Trộm ban ngày, 1 đối tượng bị hàng chục người dân vây bắt
Trong lúc đang thực hiện hành vi đột nhập vào nhà dân để trộm đồ, Tuấn bị hàng chục người dân vây bắt giao nộp công an. Một lúc sau, “đồng nghiệp” của Tuấn cùng đối tượng khác cầm theo dao kiếm quay lại hiện trường để đòi thả Tuấn.
Khoảng 15h chiều ngày 15/6, Lê Thanh Tuấn (SN 1980, trú phường Phù Đổng, TP Pleiku, Gia Lai) cùng một đối tượng khác (chưa rõ danh tính) đến số nhà 398 Cách Mạng Tháng Tám (tổ 11, phường Hoa Lư, TP Pleiku) trộm đồ.
Khi người dân xung quanh thấy nhà này đang khóa cửa ngoài nhưng lại có tiếng động đập cửa từ phía sau nên đã đến xem thì phát hiện có kẻ gian và đã truy hô vây bắt. Ngay lập tức, nhiều thanh niên sống ở gần khu vực này đã mang gậy gộc bao vây căn nhà trên.
Phát hiện hành vi của mình đã bị lộ, một đối tượng đã leo lên tường rào bỏ trốn, còn Tuấn thì bị người dân bắt giữ vào giao nộp cho Công an phường.
Hàng chục người dân đã vây bắt Tuấn giao cho công an phường
Tại cơ quan công an, bước đầu Tuấn khai, do phát hiện chủ nhà đi vắng, Tuấn và “đồng nghiệp” đã phá cửa sau đột nhập vào nhà. Trong lúc đang lục tìm đồ đạc thì bị người dân phát hiện và vây bắt.
Video đang HOT
Theo người dân kể, đối tượng trốn thoát được đi trên một xe máy màu đỏ. Sau khi trốn khỏi hiện trường, một lúc sau, đối tượng này đã cùng một người khác tay cầm theo dao kiếm quay lại hăm dọa người dân hòng giải cứu đồng bọn. Nhưng lúc này, lực lượng công an phường Hoa Lư đã có mặt tại hiện trường áp giải đối tượng Tuấn lên phường nên 2 đối tượng côn đồ trên không làm hại được người dân.
Theo công an phường Hoa Lư, tại hiện trường kẻ trộm đã lục tung đồ đạc. Đối tượng Tuấn có dấu hiệu nghiện ma túy, Tuấn khai nhận đã thực hiện trót lọt nhiều vụ trộm trên địa bàn thành phố trước khi bị bắt.
Hiện cơ quan công an đang tiếp tục đấu tranh, làm rõ vụ việc.
Thiên Thư
Theo Dantri
Vụ 5 triệu yên: Công an lập hội đồng tư vấn để làm gì?
Nhiều luật sư cho rằng, việc công an quận Tân Bình lập hội đồng tư vấn trong quá trình "phán quyết" số tiền 5 triệu yên là quá cẩn thận, không cần thiết, chỉ kéo dài thêm thời gian bàn giao tiền cho chị Hồng.
Việc trả lại số tiền 5 triệu yên mà chị Hồng phát hiện hơn 1 năm trước đang gặp phải nhiều khó khăn, lúng túng từ cơ quan chức năng
Công an quận Tân Bình - TPHCM cho biết, do chưa có hướng dẫn cụ thể nên sẽ thành lập hội đồng tư vấn, tham vấn về việc trao số tiền 5 triệu yên cho chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, tạm trú phường 10, quận Tân Bình). Dự kiến trong vòng 10 ngày, công an quận Tân Bình sẽ trả số tiền trên cho chị Hồng. Tuy nhiên, số tiền 5 triệu yên sẽ được bàn giao cho chị Hồng bằng cách nào?
Trao đổi với PV Dân trí, Luật sư Nguyễn Văn Trường - Văn phòng Luật sư Trường, Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, Điều 239 và 251 Bộ luật dân sự (BLDS) đã quy định rõ trình tự, thẩm quỳên giải quyết thì trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan công an, được xác định chung là nơi có thẩm quyền tiếp nhận, thông báo và giao trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Vì vậy, những cơ quan này cũng có thẩm quyền bàn giao tài sản cho người đã phát hiện được tài sản để họ xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
"Hiện nay, công an quận Tân Bình đang giải quyết đúng và đã cho biết sẽ giao 100% số tài sản này cho chị Hồng. Có lẽ công an quận Tân Bình hoặc là quá cẩn thận hoặc là hơi lúng túng trong giải quyết vì tài sản trong vụ này là yên Nhật. Họ đang phân vân là giao 5 triệu yên cho chị Hồng hay sẽ quy đổi ra tiền Việt Nam đồng rồi giao. Chỗ này, luật không quy định, công an Tân Bình lập hội đồng tư vấn cho chắc vì sau này có gì thì họ sẽ nói đó là ý kiến của tập thể, của hội đồng tư vấn. Tuy nhiên, cách làm này vô tình làm cho vụ việc kéo dài hơn. Nhưng lần này chị Hồng chắc chắn sẽ nhận được số tiền mà mình phát hiện trước đó" - Luật sư Trường khẳng định.
Nhiều luật sư cho rằng, công an quận Tân Bình đứng ra bàn giao ngay số tiền cho chị Hồng là hợp lý
Luật sư Hồ Nguyên Lễ, Trưởng Văn phòng Luật Tín Nghĩa, Đoàn luật sư TP.HCM cũng cho rằng, cần giải quyết theo hướng lợi cho chị Hồng nói riêng và cho người dân nói chung. Bởi như thế sẽ khuyến khích được những trường hợp khác khi nhặt của rơi sẽ khai báo với chính quyền để được giải quyết đúng pháp luật, đồng thời nâng cao nhận thức ứng xử "nghèo cho sạch, rách cho thơm" trong xã hội. Cụ thể là nên áp dụng là vật không xác định được chủ sở hữu (Điều 239), sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì năm triệu yên đó thuộc sở hữu của vợ chồng chị Hồng là người phát hiện.
Luật sư Lễ nhận định, Bộ luật dân sự năm 2005 qui định người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại, thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu. Còn phần trách nhiệm trả lại tài sản cho chủ sở hữu hay xác lập quyền sở hữu cho người phát hiện thì lại không nói rõ thuộc cơ quan nào, UBND hoặc công an cơ sở hay tòa án hướng dẫn, giải quyết "nhặt được của rơi". Hiện nay 5 triệu yên do công an đang tạm giữ để xác minh tìm chủ sở hữu thì theo tôi cũng nên do cơ quan này tiếp tục đại diện giao số tiền trên cho chị Hồng nếu vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu.
Cũng theo luật sư Lễ, việc thành lập hội đồng tư vấn là không cần thiết vì luật không có qui định, nếu cần gì thì có thể trao đổi ý kiến với các cơ quan nào mà Công an quận Tân Bình cho rằng cần thiết. Theo luật định trong thời hạn một năm kể từ ngày khai báo của chị Hồng là đủ để công an thực hiện việc trao đổi đó chứ không phải đợi đến hết thời hạn một năm rồi mới thành lập hội đồng tư vấn hoặc trao đổi với ai đó để giải quyết.
"Còn việc hoán đổi từ tiền yên Nhật sang tiền Việt Nam là điều phi lý, bởi tài sản giao trả cần phải đảm bảo đúng và đủ nguyên trạng khi tiếp nhận ngoại trừ vật bị tiêu hao tự nhiên. Đối với chị Hồng sau khi nhận tiền yên Nhật về phải có trách nhiệm chuyển đổi thành tiền đồng Việt Nam khi sử dụng vì Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2013 qui định "Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối..." - Luật sư Lễ khẳng định.
Luật sư Hà Hải (người hỗ trợ pháp lý cho chị Hồng) nhìn nhận: "Vụ việc đã quá rõ ràng, việc công an quận Tân Bình thành lập hội đồng tư vấn là không cần thiết và gây thêm phiền phức cho dân, cụ thể trong trường hợp này là bà Hồng. Theo khoản 2 điều 239 , bà Hồng đã giao nộp tài sản cho cơ quan công an, sau đó cơ quan công an đã có trách nhiệm thông tin tìm chủ sở hữu rộng rãi trong thời gian một năm. Hết thời hạn nói trên, không ai đến nhận tài sản thì cơ quan công an chính là nơi có trách nhiệm trao lại tài sản cho bà Hồng".
Trung Kiên
Theo Dantri
Giải cứu chín cô gái bị bán qua Malaysia Nạn nhân bị ép bán dâm nộp tiền về cho chủ "tổ quỷ", đến cuối tháng chỉ nhận lại được 50% số tiền đã nộp. Ngày 20-4, Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45B) - Bộ Công an cho biết vừa tạm giữ Ngô Quang Hải (Ngu Weng Hie, quốc tịch Malaysia) cùng Nguyễn Thị Lệ Hoa (42 tuổi, quê...