Trộm cắp tài sản trong các bệnh viện: Số vụ giảm, nhưng lắm thủ đoạn, chiêu trò tinh vi
Giả làm đồng hương, có chung hoàn cảnh nên chia sẻ, an ủi người bệnh, khi tạo được lòng tin với “con mồi” đối tượng sẽ ra tay trộm cắp tài sản. Một số khác thì giả nhân viên y tế hỏi han sức khỏe bệnh nhân, làm quen rồi “dụ” đưa tiền đi đóng viện phí giúp rồi biến mất… – đó là những thủ đoạn không mới nhưng các đối tượng tội phạm thường lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của người dân để trộm cắp tại các bệnh viện.
Để phòng ngừa tội phạm trộm cắp tại bệnh viện, các lực lượng của Công an Hà Nội đã tổ chức đồng bộ nhiều biện pháp tuyên truyền thủ đoạn tội phạm để người dân cảnh giác; tập huấn cho lực lượng bảo vệ bệnh viện và quyết liệt đấu tranh, bắt giữ các đối tượng gây án, trả lại tài sản cho nhân dân.
Niềm vui của một người dân khi được CAQ Ba Đình (Hà Nội) trao trả tài sản bị trộm cắp tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
“Siêu trộm” ở bệnh viện sa lưới
Theo thông tin từ CAQ Ba Đình, Hà Nội, đơn vị đã tạm giữ hình sự Trần Văn Thượng (SN 1980, trú tại xóm 2, Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định) về hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, khoảng 10h sáng 5-8, CAP Ngọc Khánh, quận Ba Đình nhận được đơn trình báo của anh Cấn Hồng T. (SN 1983, trú tại Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội) về việc bị kẻ gian lấy cắp chiếc điện thoại tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Tối 4-8, anh T. cùng một số người thân trong gia đình đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chăm sóc người nhà và ngủ tại hành lang tầng 3 nhà A, Khoa Sau sinh. Trong lúc ngủ, anh T. đã sơ ý để chiếc điện thoại iPhone 7 từ túi lộ ra bên ngoài. Đến khoảng 4h30 sáng 5-8, anh T. tỉnh dậy và phát hiện chiếc điện thoại đã biến mất.
Tiếp nhận đơn trình báo của anh T., CAP Ngọc Khánh đã phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự, CAQ Ba Đình tiến hành rà soát, truy tìm đối tượng. Đến khoảng 14h cùng ngày, các trinh sát đã xác định được đối tượng nghi vấn là Trần Văn Thượng và tiến hành bắt giữ. Tại cơ quan công an, Thượng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Sau khi trộm được chiếc điện thoại của anh T., Thượng mang đến khu vực Bến xe Gia Lâm bán cho anh N.T.D. (SN 1985) với giá 1,5 triệu đồng. Được biết, đối tượng Trần Văn Thượng nhiễm HIV, mới ra tù một thời gian, đã có 1 tiền sự và 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản.
Đây chỉ là 1 trong 17 vụ trộm cắp tài sản tại bệnh viện được các đơn vị CATP Hà Nội khám phá trong 6 tháng đầu năm 2018. Theo đánh giá của lãnh đạo Phòng Cảnh sát Hình sự, CATP Hà Nội, tình hình trộm cắp tài sản tại bệnh viện có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, các đối tượng ngày càng nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.
Video đang HOT
Lực lượng công an tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại các bệnh viện
Cảnh giác trước các thủ đoạn tinh vi
Các đối tượng trộm cắp tại bệnh viện thường có phương thức, thủ đoạn như giả là người nhà vào thăm, trông nom người thân đang nằm trong viện, sau đó tìm cơ hội lẻn vào các khoa, phòng có bệnh nhân đang điều trị hoặc người nhà bệnh nhân mệt mỏi, buồn ngủ, hớ hênh tài sản… để thực hiện hành vi trộm cắp. Thậm chí, một số bệnh viện có số bệnh nhân điều trị lớn, người nhà phải ngủ lại tại các sảnh, hành lang để trông nom, chăm sóc, nhiều đối tượng đã lợi dụng lúc đó để ra tay “cuỗm” tài sản.
Tinh vi hơn, nhiều đối tượng trộm cắp hoạt động có tổ chức “phân vai” rất chuyên nghiệp. Chúng thường hoạt động tại những khu vực như nơi đóng viện phí, phòng xếp hàng chờ thăm khám. Tại đây, các đối tượng sẽ giả vờ làm quen, nói chuyện với nạn nhân để gây sự chú ý, khiến nạn nhân mất cảnh giác, tạo cơ hội cho đồng bọn lấy cắp tài sản.
Theo một số bảo vệ tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, kẻ gian móc lấy tiền, còn giấy tờ tùy thân bỏ lại trong các thùng rác. Nhân viên dọn vệ sinh nhặt được thường gửi bảo vệ để chờ người tới nhận.
Đối tượng Trần Văn Thượng bị bắt giữ sau khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, trấn áp
Để phòng chống trộm cắp, các bệnh viện như Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện Việt Đức… đã triển khai lắp hệ thống camera an ninh tại các sảnh, khu vực có nguy cơ tội phạm có thể lợi dụng hoạt động, nhằm giảm thiểu hành vi trộm cắp, gây mất trật tự an toàn xảy ra tại bệnh viện. Cùng với đó, “đường dây nóng”, hòm thư tố giác tội phạm được thiết lập để kịp thời thông báo, tiếp nhận, giải quyết các thông tin về các vụ việc liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự…
Trao đổi với phóng viên, Thượng tá Nguyễn Bình, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, CATP Hà Nội cho biết: “Thực hiện kế hoạch phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại 15 bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, lực lượng Công an các đơn vị đã triển khai xây dựng kế hoạch, phân công, bố trí lực lượng trinh sát tuần tra mật phục trên các tuyến, địa bàn công cộng, tập trung vào các địa bàn bệnh viện nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động của các loại tội phạm; không để tồn tại những tụ điểm hoạt động nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận nhân dân”.
Tại một số bệnh viện như Bệnh viện Bưu điện, Việt Đức, Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội, Đội Cảnh sát hình sự các quận thường xuyên phối hợp với CAP, lực lượng Cảnh sát bảo vệ duy trì hoạt động hiệu quả công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Theo Thượng tá Nguyễn Bình, để làm tốt công tác phòng, chống tội phạm ở các bệnh viện, trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền, nhất là các phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các đối tượng phạm tội, các gương người tốt, gương điển hình trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tại các địa bàn bệnh viện nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
Lực lượng CAQ, CAP phối hợp với bệnh viện tuyên truyền qua thông tin truyền thông, qua loa truyền thanh phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng hoạt động “cò mồi” lôi kéo khách khám chữa bệnh gây mất trật tự công cộng, đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản tại địa bàn các bệnh viện. Lập bảng ảnh các đối tượng hình sự hoạt động tại các địa bàn bệnh viện để quần chúng nhân dân biết, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, răn đe tội phạm.
Thiếu tá Nguyễn Đức Quý, Trưởng CAP Ngọc Khánh, phụ trách địa bàn là nơi tập trung nhiều bệnh viện lớn như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “CAP Ngọc Khánh luôn chủ động phối hợp với lực lượng bảo vệ bệnh viện tổ chức trinh sát, mật phục. Hàng ngày vào buổi sáng và tối muộn, các CBCS thường xuyên đi từng khoa, từng phòng, khu vực hành lang, sảnh chờ nhắc nhở bệnh nhân và người nhà đóng cửa sổ, cất giữ bảo quản tài sản, tránh sơ hở, cảnh giác trước tội phạm”.
5 lưu ý cảnh giác, phòng ngừa trộm cắp ở bệnh viện
Để phòng ngừa tội phạm trộm cắp tại bệnh viện, các cá nhân phải nêu cao tinh thần cảnh giác trong việc bảo quản tài sản của mình:
* Khi đi khám chữa bệnh hay điều trị tại bệnh viện thì tuyệt đối không mang theo quá nhiều tài sản, đặc biệt là tiền và đồ trang sức quý hiếm.
lKhông nên mang theo quá nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh dễ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng áp sát móc túi dễ dàng.
* Khi đứng xếp hàng chờ thăm khám hoặc đóng viện phí tại bệnh viện, người dân cần quan sát xung quanh và chú ý đến các đối tượng khả nghi.
* Trong buồng bệnh và nhà chờ, trước khi đi ngủ cần kiểm tra kỹ đồ đạc, tài sản cất giữ cẩn thận trong tủ có khóa hoặc nơi an toàn.
* Kiểm tra kỹ cửa ra vào, cửa sổ, hành lang, nếu như có chốt hay khóa cửa thì cần khóa vào để không tạo sơ hở cho kẻ gian đột nhập.
Thiếu tá Nguyễn Đức Quý (Trưởng CAP Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội)
Theo anninhthudo
Bệnh nhân kỳ vọng quá nhiều vào bác sĩ
"Nhiều trường hợp, các bác sĩ đang tư vấn, nói năng từ tốn với bệnh nhân và người nhà họ thì bỗng dưng bị người nhà dùng cốc, dùng tay đánh đập, lao vào đạp. Lúc đó, dù bảo vệ có gần thì cũng bị bất ngờ, khó can thiệp. Hầu hết các vụ khi lực lượng công an, bảo vệ chạy vào đến nơi thì bác sĩ cũng đã bị đánh xong" một bác sĩ phân tích.
"Một số bệnh nhân (người nhà bệnh nhân) vào viện với thái độ hung hăng, hùng hổ nên khó mà phòng ngừa. Việc hành hung bác sĩ chỉ diễn ra trong quá trình khám chữa bệnh và diễn ra rất nhanh" - vị bác sĩ này phân tích.
Do bệnh nhân kỳ vọng nhiều, bác sĩ chịu không ít áp lực từ... người nhà của bệnh nhân (ảnh minh họa). Ảnh: D.L
Do đó, theo bác sĩ, điều mấu chốt là trừng phạt thật nặng những kẻ hành hung bác sĩ, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bác sĩ và nhiều bệnh nhân khác. Đồng thời nên có cách truyền thông để người dân hiểu hơn về quy trình khám bệnh, hiểu hơn về vất vả của bác sĩ để có thái độ, cư xử đúng.
Có ý kiến cho rằng, thái độ bác sĩ chưa hợp lý, gây hiểu nhầm khiến cho mâu thuẫn giữa bệnh nhân (người nhà) với bác sĩ gay gắt. Về vấn đề này, Bộ trưởng cho rằng, dù trong hoàn cảnh nào thì việc hành hung bác sĩ đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà của chính họ đều không đúng. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho chính người bệnh đó mà còn ảnh hưởng đến nhiều bệnh nhân khác nếu như quá trình cấp cứu các bệnh nhân nặng khác bị chậm chễ. Còn nếu thái độ bác sĩ nếu thực sự chưa đúng, còn gây bức xúc cho người bệnh thì có thể giải quyết bằng cách khác và thuộc lĩnh vực khác.
Về việc giữa bác sĩ và bệnh nhân (người nhà bệnh nhân) còn có sự hiểu nhầm, TS Dương Đức Hùng cho rằng, hình như người dân đang nhìn nhận bác sĩ, nhân viên y tế như các vị "thánh", mình đồng da sắt, không cần ăn, không cần nghỉ, không biết mệt mỏi, căng thẳng, lúc nào cũng có thể tươi cười, kiên nhẫn, nhẹ nhàng với bệnh nhân. Bất chấp cả việc bệnh nhân (người nhà) có những lời nói nặng nề, cử chỉ đe dọa đến nhân phẩm và sức khỏe của nhân viên y tế.
"Với tình trạng quá tải BV như hiện nay, nhân viên y tế trực đêm căng thẳng, khám bệnh, điều trị cho hàng chục, thậm chí hàng trăm người bệnh, nhân viên y tế đôi khi cũng rất căng thẳng, mỏi mệt"- TS Hùng nói.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phụ trách khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới T.Ư), việc người dân quá kỳ vọng vào nhân viên y tế là lý do khiến xung đột dễ bùng phát. "Ai cũng muốn chữa bệnh nhanh, hết đau ngay, nhưng bác sĩ phải cùng lúc cấp cứu, điều trị cho nhiều người nên luôn phải có sự ưu tiên ca bệnh nặng, ca bệnh chưa nghiêm trọng phải để sau".
Theo Danviet
Điên đúng... qui trình! Gần đây, dư luận xôn xao bởi hiện tượng tâm thần (dân gian gọi là bệnh điên) rất ... đúng qui trình, có giá 85 triệu đồng mà lực lượng chức năng vừa phát hiện. Theo y học, tâm thần có các chứng như trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt, loạn tâm thần hưng - trầm cảm, rối loạn nhân cách...