Trộm chim thế nào mới bị xử tội trộm cắp?
Trường hợp nào người trôm chim bị xử lý hình sự? Trường hợp nào chỉ cân xử phạt hành chính?
Chuyện 2 người trộm chim của giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Nam bị truy tố khiến nhiều người thắc mắc không biết giá trị các con chim bị trộm bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
Trường hợp nào người trộm chim bị xử lý hình sự? Trường hợp nào chỉ cần xử phạt hành chính?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm – phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM cho biết theo quy định của Bộ luật hình sự thì việc trộm cắp tài sản có giá trị 2 triệu đồng trở lên là có căn cứ để xử lý hình sự.
Định giá tài sản mất cắp làm căn cứ xử lý
Theo luật sư Nghiêm, khi xem xét hướng xử lý vụ trộm chim, cơ quan điều tra cần định giá các con chim bị trộm để làm căn cứ đảm bảo việc xử lý khách quan, đúng pháp luật.
Nếu qua điều tra, các đối tượng trộm cắp thừa nhận giá trị các con chim bán được sau khi trộm là hơn 2 triệu đồng, phù hợp với lời khai của người mua chim ăn trộm thì có thể sử dụng giá trị đó làm cơ sở xử lý hình sự.
Giám đốc Sở KH-ĐT Quảng Nam Lê Phước Hoài Bảo
Nếu lời khai của các nghi can trộm cắp có chênh lệch với lời khai của chủ chim bị mất cắp, người mua chim (người mất nói giá trị chim lớn, kẻ trộm nói bán chim với giá thấp) thì cơ quan điều tra phải cho giám định giá trị tài sản bị thiệt hại.
Yêu cầu đối với việc giám định là giá mua bán chim phải được tham khảo theo giá thị trường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khác với các tài sản giao dịch phổ biến, có giá thị trường rõ ràng nên việc định giá đơn giản thì với các tài sản đặc biệt rất khó xác định được giá thị trường như cây kiểng, chim, cá, thú nuôi cảnh, đồ cổ… thì việc định giá cũng có khó khăn.
Chính vì thế, kết quả định giá cũng chỉ mang tính tương đối, khó chính xác 100%.
Trong trường hợp đó, nếu chủ tài sản chứng minh được bằng các hóa đơn, chứng từ mua bán, thuế, nhập khẩp… hợp lệ thì giá của tài sản được ghi nhận hợp pháp để làm cơ sở tranh chấp, xử lý hình sự.
Ví dụ: người bị mất trộm cây kiểng, đồ cổ, thú cảnh… nhập từ nước ngoài về mà người chủ tài sản có hồ sơ lai lịch mua bán, hồ sơ nhập khẩu, chứng từ thuế ghi nhận giá trị tài sản thì giá đó sẽ được thừa nhận.
Còn lại những trường hợp không có hồ sơ, chứng từ, không xác định được giá thì cơ quan định giá vẫn phải tham khảo giá từ nhiều nguồn, nhiều người (ví dụ như tham khảo ý kiến của chuyên gia đồ cổ, chuyên gia sinh vật cảnh…) để đảm bảo giá trị định giá gần nhất với trị giá thực tế tài sản.
Chim, thú kiểng có trị tinh thần, khó định giá
Anh N.T.Nhã – một người chơi chim tại TP.HCM cho biết hiện chim chào mào, họa mi, chích chòe… được người chơi khá chuộng tìm nuôi để thi tiếng hót.
Thông thường, người chơi chim thường mua chim rừng mới bẫy được (gọi là chim bổi) hoặc chim non, giá chỉ vài trăm nghìn.
Nhưng sau một thời gian chăm sóc, thuần thục, đem đi thi thố tiếng hót thì mỗi con chim có giá 1-2 triệu đồng hoặc có khi đến vài chục triệu đống với loại chim quý.
Đương nghiên, chỉ những giới chơi chim mới biết giá trị của các con chim. Chăm sóc chim, người nuôi thường dành nhiều tình cảm, công sức thì cũng khó có thể tính hết những công sức, tình cảm này vào trị giá chim.
Cũng theo anh Nhã, giới chơi sinh vật cảnh rất quý với các cây cảnh, con vật nuôi (cá, chim, thú…) mà mình bỏ công chăm chút nhiều thời gian với tất cả tình cảm của mình nên đối với họ, giá trị của những con thú kiểng rất lớn.
“Giá trị của sinh vật cảnh cũng vô chừng. Có loại cá, thú bán được cả tỉ đồng nhưng với những người “ngoại đạo”, không phải người chơi thì những chú chim, cây, thú kiểng cũng chẳng có giá trị bao nhiêu” – anh Nhã cho biết.
Chính vì vậy theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, cơ quan tố tụng cần tổ chức định giá tài sản bị mất cắp đặc biệt (như các con chim kiểng) một cách phù hợp, sát với giá trị thực tế thì việc áp dụng pháp luật mới đảm bảo chính xác.
Nếu không đủ cơ sở để xử lý hình sự thì hành vi trộm chim sẽ bị xử phạm hành chính./.
Theo Tuổi trẻ
Theo_VOV
Sàm sỡ phụ nữ, xử thế nào?
Một thanh niên vừa bị công an tạm giữ vì sáng sớm đi làm hay... sàm sỡ phụ nữ đi đường. Theo quy định hiện hành, hành vi sàm sỡ phụ nữ bị xử lý như thế nào, phạt hành chính hay xử hình sự?
Công an huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đang tạm giữ hình sự Trần Đình Thái (25 tuổi, ngụ xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa) để làm rõ về hành vi sàm sỡ đối với nhiều phụ nữ đi đường.
Bịt mặt, chạy xe theo sàm sỡ phụ nữ
Kẻ sàm sỡ phụ nữ Trần Đình Thái tại Công an huyện Diên Khánh (Khánh Hòa). Ảnh: AB
Theo thông tin ban đầu, từ trước Tết Nguyên đán Bính Thân, Công an huyện Diên Khánh đã nhận được phản ánh của nhiều phụ nữ địa phương về việc có một thanh niên đeo khẩu trang chạy xe máy cùng chiều rồi bất ngờ sờ vào vùng ngực, mông của các chị em rồi bỏ chạy. Đoạn đường mà kẻ "dê xồm" này hay "hành sự" là tỉnh lộ 8 (đoạn từ quốc lộ 1 qua thị trấn Diên Khánh đến xã Diên Lâm).
Sau khi tổ chức theo dõi, sáng 21.2, Công an huyện Diên Khánh đã bắt được Thái.
Tại cơ quan công an, Thái đã thừa nhận nhiều lần thực hiện hành vi bệnh hoạn với các chị em nói trên, trong đó lần đầu cách đây khoảng ba tháng. Thời điểm Thái hành động là vào khoảng 6h30 sáng hằng ngày, khi Thái trên đường chạy xe đi làm tại một doanh nghiệp ở địa bàn. Thái cũng khai rằng "không biết vì sao mình lại hành xử như thế"...
Xử lý sao?
Hiện cơ quan công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ để làm rõ thêm các tình tiết của vụ việc, từ đó mới có hướng xử lý cụ thể đối với Thái. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để thông tin tới bạn đọc.
Tuy nhiên, từ vụ việc trên, một vấn đề pháp lý được đặt ra: Theo các quy định hiện hành, hành vi sàm sỡ phụ nữ của Thái bị xử lý như thế nào, xử hình sự hay phạt hành chính? Nếu xử hình sự thì tội gì, còn nếu xử phạt hành chính thì phạt về hành vi gì, theo điều khoản nào?
Trao đổi với Pháp luật TP.HCM, TS Phan Anh Tuấn (Trưởng bộ môn Luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM) nhận xét: Nếu trong số những người bị Thái sàm sỡ có trẻ em (dưới 16 tuổi) thì có thể xem xét hành vi của Thái về tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS hiện hành). Tuy nhiên, nếu Thái chỉ sờ mông, ngực mà không xâm hại "vùng kín" của nạn nhân thì không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội này.
Còn trong trường hợp tất cả những người bị Thái sàm sỡ đều đã đủ 16 tuổi trở lên thì rất khó xử lý hình sự Thái vì BLHS hiện hành không quy định về tội dâm ô đối với người lớn (hay người từ đủ 16 tuổi trở lên). Mặt khác, hành vi sàm sỡ phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên của Thái cũng không có dấu hiệu của một tội nào khác: Thứ nhất, nó không có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng (Điều 245 BLHS hiện hành) bởi không có chuyện gây náo động, hò hét, đuổi đánh nhau, đập phá tài sản, gây hỗn loạn, mất trật tự ở những nơi công cộng, làm xáo trộn, hoảng sợ cho những người xung quanh. Thứ hai, nó không có dấu hiệu làm nhục người khác (Điều 121 BLHS hiện hành) vì thời điểm Thái "hành sự" là sáng sớm, trên đoạn đường vắng, không tập trung đông người. Thái cũng chỉ sờ soạng, bị phản ứng lại thì thôi chứ không chửi mắng, xé quần áo, lăng mạ, chửi rủa... chị em nên chưa thể nói là xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của họ.
Như vậy, nếu không xử hình sự được đối với Thái thì có xử phạt hành chính được không? Theo một kiểm sát viên VKSND Cấp cao tại TP.HCM, có thể xem xét xử phạt hành chính đối với Thái theo Nghị định 167 ngày 12.11.2013 của Chính phủ (xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình). Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 5 nghị định này quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác...
Vào chùa để "thả dê" Tối 21.2, trong lúc vào chánh điện chùa Bà Thiên Hậu (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) thắp hương, nhiều phụ nữ đã bị một gã đàn ông sàm sỡ. Do người quá đông nên mỗi khi tên "biến thái" ra tay, các phụ nữ chỉ biết la hét, hoảng loạn.
Nhận tin báo, các trinh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương đã nhanh chóng rà soát, kiểm tra. Qua việc trích xuất hình ảnh từ camera an ninh bên trong chánh điện, lực lượng chức năng đã phát hiện Ngô Xuân Đức (ảnh) đang có hành vi sàm sỡ phụ nữ đi chùa. Làm việc với lực lượng chức năng, Đức khai SN 1972, quê Bắc Ninh, tạm trú phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, làm nghề thợ hồ. Lợi dụng dòng người chen lấn, đông đúc vào bên trong chánh điện chùa Bà thắp hương, Đức đã tiến sát một số phụ nữ rồi thực hiện hành vi sàm sỡ.
Theo Hải Ninh - Lao Động
Phạt hành chính người đi bộ sai luật có khả thi? Mật độ người đi bộ tham gia giao thông ngày càng nhiều, trên thực tế, đã có nhiều vụ tại nạn thương tâm xảy ra mà nguyên nhân chính là từ hành vi vi phạm quy tắc giao thông của họ. Xung quanh việc lực lượng CSGT Hà Nội chính thức xử phạt hành chính người đi bộ sai quy định được bắt...