Trời trở rét, nấu ngay nồi chè trôi nước nhân đậu xanh cho cả nhà ấm bụng
Chè trôi nước nhân đậu xanh với nguyên liệu là bột nếp và nhân đậu xanh thơm ngon kết hợp cùng vị cay ấm của gừng, thơm bùi của vừng hòa quyện vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị chè trôi nước nhân đậu xanh
Đậu xanh không vỏ: 200g
Đường thốt nốt: 200g
Bột nếp: 300g
Gừng: 20g
Đậu phộng:40g
Bột năng: 1 muỗng canh
Đường: 3 muỗng canh
Muối: 1 muỗng cà phê
Nước cốt dừa: 500ml
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Lá dứa: 6 lá chia thành 2 bó
Đậu phộng rang giã nhỏ
Bí quyết nấu chè trôi nước nhân đậu xanh tròn trịa ý nghĩa (Ảnh minh họa)
Cách nấu chè trôi nước nhân đậu xanh
Bước 1: Làm nhân đậu xanh chè trôi nước
Video đang HOT
(Ảnh: Nauankhongkho)
Đậu xanh vo sạch, ngâm nước 2-3 tiếng cho đậu mềm. Bắc nồi lên bếp, cho 300ml nước vào nấu chín mềm.
Cho đậu vào cối xay nhuyễn mịn. Bắc chảo lên bếp, cho đậu xanh, 3 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu ăn vào, đảo đều tay dưới lửa nhỏ. Sên đến khi nhân đậu xanh sệt lại thì tắt bếp. Khi đậu xanh nguội bớt thì chi đậu thành nhiều phần nhỏ bằng nhau rồi vo tròn.
Bước 2: Làm vỏ bánh
Nấu sôi 200ml nước lạnh rồi để nguội bớt sao cho nước chỉ còn âm ấm. Cho 300g bột nếp vào tô, từ từ cho nước ấm vào và trộn đều.
Tiếp tục nhào nặn bột thành khối thống nhất, mịn, dẻo. Chia bột thành nhiều phần bằng nhau.
Bước 3: Nắn chè trôi nước
(Ảnh: Blog Beemart)
Vo tròn vỏ bột rồi ấn dẹt. Cho nhân đậu xanh vào giữa xong vo tròn lại. Rồi bắc nồi nước lên bếp, nấu sôi. Cho chè trôi nước và chè ỷ vào luộc chín. Chuẩn bị tô nước lạnh, chè chín nổi lên mặt nước bạn vớt ra nước lạnh ngâm vài phút để viên chè không bị bở.
Bước 4. Nấu nước đường ăn chè trôi nước
Gừng thái sợi. Đường thốt nốt xắt nhỏ. Cho 1 lít nước vào nồi, nấu sôi. Cho đường thốt nốt, muỗng cà phê muối, gừng vào nấu sôi. Điều chỉnh lượng đường theo khẩu vị gia đình.
Cho lá dứa vô nấu 3 phút thì lấy ra. Đừng nấu lá dứa quá lâu nước đường sẽ bị đắng.
Bước 5. Nấu nước cốt dừa ăn chè
Chè trôi nước nhân đậu xanh hấp dẫn ngày mưa rét
Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước cốt dừa vào nấu sôi lăn tăn.
Nêm nếm 3 muỗng canh đường, muỗng cà phê muối. Điều chỉnh gia vị cho hợp khẩu vị. Khuấy tan 1 muỗng canh bột năng với một ít nước lọc rồi từ từ cho vào nước cốt dừa để tạo độ sánh. Cho lá dứa vào nấu sôi 3 phút xong vớt lá dứa ra rồi tắt bếp.
Bí quyết làm bánh tôm Hồ Tây giòn rụm, ngon mê li
Bánh tôm Hồ Tây được rất nhiều người yêu thích, từng chiếc bánh nhỏ xinh được chiên giòn vàng ruộm, giòn tan dễ dàng chinh phục được vị giác cả du khách trong và ngoài nước.
Nguyên liệu cần chuẩn bị làm bánh tôm Hồ Tây
Khoai lang: 500g
Đu đủ hường: 2 miếng
Tôm: 500g
Bột mì: 100g
Bột gạo: 100g
Bột năng: 100g
Nước: 300ml
Bột tỏi: muỗng
Bột hành: muỗng
Bột nở: muỗng
Bột nghệ: muỗng
Dầu ăn
Chuẩn bị thêm nước chấm và rau sống ăn kèm.
Bánh tôm Hồ Tây giòn rụm, thơm ngon (Ảnh: Phununet)
Các bước làm bánh tôm Hồ Tây giòn rụm
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi bào thành sợi nhỏ, ngâm khoai trong nước muối khoảng 1.5 tiếng - 2 tiếng rồi mới sử dụng.
Tôm để nguyên vỏ, cắt bớt râu dài và ngạnh cứng, có thể bỏ đầu nếu dùng tôm to. Rửa sạch tôm rồi để ráo nước. Ướp tôm cùng với 1 muỗng muối và bột tỏi. Phần tôm này bạn không nên lột vỏ vì khi chiên tôm sẽ không bị cháy hoặc khô mà chỉ vừa chín tới.
Phần nước chấm bạn có thể pha theo công thức sau: 25g đường, 18ml nước cốt chanh, 10 muỗng nước lọc, 20ml nước mắm rồi khuấy đều thành hỗn hợp nước mắm. Thêm ớt. tỏi băm tùy theo khẩu vị.
Bước 2: Chuẩn bị phần bột bánh
Cho bột mì vào âu, thêm phần bột gạo, bột năng, muối, bột tỏi, bột hành, bột nở, bột nghệ đã chuẩn bị vào cùng, sau đó trộn đều nguyên liệu cùng với 300ml nước thành một hỗn hợp hòa quyện đồng nhất. Khi thấy hỗn hợp sệt thì dừng lại, ủ bột trong khoảng 30 phút.
Đổ khoai ra xóc cho hết nước, trộn vào âu bột cho thật đều.
Bước 3: Công đoạn chiên bánh
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn lên đợi dầu nóng rồi cho bánh vào rán ngập dầu. Phần này bạn nên dùng loại chảo sâu lòng để tiết kiệm dầu ăn.
Dùng muôi lớn, xếp bột bánh và khoai lên muôi, cho thêm 1 - 2 con tôm vào giữa bánh rồi nhẹ nhàng cho xuống chảo dầu sao cho bánh giữ nguyên hình dạng.
Chiên bánh đến khi ngập dầu để bánh chín vàng thơm thì gắp ra, để bánh lên dĩa có lót giấy thấm dầu. Bạn nên chiên nhiều chiếc bánh trong một mẻ để tiết kiệm thời gian.
Bước 4: Làm nước chấm dưa góp
Thưởng thức bánh tôm Hồ Tây (Ảnh: GocHanoi)
Gọt sạch vỏ đu đủ hường, cạo lớp màng bên trong, rửa sạch rồi thành các miếng nhỏ vừa ăn.
Ướp 1 thìa giấm, 1 thìa muối bột cán và một thìa đường vào đu đủ, trộn đều. Tiếp theo, cho 2 thìa đường, 3 thìa nước mắm, 1 thìa giấm cùng ớt tươi băm nhỏ và nước cốt chanh vào nửa bát nước đun sôi để nguội. Dùng thìa khuấy đều để đường tan hết, đổ đu đủ vào nữa là hoàn thành nước chấm dưa góp.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Bánh sau khi chiên xong để ráo dầu rồi xếp ra đĩa cũng với các loại rau sống sao cho thật đẹp mắt. Khi thưởng thức, bạn ăn kèm với nước chấm để cảm nhận hương vị của món bánh thơm ngon này một cách trọn vẹn nhất.
Những phiên bản bánh trôi bánh chay cute "quên lối về" - ai ngắm cũng yêu! Tết Hàn thực đến rồi, cùng ngắm những phiên bản bánh trôi bánh chay cực xinh này nhé! Để tham khảo cách làm các loại bánh trôi bánh chay trong bài, bạn vui lòng bấm vào tiêu đề hoặc hình ảnh của từng loại nhé! 1. Bánh trôi chân mèo Nhìn xinh thế này thì ai mà nỡ ăn nhỉ? Nhưng sự thật...