Trộm 5 triệu mới “xử” hình sự: Trộm chó càng không sợ
“Nếu nâng mức xử lý hình sự lên 5 triệu thì chắc chắn ăn trộm sẽ xảy ra nhiều hơn”.
Ăn trộm vặt sẽ ngày càng gia tăng
Trước thông tin, dự thảo Bộ luật hình sự (BLHS) đã điều chỉnh mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu thuộc 4 nhóm tội với các mức tăng từ 2 triệu đồng lên 5 triệu đồng; từ 4 lên 10 triệu đồng; từ 10 lên 30 triệu đồng và từ 50 lên 200 triệu đồng, một số cán bộ Trưởng công an các địa phương thời gian qua xảy ra tình trạng trộm chó đã lên tiếng.
Trao đổi với Đất Việt, ngày 4/4, ông Nguyễn Nhân Song – Trưởng công an xã Long Chữ, tỉnh Tây Ninh cho biết: “Việc điều chỉnh mức định lượng xử lý hình sự cũng một phần do giá cả thị trường đang tăng lên từng ngày, nhưng chắc chắn nếu tăng thì sẽ bỏ lọt các đối tượng ăn trộm vặt”.
Trăm dân đánh chết trộm chó, CA chỉ kịp cứu 1 người
Theo quan điểm của ông Song, nên quy định theo vùng, vùng núi, vùng nông thôn đặc biệt khó khăn phải khác với đô thị, thành phố mức 5 triệu có thể là nhỏ, nhưng đối với nông thôn thì đó có thể là tài sản của cả gia đình. Vì thế, nếu áp dụng mức xử lý cao để xử lý hình sự thì chắc chắn không có tính răn đe, đặc biệt khi trong xã hội hiện nay ăn trộm vặt đang có xu hướng gia tăng.
Nâng mức xử lý hình sự sẽ gây khó khăn trong việc ngăn chặn ăn trộm vặt
Cũng theo ông Song, đáng lẽ cái cần phải điều chỉnh đó là chính là tăng mức xử phạt hành chính đối với các hành vi ăn trộm, xâm phạm tài sản. Chẳng hạn, nếu tái phạm thì sẽ xử lý nặng hơn, nếu trong một năm mà vi phạm nhiều lần thì phải cho vào cơ sở giáo dục rồi cuối cùng xử lý hình sự. Nghĩa là, việc xử phạt phụ thuộc vào mức độ lặp lại của vi phạm.
Ông Song cho rằng: “Nếu nâng mức xử lý hình sự lên 5 triệu thì chắc chắn ăn trộm sẽ xảy ra nhiều hơn, mà người dân bị mắt cắp, chính quyền không làm gì được, vậy thì liệu dân có bức xúc hay không?
Video đang HOT
Hơn nữa, luât đươc ap dung thi ke trôm se tâp trung vao ngươi ngheo, ma ngươi ngheo có khi tổng tai san còn chưa đến 5 triệu”.
Công an địa phương gặp khó
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tân – Trưởng công an xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nơi vừa xảy ra vụ đánh chết trộm chó xôn xao dư luận cho biết: “Việc tăng mức xử lý hình sự lên sẽ gây khó khăn cho công an địa phương, những thành phần trộm cắp vặt không được răn đe sẽ tiếp tục hoành hành. Từ trước đến nay nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ xử phạt hành chính, nhưng chỉ có phạt tiền thì cũng không hề xử nghiêm được”.
Vì thế, theo ông Tân, nếu xử lý hành chính thì phải đưa vào giáo dục cộng đồng, có như vậy thì mới giảm tệ nạn xã hội. Bởi vì ở nông thôn toàn trộm gà, vịt, tính tổng ra cũng có mấy trăm ngàn đồng, nhưng vô cùng lớn với người dân. Vì vậy, mức độ xử lý cấp cơ sở càng cao thì khó mà kiểm soát được và như vậy là làm khó cho cấp cơ sở.
Mặt khác, ông Tân cho rằng, thời gian qua, tình hình an ninh trật tự có nhiều diễn biến phức tạp một phần do những vi phạm có dấu hiệu tăng lên, diễn ra hàng ngày nhưng không đủ căn cứ để xử lý hình sự, dẫn đến bức xúc cho người dân. Từ đó, dẫn đến hành vi tự phát trong một bộ phận nhân dân như đánh chết đối tượng trộm chó, tự xử bằng vũ lực. Việc tăng định mức tối thiểu có thể làm gia tăng thêm vi phạm pháp luật, tạo diễn biến xấu tình hình an ninh.
Ông Tân phân tích thêm: “Ở vùng quê, nhiều gia đình thì chỉ chục con gà, vịt, nhưng đó là một tài sản, mà khi bị trộm sẽ vô cùng đau buồn vì mất mát, mà nếu trộm bị bắt thì giá trị dưới 5 triệu thì không xử lý hình sự được, như vậy có phải tạo đường rộng cho trộm hoành hành hay không?
Các cụ vẫn nói “Tích tiểu thành đại”, chính là những sai phạm nhỏ không ngăn chặn thì dần sẽ trở thành sai phạm lớn là tội phạm lớn”.
Trăm dân đánh chết trộm chó: Phút nổ súng bắn trả
Trộm tài sản giá trị không cao nhưng… trắng trợn
Nhìn nhận ở một góc độ khác, ông Lê Xuân Hùng – Trưởng công an xã Tân Thành (Yên Thành – Nghệ An) cho biết: “Từ đây, lực lượng công an xã sẽ bị hạn chế trong việc xử phạt, tại nếu không có Luật dựa vào để xử phạt thì sẽ khó kiểm soát được tội phạm”.
Theo ông Hùng, khó khăn, bất cập đều nằm ở đây. Trộm chó cũng là hành vi trộm, nhưng ở nhiều địa phương, hành vi ăn trộm chó không còn là ăn trộm. Ông Hùng nhận định, đã là trộm phải lén lút, che giấu, nhưng ở đây là hành vi trắng trợn, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản. Điều này luật cần nghiên cứu cho phù hợp.
Ông Hùng ví dụ: “Cả gia sản của người dân chỉ có chiếc xe máy Trung Quốc trị giá 2 triệu đồng, trước đây cứ trộm xe máy là truy cứu trách nhiệm hình sự, bây giờ tăng lên 5 triệu, thì có nghĩa hai gia đình mất hết tài sản vẫn chưa xử lý được”.
Mặt khác, theo ông Hùng nên chia ra nhiều khung xử lý sẽ dễ áp dụng hơn, làm sao để tài sản xâm hại tương xứng tiền xử lý, bởi địa phương nông thôn rất đa dạng hành vi trộm, từ tài sản nhỏ đến tài sản lớn, xử theo khung chung chắc chắn không phù hợp.
Về việc điều chỉnh này, đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, lập luận việc nâng mức định lượng vì năm 2009, tại thời điểm sửa đổi, bổ sung BLHS 1999, định mức tối thiểu để xử lý trách nhiệm hình sự tăng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng, tức gấp 3 lần mức lương tối thiểu (650.000 đồng/tháng). Giá xăng cao nhất tại thời điểm đó là 16.300 đồng/lít. Giá vàng là 28-29 triệu đồng/lượng. Hiện nay, mức đề xuất tăng định mức tối thiểu lên 5 triệu đồng là tương đương 5 lần mức lương tối thiểu (1.150.000 đồng/tháng); giá xăng là 17.300 đồng/lít, giá vàng trên 35 triệu đồng/lượng là phù hợp. Nhóm nghiên cứu dự thảo nhận thấy việc điều chỉnh mức định lượng trên là một sự thay đổi rất cơ bản về chính sách hình sự và xét cho cùng đây cũng là phi tội phạm hóa. Trên thực tế theo quy định này sẽ có nhiều hành vi tội phạm trong BLHS hiện hành sẽ không bị xử lý hình sự. Tuy nhiên tờ trình và báo cáo đánh giá tác động chưa phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá cụ thể tác động về chính trị, kinh tế, xã hội của sự điều chỉnh này.
Sơn Ca
Theo_Báo Đất Việt
Đánh chết kẻ trộm chó, nhóm trai làng vào tù
Cay cú vì một số đối tượng lạ mặt đến xã bắt trộm chó và đập phá xe máy của người dân, nhóm trai làng quyết tâm lùng bắt, rửa hận. Để rồi khi bắt quả tang một kẻ trộm chó, nhóm thanh niên lao vào đánh đấm đồng thời yêu cầu vợ người trộm chó mang tiền lên chuộc chồng...
Khoảng 20h30 ngày 27/9/2014, Lê Bá Hoàng Trọng Việt, Phạm Minh Hiếu, Dương Ngọc Quý, Võ Hồng Phong, Nguyễn Văn Tân, Võ Trùng Dương và một số thanh niên khác (cùng ngụ tại xã Mỹ Hiệp, Phù Mỹ, Bình Định) đến quán 327 ở thôn Vạn Thiện, xã Mỹ Hiệp uống cà phê.
Tại đây, Việt nói với cả nhóm: "Bọn trộm chó khuya sẽ về Quy Nhơn, uống xong cả nhóm đi vào thị xã An Nhơn (Bình Định) phục chờ để bắt" (Trước đó một số đối tượng lạ mặt đến xã Mỹ Hiệp bắt trộm chó và đập phá xe máy của một số người dân khi chúng bị phát hiện).
Sau khi thống nhất với ý kiến đề xuất của Việt, cả nhóm mang chuẩn bị dụng cụ, đồ nề để đi rình bắt kẻ trộm chó. Khi đến thị trấn Ngô Mây (Phù Cát), cả nhóm phát hiện 6 người đi trên 3 xe máy có mang theo bao, cây và một số dụng cụ giống đặc điểm của người đi bắt trộm chó liền đuổi theo nhưng bị mất dấu.
Không nản chí, cả nhóm vào cầu Cẩm Tiên phường Nhơn Hưng (TX. An Nhơn) dừng lại chờ. Để bọn trộm chó không chạy thoát được, nhóm thanh niên này lấy dây điện cột vào một cây sanh phía Đông đường kéo, sang phía Tây rồi ngồi chờ. Việt điều khiển xe máy đi ngược về hướng Bắc theo dõi, nếu phát hiện có người trộm chó đi vào thì điện thoại để cả bọn giật dây làm xe ngã rồi bắt giữ.
Lúc 1h30 ngày 28/9, phát hiện Nguyễn Đình Tấn Sỹ điều khiển xe máy chở 1 bao mèo, 1 con chó và một đoạn cây từ hướng Bắc chạy vào, cả nhóm giật dây làm xe ngã rồi bắt trói đưa Sỹ về địa bàn xã Mỹ Hiệp rồi thay nhau đánh. Trong lúc cả nhóm đánh Sỹ, Việt lấy điện thoại của Sỹ gọi bảo chị Được là vợ của Sỹ đem 10 triệu đồng ra để chuộc người và xe.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Sáng cùng ngày, chị Được đem 9 triệu đồng giao cho Phong nên mới được đưa Sỹ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu. Nhưng do bị đánh trọng thương nên đến 10 giờ thì Sỹ tử vong. Sau khi lấy tiền của chị Được, Phong đưa cho Dương 2,1 triệu đồng, Dương đưa cho Sơn 2 triệu, Dương giữ 100 ngàn. Số tiền còn lại Phong cất giữ.
Tại phiên toà, chị Được công nhận trước đây Sỹ thường xuyên đi bắt trộm chó về bán đưa tiền cho chị. Tại thời điểm Sỹ bị bắt, ban đêm anh thường vắng nhà, đến sáng hôm sau mới về và cũng đưa tiền cho chị. Biết việc làm của chồng là vi phạm pháp luật và các bị cáo đã thỏa thuận bồi thường các khoản chi phí mai táng và nuôi con của nạn nhân hơn 140 triệu đồng nên chị Được không yêu cầu bồi thường thêm và xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ mức án cho các bị cáo.
Sau khi cân nhắc, Hội đồng xét xử tuyên phạt Lê Bá Hoàng Trọng Việt 32 tháng tù, Võ Hồng Phong 30 tháng tù, Lê Anh Sơn 28 tháng tù về 2 tội "Cố ý gây thương tích" và "Cưỡng đoạt tài sản". Các bị cáo Dương Ngọc Quý, Võ Hồng Hải, Nguyễn Thiện Chiến, Phạm Minh Hiếu và Nguyễn Văn Tân cùng mức án 48 tháng tù treo, Võ Trùng Dương 6 tháng tù treo về tội "Cưỡng đoạt tài sản".
Sau phiên tòa, một người hàng xóm của chị Được xót xa chia sẻ: "Ngày ấy, để lo hậu sự cho anh Sỹ, bà con lối xóm và chính quyền sở tại đã quyên góp tiền phụ giúp mẹ con chị Được. Nhà nghèo, ảnh chạy xe ôm, xe thồ chạy gạo nuôi con. Vì "túng quá hóa liều" nên ảnh đi trộm chó rồi gặp họa. Giờ tội nghiệp nhất là chị Được và mấy đứa nhỏ, họ sẽ sống ra sao đây khi mất đi trụ cột gia đinh?"./.
Theo Pháp luật Việt Nam
Bắt kẻ đánh chết người vì bị nghi trộm tiền Ngày 2-4, cơ quan Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam Hoàng Hữu Hải (xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu) về tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người. Chiều 23-3, Hải gặp ông Hoàng Công Đức (hàng xóm với Hải) đi xe đạp có con chó trước giỏ xe. Hải hỏi...