biết tại địa phương đã xảy ra nhiều vụ trộm chó, mèo, tài sản tuy không lớn nhưng gây bức xúc trong nhân dân.
“Người dân mất chó rất bức xúc, nuôi con chó để giữ nhà nhưng đối tượng lại dùng thủ đoạn lợi dụng lúc đêm tối, hay sáng sớm chó ra đường dùng thòng lọng bắt trộm”, ông Nhân cho biết.
Ảnh minh họa: Nguyễn Hải
Trước tính phức tạp của loại tội phạm này, lực lượng cảnh sát hình sự ở Vĩnh Phúc đã tổ chức rà soát lên danh sách gần 200 đối tượng có biểu hiện nghi vấn trộm cắp, tiêu thụ chó, mèo trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tuần tra, mật phục tại các địa bàn trọng điểm nhằm phát hiện kịp thời và bắt giữ các đối tượng.
Ông Hà Văn Trí, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, theo quy định của pháp luật, trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự. Thực tế có nhiều vụ trộm chó, mèo tài sản dưới 2 triệu đồng, nhưng cơ quan công an đã tích cực thu thập chứng cứ, củng cố hồ sơ để có thể khởi tố đối tượng.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã phối hợp với Công an các huyện đấu tranh với loại tội phạm này, chỉ trong 2 tháng đã bắt được 11 vụ, 19 đối tượng, khởi tố vụ án, tạm giam 8 bị can về hành vi trộm cắp tài sản. Những đối tượng nào có tiền án tiền sự hoặc xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản thì không cần mức 2 triệu cũng vẫn khởi tố được”, ông Trí cho biết.
Có một thực tế là tài sản bị mất trộm là chó, mèo giá trị thiệt hại không lớn, vì vậy, khi bị mất tài sản, người dân thường không báo cơ quan công an nên việc nắm bắt các vụ việc trộm cắp để khoanh vùng và định hướng điều tra, tổ chức mật phục gặp nhiều khó khăn. Sau khi bắt giữ được đối tượng trộm cắp và thu hồi được tải sản là chó, mèo; việc phân loại, xác minh, truy tìm địa bàn xảy ra vụ việc và chủ sở hữu tài sản cũng không đơn giản.
Theo ông Ngô Minh Sơn, Trưởng Công an huyện Vĩnh Tường, có nhiều trường hợp không xác định được địa bàn, chủ sở hữu tài sản. Hiện nay, Công an huyện đang thụ lý giải quyết 2 vụ, các đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp chó, mèo tại địa bàn nhiều tỉnh, thành. Do vậy, việc xác định thẩm quyền giải quyết đối với từng vụ việc gặp nhiều vướng mắc.
“Địa bàn rộng khó tìm bị hại. Do đó, cơ quan chức năng cần có sự điều chỉnh các quy định để tạo điều kiện cho cơ quan điều tra cấp huyện đấu tranh với hành vi này, xử lý nghiêm đối tượng trước pháp luật. Trường hợp đối tượng ở địa bàn này tham gia trộm cắp tài sản là vật nuôi ở nhiều địa bàn tỉnh khác. Khi đó cần có quy định thống nhất đầu mối cơ quan điều tra xử lý. Vừa rồi bắt được ổ nhóm trộm cắp hơn 100kg chó, mèo trị giá hàng chục triệu nhưng đối tượng lại trộm cắp tại địa bàn nhiều tỉnh”, ông Sơn đề nghị.
Để ngăn chặn nạn trộm chó, mèo rất cần những chế tài xử lý mạnh hơn. Bên cạnh đó việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân về công tác đấu tranh với tội phạm trộm này cũng cần tiếp tục được đẩy mạnh để người dân kịp thời cung cấp thông tin có giá trị cho cơ quan công an nhằm bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật./.
Quang Chính
Theo_VOV
Trộm 5 triệu mới "xử" hình sự: Trộm chó càng không sợ
"Nếu nâng mức xử lý hình sự lên 5 triệu thì chắc chắn ăn trộm sẽ xảy ra nhiều hơn".
Ăn trộm vặt sẽ ngày càng gia tăng
Trước thông tin, dự thảo Bộ luật hình sự (BLHS) đã điều chỉnh mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu thuộc 4 nhóm tội với các mức tăng từ 2 triệu đồng lên 5 triệu đồng; từ 4 lên 10 triệu đồng; từ 10 lên 30 triệu đồng và từ 50 lên 200 triệu đồng, một số cán bộ Trưởng công an các địa phương thời gian qua xảy ra tình trạng trộm chó đã lên tiếng.
Trao đổi với Đất Việt, ngày 4/4, ông Nguyễn Nhân Song - Trưởng công an xã Long Chữ, tỉnh Tây Ninh cho biết: "Việc điều chỉnh mức định lượng xử lý hình sự cũng một phần do giá cả thị trường đang tăng lên từng ngày, nhưng chắc chắn nếu tăng thì sẽ bỏ lọt các đối tượng ăn trộm vặt".
Trăm dân đánh chết trộm chó, CA chỉ kịp cứu 1 người
Theo quan điểm của ông Song, nên quy định theo vùng, vùng núi, vùng nông thôn đặc biệt khó khăn phải khác với đô thị, thành phố mức 5 triệu có thể là nhỏ, nhưng đối với nông thôn thì đó có thể là tài sản của cả gia đình. Vì thế, nếu áp dụng mức xử lý cao để xử lý hình sự thì chắc chắn không có tính răn đe, đặc biệt khi trong xã hội hiện nay ăn trộm vặt đang có xu hướng gia tăng.
Nâng mức xử lý hình sự sẽ gây khó khăn trong việc ngăn chặn ăn trộm vặt
Cũng theo ông Song, đáng lẽ cái cần phải điều chỉnh đó là chính là tăng mức xử phạt hành chính đối với các hành vi ăn trộm, xâm phạm tài sản. Chẳng hạn, nếu tái phạm thì sẽ xử lý nặng hơn, nếu trong một năm mà vi phạm nhiều lần thì phải cho vào cơ sở giáo dục rồi cuối cùng xử lý hình sự. Nghĩa là, việc xử phạt phụ thuộc vào mức độ lặp lại của vi phạm.
Ông Song cho rằng: "Nếu nâng mức xử lý hình sự lên 5 triệu thì chắc chắn ăn trộm sẽ xảy ra nhiều hơn, mà người dân bị mắt cắp, chính quyền không làm gì được, vậy thì liệu dân có bức xúc hay không?
Hơn nữa, luât đươc ap dung thi ke trôm se tâp trung vao ngươi ngheo, ma ngươi ngheo có khi tổng tai san còn chưa đến 5 triệu".
Công an địa phương gặp khó
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tân - Trưởng công an xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nơi vừa xảy ra vụ đánh chết trộm chó xôn xao dư luận cho biết: "Việc tăng mức xử lý hình sự lên sẽ gây khó khăn cho công an địa phương, những thành phần trộm cắp vặt không được răn đe sẽ tiếp tục hoành hành. Từ trước đến nay nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ xử phạt hành chính, nhưng chỉ có phạt tiền thì cũng không hề xử nghiêm được".
Vì thế, theo ông Tân, nếu xử lý hành chính thì phải đưa vào giáo dục cộng đồng, có như vậy thì mới giảm tệ nạn xã hội. Bởi vì ở nông thôn toàn trộm gà, vịt, tính tổng ra cũng có mấy trăm ngàn đồng, nhưng vô cùng lớn với người dân. Vì vậy, mức độ xử lý cấp cơ sở càng cao thì khó mà kiểm soát được và như vậy là làm khó cho cấp cơ sở.
Mặt khác, ông Tân cho rằng, thời gian qua, tình hình an ninh trật tự có nhiều diễn biến phức tạp một phần do những vi phạm có dấu hiệu tăng lên, diễn ra hàng ngày nhưng không đủ căn cứ để xử lý hình sự, dẫn đến bức xúc cho người dân. Từ đó, dẫn đến hành vi tự phát trong một bộ phận nhân dân như đánh chết đối tượng trộm chó, tự xử bằng vũ lực. Việc tăng định mức tối thiểu có thể làm gia tăng thêm vi phạm pháp luật, tạo diễn biến xấu tình hình an ninh.
Ông Tân phân tích thêm: "Ở vùng quê, nhiều gia đình thì chỉ chục con gà, vịt, nhưng đó là một tài sản, mà khi bị trộm sẽ vô cùng đau buồn vì mất mát, mà nếu trộm bị bắt thì giá trị dưới 5 triệu thì không xử lý hình sự được, như vậy có phải tạo đường rộng cho trộm hoành hành hay không?
Các cụ vẫn nói "Tích tiểu thành đại", chính là những sai phạm nhỏ không ngăn chặn thì dần sẽ trở thành sai phạm lớn là tội phạm lớn".
Trăm dân đánh chết trộm chó: Phút nổ súng bắn trả
Trộm tài sản giá trị không cao nhưng... trắng trợn
Nhìn nhận ở một góc độ khác, ông Lê Xuân Hùng - Trưởng công an xã Tân Thành (Yên Thành - Nghệ An) cho biết: "Từ đây, lực lượng công an xã sẽ bị hạn chế trong việc xử phạt, tại nếu không có Luật dựa vào để xử phạt thì sẽ khó kiểm soát được tội phạm".
Theo ông Hùng, khó khăn, bất cập đều nằm ở đây. Trộm chó cũng là hành vi trộm, nhưng ở nhiều địa phương, hành vi ăn trộm chó không còn là ăn trộm. Ông Hùng nhận định, đã là trộm phải lén lút, che giấu, nhưng ở đây là hành vi trắng trợn, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản. Điều này luật cần nghiên cứu cho phù hợp.
Ông Hùng ví dụ: "Cả gia sản của người dân chỉ có chiếc xe máy Trung Quốc trị giá 2 triệu đồng, trước đây cứ trộm xe máy là truy cứu trách nhiệm hình sự, bây giờ tăng lên 5 triệu, thì có nghĩa hai gia đình mất hết tài sản vẫn chưa xử lý được".
Mặt khác, theo ông Hùng nên chia ra nhiều khung xử lý sẽ dễ áp dụng hơn, làm sao để tài sản xâm hại tương xứng tiền xử lý, bởi địa phương nông thôn rất đa dạng hành vi trộm, từ tài sản nhỏ đến tài sản lớn, xử theo khung chung chắc chắn không phù hợp.
Về việc điều chỉnh này, đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, lập luận việc nâng mức định lượng vì năm 2009, tại thời điểm sửa đổi, bổ sung BLHS 1999, định mức tối thiểu để xử lý trách nhiệm hình sự tăng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng, tức gấp 3 lần mức lương tối thiểu (650.000 đồng/tháng). Giá xăng cao nhất tại thời điểm đó là 16.300 đồng/lít. Giá vàng là 28-29 triệu đồng/lượng. Hiện nay, mức đề xuất tăng định mức tối thiểu lên 5 triệu đồng là tương đương 5 lần mức lương tối thiểu (1.150.000 đồng/tháng); giá xăng là 17.300 đồng/lít, giá vàng trên 35 triệu đồng/lượng là phù hợp. Nhóm nghiên cứu dự thảo nhận thấy việc điều chỉnh mức định lượng trên là một sự thay đổi rất cơ bản về chính sách hình sự và xét cho cùng đây cũng là phi tội phạm hóa. Trên thực tế theo quy định này sẽ có nhiều hành vi tội phạm trong BLHS hiện hành sẽ không bị xử lý hình sự. Tuy nhiên tờ trình và báo cáo đánh giá tác động chưa phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá cụ thể tác động về chính trị, kinh tế, xã hội của sự điều chỉnh này.
Sơn Ca
Theo_Báo Đất Việt
Tài xế gục chết trong ôtô khi đang điều khiển xe Trong lúc điều khiển xe ôtô 4 chỗ vào trung tâm thành phố, người đàn ông được cho bị đột quỵ đã gục trên vô lăng rồi để chiếc xe lao tới phía trước húc vào một xe ô tô 16 chỗ đang dừng chờ đèn đỏ. Sự việc xảy ra vào khoảng 7h, sáng 5/3, trên đường Nam Kỳ Khời Nghĩa, quận...