Trời tiết thay đổi cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của cúm
Cúm là bệnh thường gặp và cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hoặc không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cúm là bệnh gì?
Cúm là bệnh lý về đường hô hấp do virus cúm Influenza virus gây ra. Trong 3 chủng virus cúm ảnh hưởng đến người (A, B và C) thì có cúm A thường gặp nhất do virus cúm A thường xuyên biến đổi và khả năng lây nhiễm cao.
Biểu hiện khi mắc cúm
Bệnh cúm thường có biểu hiện của viêm đường long đường hô hấp trên và có thể dễ nhầm với cảm lạnh. Sau thời gian ủ bệnh từ khoảng 1-5 ngày, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Ho
- Đau rát họng
- Sốt
- Đau mỏi người
Hầu hết các triệu chứng của bệnh cúm sẽ dần biến mất sau khoảng một tuần.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm
Thông thường, bệnh cúm sẽ tự khỏi trong khoảng từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp biến chứng nguy hiểm nếu như không điều trị đúng cách hoặc sức đề kháng yếu, suy giảm miễn dịch…
Nếu bị cảm cúm, người bệnh có thể súc họng nước ấm kết hợp bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng giúp bệnh nhanh khỏi. Người bệnh tuyệt đối không dùng kháng sinh để chữa cảm cúm.
Biến chứng thường gặp nhất của cúm là viêm phổi, viêm màng não, bội nhiễm vi khuẩn. Nặng hơn, cúm có thể gây ra biến chứng suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Video đang HOT
Những người có bệnh mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẹn mãn tính, tim mạch, đái tháo đường… hoặc phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi… đều là những đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng khi mắc cúm.
Khi có những dấu hiệu bất thường dưới đây cần đến ngay cơ sở y tế:
- Sốt cao liên tục
- Khó thở
- Tức ngực
- Có dấu hiệu mất nước: môi khô, tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm…
- Li bì hoặc mất ý thức
- Co giật
ThS.BSCKII Vũ Thị Dịu – Phó Trưởng khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện 19-8.
Phòng ngừa cảm cúm khi giao mùa
Cúm có thể lây từ người sang người khi ho, hắt hơi… các giọt bắn mang virus sẽ phát tán trong không khí và bám trên các bề mặt. Hơn nữa khi thời tiết thay đổi đột ngột cũng là yếu tố khiến người bệnh dễ mắc cúm hơn.
Để phòng ngừa bệnh cúm, người dân cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Tiêm phòng vaccine cúm hàng năm nhất là với những đối tượng suy giảm hệ miễn dịch.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày. Bên cạnh việc bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất… có thể tăng thêm một số loại men vi sinh, kẽm, vitamin C… bằng thực phẩm hoặc uống vi chất.
Một số loại thực phẩm vừa tốt cho hệ hô hấp vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là: táo, cam quýt, rau có màu xanh đậm, trứng, sữa…
- Uống đủ nước
- Vệ sinh tay chân và mũi họng hàng ngày.
- Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp với người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh.
- Nếu có bất thường về sức khỏe cần đến cơ sở y tế thăm khám và tìm nguyên nhân. Không chủ quan để xảy ra tình trạng bệnh diễn biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cảm giác ớn lạnh, rùng mình từ đâu ra?
Cảm giác ớn lạnh xảy ra đôi khi chỉ đơn giản là do thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, cảm lạnh, cúm, sốt rét hay viêm phổi cũng gây ra dấu hiệu này.
Sốt, nhiễm khuẩn, viêm phổi, cúm là nguyên nhân phổ biến gây cảm giác ớn lạnh. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Ớn lạnh là cảm giác xảy ra khi bạn cảm thấy rùng mình mà đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng, theo Healthshots. Khi đó, các cơ của bạn liên tục co lại và giãn ra, đồng thời các mạch máu trên da cũng co hoặc thu hẹp lại.
Phân biệt ớn lạnh và cảm lạnh
Tình trạng này có thể khiến bạn nghĩ rằng mình bị cảm lạnh. Nhưng cảm giác ớn lạnh và cảm lạnh thông thường rất khác nhau. Một cơn ớn lạnh có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Tiến sĩ Srinivasa Murthy, Trưởng khoa Nhi tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Aster, Bengaluru (Ấn Độ), cho biết ớn lạnh là cách cơ thể phản ứng với sự giảm nhiệt độ. Trung bình, nhiệt độ cơ thể nên ở khoảng 37 độ C. Nhưng khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, thân nhiệt sẽ giảm xuống.
"Khi bạn rùng mình, các cơ bắt đầu tự co lại. Điều này dẫn đến việc sinh nhiệt và nhiệt độ cơ thể tăng lên. Ớn lạnh thường đi kèm với sốt, mặc dù không phải ai bị ớn lạnh cũng bị sốt", tiến sĩ Murthy cho hay.
Một tình trạng gọi là hạ thân nhiệt cũng có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 35 độ C.
Cảm lạnh thông thường có liên quan đến chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Ngược lại, ớn lạnh liên quan đến việc cơ thể run rẩy để tăng nhiệt độ khi cảm thấy lạnh.
Nguyên nhân khác gây ớn lạnh
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới cảm giác ớn lạnh. Bất kể nhiệt độ ngoài trời cao hay không, một người có thể cảm thấy ớn lạnh nếu thân nhiệt bị giảm. Ngoài sốt, một số nguyên nhân khác gây ớn lạnh bao gồm:
Bệnh sốt rét
Nhiễm khuẩn
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm phổi
Cúm
Lượng đường trong máu thấp
Hoảng loạn, lo lắng
Nhiễm trùng huyết
Căng thẳng sau chấn thương
Gây tê
Suy giáp
Suy dinh dưỡng
Chúng ta thường cảm thấy ớn lạnh, rùng mình khi nhiệt độ ngoài trời giảm đột ngột. Ảnh minh họa: Freepik.
Hãy nhớ gọi bác sĩ nếu ớn lạnh kèm sốt không thuyên giảm. Tiến sĩ Murthy cảnh báo sốt cao lên tới 38,8-39,4 độ C ở người lớn hoặc trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể nguy hiểm. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, hãy liên hệ với bác sĩ nếu nhiệt độ vượt quá 37,7 độ C.
Bạn không nên tự ý điều trị, cần đi khám ngay nếu cảm thấy đau ngực, mệt mỏi, đau bụng hoặc thở khò khè.
Mắc cúm A, khi nào phải nhập viện Các bác sĩ đưa ra cảnh báo một số dấu hiệu nguy hiểm khi mắc cúm A cần nhập viện khẩn cấp. Trẻ nhập viện vì biến chứng hô hấp. Ảnh: BV Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm...