Trôi trong lòng núi
Thuộc vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 60km, động Phong Nha được coi là “ Thiên Nam đệ nhất động” của Việt Nam đã từng hai lần được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới với các tiêu chí: Sông ngầm dài nhất; hồ nước ngầm đẹp nhất; cửa hang cao và rộng nhất; các bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất; hang nước dài nhất.
ộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với tổng chiều dài lên đến khoảng 20km nhưng hiện nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất, là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất. Nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-am cách đó hơn 20km về phía nam. Cảnh núi non sông nước thanh sơn bích thủy vô cùng quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với non nước mây trời bên ngoài động hiện ra như kích thích trí tưởng tượng của con người.
Ngồi trên chiếc thuyền nhẹ đưa mái chèo trôi trên dòng sông yên tĩnh xuyên lòng núi, nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ. Dòng nước chảy xuyên qua khe đã tạo nên những hành lang tự nhiên có mái phủ đầy thạch nhũ long lanh, có những khoảng hang núi bất chợt mở rộng với vòm mái cong rộng như những nhà hát opera của thiên nhiên mà đứng trong không gian ấy, những âm thanh mái chèo khua nước vang vọng vào vách đá, hòa với tiếng những giọt nước thánh thót nhỏ từ những nhũ đá cao tạo nên một bản nhạc thiên nhiên vô cùng huyền bí. Chỉ cần thêm chút ánh sáng từ một vài ngọn đuốc hay chiếc đèn pin lóng lánh soi xuống lòng sông là đủ để biến lòng hang thành một nhà hát lớn với chương trình diễn tấu tuyệt vời của “dàn nghệ sỹ thiên nhiên” độc đáo có một không hai này.
Video đang HOT
Rời thuyền tại những bến sông trong lòng núi, nơi con sông mở nhánh đi vào những khoang, những hành lang rộng mà rất nhiều trong số đó chưa từng có dấu chân người. Hãy là những nhà thám hiểm hang động để đi sâu vào bên trong, khám phá những hình thù kỳ dị, lạ lùng mà thiên nhiên ban tặng cho hang động kích thích trí tưởng tượng của con người.
Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng còn nguyên sơ, hoang dã. Màu xanh của rừng, của núi hòa với làn nước xanh biếc của dòng sông Son soi bóng mây trời đã khiến cho Động Phong Nha trở thành điểm đến, dừng chân lý tưởng cho những hành trình đi dọc Việt Nam.
Vũ Thanh
Theo ANTD
Mường So mùa lúa chín
Mường So - một trong những xã biên giới xa xôi nhất của huyện Phong Thổ - Lai Châu, được mệnh danh là "nồi cơm" của bà con các dân tộc ở miền biên giới thâm sơn cùng cốc này. Tháng 10, mùa lúa chín rực khoác cho Mường So một màu vàng no ấm.
Người nông dân Mường So thường có nước da đen bóng trên những cánh đồng thấm đẫm mồ hôi
Dân "phượt" hầu hết đều muốn một lần chinh phục Mường So nhưng không phải dễ dàng đến với vùng biên viễn này. Với cung đường trơn trượt hoang sơ cheo leo hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, chúng tôi phải đi bộ xuyên rừng xuyên núi qua những dãy núi tai mèo xám ngoét đến vùng lúa chín.
Cái đặc biệt ở Mường So là khí hậu. Ban ngày trời nóng như đổ lửa, nhưng ban đêm lạnh thấu thịt. Vì nằm trong lòng chảo giữa những dãy núi cao nên Mường So phân ra hai mùa rõ rệt. Có lẽ vì thế mà đặc sản Mường So không có gì khác ngoài thời tiết khắc nghiệt là những bát cơm trắng ngần ngấm vị mồ hôi. Mường So từ xa xưa đã có một điều kỳ bí mà chẳng ai lý giải cho rành. Bí mật ấy chính là những cánh đồng lúa màu mỡ. Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng trông như một vườn hoa cúc quỳ vàng rực, nhưng lại gần, những bông lúa trĩu hạt hiện ra đầy mê hoặc, thần kỳ.
Truyền thuyết kể rằng, Mường So là "nồi cơm chung" của các tộc người Tây Bắc. Dù có trồng bất cứ loại lúa gì, cách thức chăm sóc ra sao thì cứ đến hẹn lại lên, những cánh đồng trổ bông nặng hạt luôn đem đến mùa màng bội thu. Cánh đồng ấy, người ta không cần tỉ mỉ chăm bón, chỉ vãi mạ khắp nơi để chúng tự mọc. Ấy vậy mà gạo Mường So ngon thơm lạ thường. Khác với cơm các nơi khác, cơm Mường So luôn có vị mằn mặn nồng thơm. Bạn có thể dùng cơm trắng mà không cần đến thức ăn bởi cơm đã đủ mặn. Người ta lý giải, cơm Mường So mặn mà vì mồ hôi người dân đổ xuống, thấm vào đất, lúa hút mồ hôi nên cơm có vị mặn.
Quả thật, khi chúng tôi lang thang trong những thung lũng lúa vàng thì bắt gặp những người nông dân đang thăm đồng. Ông Mà A Xin, người dân tộc Nùng có nước da đen bóng, mồ hôi nhễ nhại nhưng nụ cười tươi roi rói vì lúa được mùa. Ông bảo, năm nay ai cũng vui vì được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 356 cho giống lúa mới. Vậy là ai cũng no cái bụng, lại có thóc lúa đầy nhà để bán cho các chợ phiên trên huyện.
Mường So mùa lúa chín không đẹp như những ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải hay Xín Mần. Chỉ giản đơn là vẻ đẹp của những nụ cười, vẻ đẹp của những làn da đen bóng vì nắng gió biên thuỳ, và vẻ đẹp của những tấm lòng chân thật. Bạn sẽ ấm lòng hơn khi ăn cơm có vị mặn ở Mường So - người ta gọi đó là vị mặn của tình người.
Nam Trần
Theo ANTD
Đi qua 12 tầng dốc Sì Lờ Lầu, xã ở nơi cao nhất, xa nhất của huyện vùng cao Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nhìn trên bản đồ chỉ là một mỏm nhọn trên đường biên giới. Đường đến Sì Lờ Lầu nếu tính từ thành phố Lai Châu sẽ phải qua cả thảy 12 con dốc. Và đúng như con số ấy, cái tên Sì Lờ Lầu...