Trộm cắp miệt vườn đe dọa nền nông nghiệp
Trộm cắp nông sản tại nông thôn trở thành nỗi khiếp sợ và ngao ngán của nông dân. Nạn trộm cắp đang thách thức chủ trương phát triển nông nghiệp trên toàn quốc…
Vườn a ti sô của Công ty trà Atiso Ngọc Duy bị trộm nhổ – Ảnh: Lâm Viên
Cuối tháng 6, không ít vụ trộm cắp xảy ra tại H.Xuân Lộc và TX.Long Khánh (Đồng Nai). Trong đó, tại xã Xuân Trường, H.Xuân Lộc, người dân đang rất bức xúc vì liên tục bị kẻ gian cắt trộm dây tiêu giống. Có trường hợp kẻ gian cắt ngang dưới gốc rồi lôi tuột cả trụ tiêu xuống để cắt lấy hom giống. Tương tự, nhiều hộ dân ở ấp Trung Tâm, xã Xuân Lập (TX.Long Khánh, Đồng Nai) bị mất trộm sầu riêng. Ông H.T.S (người dân địa phương), phản ánh kẻ trộm chạy cả xe máy vào rẫy, trộm mỗi vườn từ 20 – 30 quả. Hồi tháng 3.2015 tại xã Sông Thao (H.Trảng Bom, Đồng Nai) xảy ra vụ kẻ gian chặt hàng trăm gốc tiêu của một gia đình, trong đó có 175 gốc tiêu bị chặt không thể phục hồi.
Cuối năm ngoái, khi vụ cà phê vừa bước vào thu hoạch, nhiều nhà vườn ở Đắk Lắk đã phải đối mặt nạn trộm cắp. Có gia đình bị trộm tuốt quả hơn 50 cây, nhiều cây bị bẻ ngang cành đem đi. Nhiều nhà vườn mất nhiều năm mới khắc phục được do kẻ trộm chặt cả cành…
Cả vườn a ti sô biến mất trong một đêm
Ngày 2.7, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết đang xác minh làm rõ việc Công ty trà Atiso Ngọc Duy (P.12, Đà Lạt), trình báo bị mất trộm vườn a ti sô 3 tháng tuổi.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Dự, nhân viên Công ty trà Atiso Ngọc Duy, cho biết chiều 30.6, anh vẫn tưới cho vườn a ti sô trồng xen trong vườn bắp cải, tại khu vực núi Hòn Bồ, Thái Phiên, P.12 (TP.Đà Lạt). Khi trời chập choạng tối, anh mới về nhà. Đến sáng 1.7, chỉ sau một đêm, khi vào chăm sóc vườn, anh Dự phát hiện 50 luống a ti sô (khoảng gần 3.000 cây) 3 tháng tuổi bị trộm nhổ sạch. Tại hiện trường, trộm để lại những đống lá a ti sô đầu luống. Theo anh Dự, kẻ gian nhổ cây rồi cắt bớt phần lá bỏ lại, chỉ mang phần gốc rễ về trồng.
Khu vực Hòn Bồ, Thái Phiên, P.12 là vùng chuyên canh cây a ti sô của TP.Đà Lạt, hằng năm gieo trồng trên 50 ha a ti sô cung cấp cho Công ty CP dược Lâm Đồng. Ông Hồ Ngọc Dinh, Chủ tịch Hội Nông dân P.12, cho biết trên địa bàn từng xảy ra những vụ cắt trộm bông a ti sô khi giá sản phẩm này tăng cao, có những hộ phải dựng chòi ngay tại vườn để canh gác; còn việc trộm nhổ số lượng lớn thì bây giờ mới xảy ra.
Cũng theo ông Dinh, thời điểm này, giá cây giống a ti sô khoảng 6.000 đồng/cây; cây trồng 3 tháng có độ cao từ 40 cm trở lên.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ “trộm cây” quy mô lớn như vậy ở Đà Lạt. Như Báo Thanh Niên đã phản ánh, thời điểm tháng 11 và 12.2014, trên địa bàn này liên tiếp xảy ra những vụ cắt trộm hoa cát tường, đồng tiền, lily…
Nghiêm trọng nhất là vườn hoa của ông Trần Minh Thắng ở khu Thánh Mẫu, P.7, TP.Đà Lạt, chỉ trong 10 ngày (từ ngày 5 -15.11.2014), bị trộm viếng 3 lần cắt hết cả vườn hoa cát tường, trị giá hàng chục triệu đồng. Đáng nói, thời điểm công an mật phục để bắt trộm hoa thì vườn ông Thắng tiếp tục bị trộm đột nhập lấy máy bơm thuốc bảo vệ thực vật và 1 máy cày mi ni, tổng trị giá hơn 30 triệu đồng!
Sau khi báo phản ánh, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Công an TP.Đà Lạt bằng mọi cách phải truy tìm cho được thủ phạm trộm hoa. Thế nhưng, chiều 2.7, thượng tá Bùi Đức Rô, Phó trưởng công an TP.Đà Lạt, thừa nhận chỉ mới xác định được “nghi can” nhưng chưa đủ chứng cứ để xử lý vì không bắt được quả tang! Còn với trộm a ti sô mới đây, thượng tá Rô cho biết… khi nào xác định được thủ phạm sẽ thông tin.
Trộm cắt gốc chỉ để lại lá tại vườn
Để người dân yên tâm đầu tư nông nghiệp
Nạn trộm cắp nông sản không còn là chuyện trộm cắp vặt, ngày càng có nhiều vụ trộm với quy mô chuyên nghiệp, phạm vi trộm cắp ngày càng rộng, thiệt hại của nông dân ngày càng lớn. Nhiều người có nguồn tài chính dồi dào rất muốn hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước tham gia lĩnh vực nông nghiệp đã ngán ngẩm với thực tế trộm cắp tràn lan.
Trồng cây, nuôi con gì cũng bị trộm thì không ai yên tâm để đầu tư phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển các vùng chuyên canh cây trái xuất khẩu. Vấn đề còn lại là vì sao nạn trộm cắp ngày càng rộ lên như thế? Vấn nạn này xuất phát từ nạn ma túy, thất nghiệp đang tràn về nông thôn? Vấn nạn này xuất phát từ công tác an ninh của cơ quan chức năng chưa được tốt?…
Thiết nghĩ cần có một cuộc chấn chỉnh, ra quân trấn áp tội phạm trộm cắp nông sản trên quy mô rộng, lâu dài để người dân an tâm tham gia hưởng ứng chính sách “tam nông” của Đảng.
Lâm Viên
Theo Thanhnien
Các tập đoàn lớn có xu hướng đầu tư vào nông nghiệp
Hôm qua 3.4, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nghe lãnh đạo Bộ Công thương trình bày đề án "Đổi mới phương thức kinh doanh nông sản nhằm phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững".
Các tập đoàn lớn có xu hướng đầu tư vào nông nghiệp.
Đại diện Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho rằng, đề án này cần tiếp tục được nghiên cứu theo hướng tìm thị trường đầu ra cho nông sản cũng như gắn bó mật thiết với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được phê duyệt.
Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, đây là đề án khó nhưng rất cấp thiết nên các bộ cần tập trung nghiên cứu. "Trước mắt, cần tập trung cho 4 nhóm nông sản là gạo, rau quả, chăn nuôi và thủy sản. Đây là những nhóm ngành hàng gặp nhiều rủi ro do các biến động của thị trường. Những hàng nông sản này có chất lượng chưa cao do chưa có hàm lượng chế biến sâu", Phó thủ tướng nói. Theo ông, hiện nay, các doanh nghiệp trong nước, trong đó có những tập đoàn có quy mô lớn đang có xu hướng đầu tư vào nông nghiệp nhiều hơn. Đây chính là cơ hội để hoàn thiện việc tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển một nền nông nghiệp hiện đại với những sản phẩm chất lượng cao, có tên tuổi trên thị trường.
Trước đó, Phó thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công thương và Bộ Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn làm rõ thêm định hướng thị trường tiêu thụ nông sản nội địa cũng như xuất khẩu trong thời gian tới; kinh nghiệm thành công của một số nước trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản để làm cơ sở đề xuất mô hình kinh doanh nông sản. Ông cũng yêu cầu rà soát các định hướng đổi mới, giải pháp thực hiện đề án và các chương trình, dự án để tránh trùng lặp; có giải pháp cụ thể để thực hiện đề án, trong đó chú ý lồng ghép các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án đã ban hành trong lĩnh vực phát triển thương mại vào việc thực hiện các nhiệm vụ của đề án bảo đảm mục tiêu đã đề ra.
Theo Thanh Niên
Chủ tịch nước trao danh hiệu Anh hùng cho Học viện Nông nghiệp Ngày 3/4, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức trọng thể lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân- phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng ghi nhận những đóng góp to lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đối với đất nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,...