Trộm cắp lộng hành ven biển Cà Mau
Chỉ trong một đêm, hơn 20 tàu bẫy mực ốc bị cắt dây vỏ ốc trị giá hơn 2,5 tỷ đồng. “Bà con ngư dân bị thiệt hại nặng quá đành trình báo rồi cũng cho tàu nằm bờ, không dám ra biển”.
Ngư dân Hà Văn Nguyên, ở ấp 1, xã Khánh Hội (U Minh, Cà Mau) cho biết như vậy.
Đoàn tàu khai thác biển nằm bờ ở cửa biển Khánh Hội (U Minh)
vì sợ ra biển bị trộm cắp.
Hoang mang
Hơn nửa tháng qua, hàng trăm ngư dân cụt vốn, chưa mua sắm lại ngư cụ hoặc chẳng dám ra khơi. Chiều cuối tháng 10, nắng đẹp, biển yên mà tàu bẫy mực ốc, tàu câu kiều, tàu lưới…vẫn nằm bờ.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Hiền, chủ tàu KG 60367 TS, đang nằm bờ tại cửa biển Khánh Hội (U Minh) kể: “Đêm 16 rạng sáng 17-10, kẻ gian trộm cắp hết 3.500 vỏ ốc, dây ốc bị hư hỏng, thiệt hại hơn 70 triệu đồng. Bây giờ, cho tàu ra khơi là chết luôn, chẳng ai làm gì được bọn trộm cắp”.
Ngư dân cho tàu ra vào cửa biển Khánh Hội (U Minh) cho biết, tàu hành nghề bẫy ốc rất phổ biến. Mua vỏ ốc khoảng 15.000đồng/vỏ, rồi xỏ vào dây với giá thành khoảng 20.000đồng mỗi vỏ ốc. Ngư dân ra biển, bủa xuống biển để đón luồng mực. Con mực chui vô vỏ ốc để trú ẩn, tìm mồi, bị kéo cất lên.
Ông Lê Văn Khỏe, ở ấp 1, xã Khánh Hội (U Minh) nói: “Tàu đánh bẫy mực ốc hoạt động cách bờ vài chục hải lý, thả dây vỏ ốc vài cây số. Bọn trộm chạy vỏ máy xe ra, dùng dao cắt lấy vỏ ốc để bán”.
Ông Phạm Văn Giáp, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu KG 60907TS, vừa bị mất gần 5.000 vỏ ốc/15.000 vỏ ốc trong chuyến biển đêm 16 rạng sáng 17-10, kể lại: “Anh em chúng tôi bủa dây mực xuống biển, canh chừng, không dám trông đèn. Nhưng nghe tiếng máy vọt qua, dây ốc mực nổi lên mới hay bị cắt”.
Nhiều ngư dân bị trộm cắp dám trình báo, cầu cứu với chính quyền, cơ quan chức năng. Nhưng ông Phạm Minh Dũng, ở ấp 3, xã Khánh Hội (U Minh) thì không.
Ông Phạm Minh Dũng kể: “Trộm cắp thì nhiều lần bắt được nhưng khi phát hiện, bắt gặp thì cơ quan chức năng xử nhẹ, có bồi thường được cho ai đâu? Tôi bị mất hôm trước, hôm sau có người kêu bán, báo với công an thì công an không xử lý được”.
Ngư dân bơ vơ?
Những vụ trộm cắp tài sản, dầu, ngư cụ, phương tiện của ngư dân, đối tượng thường đi với vận tốc 60 km/giờ trên sông biển. Ông Phạm Văn Tủa là ngư dân bị trộm cắp trên biển cho biết: “Khi nghe tiếng máy chạy phớt qua là coi như biết tiêu hết tài sản rồi”.
Ông Đinh Trường Sang, ở ấp 7, xã Khánh Tiến (U Minh) mất 280 cái lú đặt tôm cá trên biển, vào đêm 18-10, than thở: “Sau khi mất gần hết dàn lú, tôi bỏ nghề luôn, chạy tàu trông đèn thuê cho người khác. Mỗi cái lú giá gần 300.000đồng/cái, mất một đêm gần như sạt nghiệp, nợ ngập đầu, làm sao làm ăn nổi?”.
Ông Hà Văn Nguyên, ở xã Khánh Hội (U Minh) bức xúc với nạn trộm cắp trên biển: “Thực ra, chính quyền, công an, thanh tra giao thông có thể điều tra, xác minh những người mua sắm vỏ máy có công suất lớn để xác định thủ phạm”.
Đại úy Đoàn Văn Thỉnh, Đồn phó nghiệp vụ Đồn Biên phòng Khánh Hội, Bộ đội Biên phòng Cà Mau, nói: “Hơn 20 đơn của ngư dân yêu cầu điều tra về vụ mất cắp chúng tôi đã chuyển cho Công an huyện U Minh xử lý, chưa thể cung cấp thông tin”.
Theo Tiền Phong
Khiếp đảm côn đồ cấp làng
Cứ vài bữa lại thấy thanh niên đâm chém nhau, hơn 2 năm nay đã có vài chục vụ đâm chém xảy ra trên địa bàn, khiến người dân hết sức khiếp đảm. Nguyên nhân tình trạng này cứ liên tục tiếp diễn chỉ vì ông Trưởng Công an xã "bất lực"...
Côn đồ mặc sức lộng hành
Dù chỉ mới 22 tuổi đời, nhưng từ nhiều năm nay, Nguyễn Văn Thủy (thôn Châu Giang, xã Kon Gang, Đak Đoa, Gia Lai) đã sớm nổi danh trong "giới giang hồ" của huyện Đak Đoa với tuyên bố: nếu Thủy có vào tù thì cũng phải đâm chết vài mạng thì vào đó mới oách. Hầu như các vụ đâm chém, đánh nhau, quậy phá tại thôn Cẩm Bình sát bên đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của gã trai làng liều lĩnh, có thời gian làm dân quân tự vệ xã này.
Tài sản của dân bị hàng chục côn đồ ngang nhiên đập phá nhưng chẳng thấy công an làm việc
Mới đây nhất vào khoảng 16 giờ 30 phút ngày 14 - 8 - 2011, Phạm Đình Hưng (17 tuổi, thôn Cẩm Bình) cùng với người bạn cùng thôn là Thái đi ra thị trấn Đak Đoa (huyện Đak Đoa) đá bóng. Tại cổng sân bóng, Hưng chứng kiến một đám thanh niên tại địa phương này đánh Thái nên sợ quá quay người bỏ chạy. Đám thanh niên lệnh cho Hưng đứng im.
Đứng chừng 20 phút, Hưng thấy Thủy đến. Chẳng biết Thủy to nhỏ thế nào với đám thanh niên kia, nhưng chỉ một lúc sau, 2 thanh niên cầm 2 mũ bảo hiểm đập tới tấp vào đầu Hưng cho đến khi 2 mũ bảo hiểm đều vỡ nát. Bọn này còn quay sang đập xe máy của Hưng hư hỏng nặng.
Đập xong, Thủy và đám thanh niên yêu cầu Hưng đưa điện thoại di động. 2 thanh niên còn dùng dao kê vào cổ Thái bắt đưa tiền để chúng đi nhậu. Sợ quá, Thái phải vét sạch túi đưa tổng cộng 100.000 đồng, Hưng đưa điện thoại giá 1,6 triệu đồng và xe máy cho chúng, sau đó mới được thả cho về.
Vào một đêm tháng 6 - 2011, Nguyễn Đức Tám (18 tuổi, thôn Cẩm Bình) lúc ấy đang là dân quân tự vệ của xã Kon Gang đã bị "đồng đội" là Nguyễn Văn Thủy vô cớ đánh chấn thương ở đầu. Đánh xong, Thủy còn giữ xe máy và không cho Tám về.
Vừa rồi, người dân thôn Cẩm Bình chứng kiến thanh niên thôn Châu Giang với dao, rựa mã tấu kéo sang chém thanh niên thôn Cẩm Bình. Hậu quả, em Nguyễn Văn Tuấn (16 tuổi, thôn Cẩm Bình) bị chém tổng cộng 9 nhát khắp người. Hiện giờ sau khi đã được chạy chữa đến cả trăm triệu đồng nhưng Tuấn như người mất trí, không còn khả năng lao động.
Nơi em Nguyễn Văn Tuấn bị chém đến chấn thương nặng
Chưa hết, tại một đám cưới của một đôi vợ chồng trẻ thôn Cẩm Bình, hơn chục thanh niên Châu Giang không được mời dự tiệc đã kéo đến, tự động lấy rượu thịt của gia chủ ra đánh chén. Khi đã no say, bọn này lật tung bàn ghế, xách dao đuổi chém những người tham gia buổi tiệc. Trước đó, trong một đêm mưa, người dân phát hiện Nguyễn Đình Tuyến (18 tuổi, thôn Cẩm Bình) sau khi bị đâm thấu phổi đã bị vứt nằm co ro tại một góc đường.
Con bị chém, mẹ bị "rỉa" tiền
Những sự việc trên người dân thôn Cẩm Bình đều báo lên Công an xã Kon Gang. Thế nhưng hầu như không có chuyện nào được giải quyết đến nơi đến chốn. Có hôm dân biết trước sắp có đánh nhau, đã trực tiếp gọi điện thoại báo cho ông Nguyễn Đình Thắng (50 tuổi)- Trưởng Công an xã Kon Gang để kịp thời ngăn chặn. Thế nhưng đến khi hậu quả xảy ra vẫn chẳng thấy bóng dáng chú công an nào xuống làm việc cả. Thậm chí, sau nhiều lần như vậy, ông Thắng còn đưa số điện thoại của người báo tin vào danh sách đen để khỏi làm phiền ông!.
Và hậu quả của việc này là, hơn 2 năm trở lại đây, có không biết bao nhiêu vụ đâm chém giữa thanh niên các thôn của xã Kon Gang và một số xã lân cận xảy ra ngay trên địa bàn thôn Cẩm Bình. Bà Phạm Thị An- mẹ em Nguyễn Đức Tám bất bình, sau khi Tám vô cớ bị Thủy đánh, gia đình đã làm đơn tố cáo gửi ông Thắng. Tuy nhiên cách giải quyết của ông này rất lạ.
Ông Thắng bảo, gia đình cứ đưa Tám đi cấp cứu, bao nhiêu tiền thuốc thang Thủy sẽ đền. Gia đình tôi đã làm như thế song khi lên xã làm việc, ông Thắng bảo, thôi tiền thuốc thang không đáng bao nhiêu, cho nó (Nguyễn Văn Thủy) luôn đi và không giải quyết vấn đề của con tôi.
Khoảng tháng 10 - 2010, Phạm Đình Hùng (20 tuổi, thôn Cẩm Bình) và 2 người bạn đến thôn Châu Giang sát bên uống cà phê. Tại đây, dù không mâu thuẫn gì, nhưng Hùng bị 3 thanh niên ở thôn Châu Giang dùng dao chém vào người phải khâu đến 30 mũi và tổn hại đến 50% sức khỏe. Bà Nguyễn Thị Hòa (52 tuổi, mẹ của Phạm Đình Hùng, Phạm Đình Hưng) cho biết, việc các con tôi bị đánh, tôi đều làm đơn lên xã yêu cầu giải quyết. Thế nhưng chẳng được đáp ứng. Tôi đã yêu cầu chuyển lên huyện giải quyết thì ông Thắng bảo, để xã giải quyết thì con bà còn được nhờ chứ nếu chuyển qua công an huyện không khéo người đánh đi tù đã đành, nhưng con bà cũng phải lãnh án ít nhất là 3 năm.
Tôi ít học, cả gia đình chỉ làm thuê làm mướn sống qua ngày nên rất mù mờ về pháp luật. Vụ thằng Hùng, gia đình bên chém con tôi đã đền 7 triệu đồng tiền thuốc thang. Thế nhưng, ông Thắng đã nhiều lần trực tiếp xuống nhà "rỉa" của tôi hết 3,5 triệu đồng gọi là chi phí "bôi trơn" cho công việc mau mắn. Sau đó chẳng thấy cơ quan công an tiến hành khởi tố vụ án?
Còn vụ thằng Hưng, tôi đã ra Công an huyện tố cáo. Một cán bộ ở đây bảo rằng, chưa bắt được người gây án, bao giờ bắt được sẽ giải quyết. Gia đình cứ an tâm về đợi tin. Chúng tôi thấy cán bộ nói thế nên cũng "an tâm" mà về. Đợi lâu không thấy gì nên đã lên xã yêu cầu giao lại xe máy (phương tiện đi lại duy nhất của cả gia đình) và điện thoại. Ông Thắng đã đồng ý giao lại số tài sản trên và cũng hứa khi nào bắt được kẻ gây án sẽ giải quyết. Điều khó hiểu là vụ này xảy ra ở địa bàn khác, thế nhưng không hiểu sao ông Thắng lại giữ tài sản của con bà Hòa rồi bảo đợi bắt được người gây án mới giải quyết?
Một thời gian sau, ông Thắng xuống nhà bảo chuyện của các cháu gây mất trật tự công cộng nên xã phạt 500.000 đồng. Tôi bảo nhà làm gì có tiền thì ổng nói, nếu chị không trả thì nhà nước sẽ trừ vào lương em. Thấy "tội nghiệp" ông Thắng quá nên tôi đã đứt ruột móc 500.000 đồng ra trả (không có biên lai phạt), chứ nếu không ổng sẽ gây khó dễ trong việc chuyển khẩu cho con, cháu mình.
Vừa rồi ổng gửi giấy báo yêu cầu gia đình tôi ra xã làm việc, khi đi nhớ mang theo 1,5 triệu đồng nộp tiền phạt cho việc cháu Hùng gây mất an ninh trật tự. Con tôi bị chém, chuyện vẫn chưa giải quyết sao lại bị phạt hả chú. Vô lý quá! Tôi cứ không nộp đấy, thử coi ai làm gì?
Trưởng CA xã từng là...tội phạm
Theo những người dân cùng quê hương Hải Dương với ông Thắng đang sống trên địa bàn thôn Cẩm Bình. Trước đây tại quê nhà, ông Thắng đã có tiền án, tiền sự thậm chí bị đi tù sau đó mới trốn án vào Gia Lai, khắp người ông này hiện vẫn còn nhiều hình xăm "kinh dị". Ông này chỉ mới học đến lớp 5, không hiểu đã đi học lúc nào mà thấy khai trong lý lịch Đảng đã 12/12?
Khả năng làm việc thì chưa thấy làm lợi cho dân điều gì nhưng khả năng "ăn" trong chuyện làm hộ khẩu cho dân thì rất bạo. Nhiều năm nay, nhiều người ở xã này đã phải mất từ 700.000 đồng đến 3 triệu đồng cho việc làm hộ khẩu mà chẳng ai dám nói ra! Mới vừa rồi, có mấy chục thanh niên lạ mặt được trang bị dao rựa chẳng biết tìm chém ai mà vào 4 hộ ở thôn Cẩm Bình tìm kiếm. Kiếm không ra, chúng đã đập phá tài sản của dân. Gọi điện thì ông Thắng không thèm nghe máy rồi sau đó sự việc lại trôi vào quên lãng. Ngán lắm, không phải việc của mình thì chẳng nên dây vào làm gì, vì có giải quyết đâu mà báo. Người dân bức xúc.
Vấn đề này, một cán bộ công tác lâu năm ở xã Kon Gang xác nhận, chuyện dân phản ánh là hoàn toàn đúng. Cả xã Kon Gang và huyện Đak Đoa đều biết việc làm cũng như lý lịch của ông Thắng, nhưng không hiểu ông này có "ô dù lớn nào đó bao che" không mà chẳng thấy ai xử lý? Cán bộ này còn cho biết thêm: lâu nay xã chưa thấy một biên lai phạt nào từ Công an xã thế nhưng lại được nghe nhiều người dân than phiền rằng đã nộp tiền phạt cho ông Thắng. Vị cán bộ này cũng rất mong các cơ quan chức năng của huyện Đak Đoa về điều tra vấn đề này. Vụ việc dân tố cáo là hoàn toàn có cơ sở, rất mong cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc.
Theo CATP
Trộm chó lộng hành - Kỳ 5: Cảnh sát hình sự ra tay Do giá thịt chó tăng cao và dễ tiêu thụ nên "phong trào" trộm chó rộ lên khắp nơi. Bọn trộm chó ngày càng lộng hành, khi bị phát hiện sẵn sàng chống trả lại chủ nhà và người thi hành công vụ để thoát thân. Rạng sáng ngày 10.8, tại QL 91B (thuộc P.Long Hòa, Q.Bình Thủy, TP Cần Thơ), các chiến...