Trời thì mưa, bạn lại ngại ra ngoài nhưng vẫn muốn ăn-cả-thế-giới, có giải pháp ngay đây!
Bánh cheese sầu riêng, bánh mì phô mai tan chảy, bánh giò, bánh ít trần… Kính thưa các loại bánh ngon theo mùa và cả… trái mùa nha!
Những chiếc bánh khiến cho mọi kế hoạch ăn kiêng của bạn bị phá sản
Một chiếc bánh mì phô mai tan chảy nhé? – Ảnh: Bếp bánh Anh Hai
Ngon khó cưỡng – Ảnh: Bếp bánh Anh Hai
Cheese sầu riêng – Ảnh: Bếp bánh Anh Hai
Béo ư? Thôi kệ! – Ảnh: Bếp bánh Anh Hai
Pancake ngon tuyệt hảo! – Ảnh: Bếp bánh Anh Hai
Đẹp và ngon – Ảnh: Bếp bánh Anh Hai
Đầu tiên phải kể đến chiếc bánh mềm mại souffle pancake. Soufflé trong tiếng Pháp mang nghĩa “phồng lên”, dùng để chỉ hỗn hợp sữa trứng và lòng trắng trứng đánh với nhau tạo độ bông xốp mềm mịn. Pancake là dạng bánh ngọt có hình tròn, được làm chính bằng phương pháp chiên/ rán trên chảo nóng với ít bơ hoặc dầu không cần lò nướng.
Video đang HOT
Soufflé pancake tạo nên một chiếc bánh xuất sắc về độ mềm tan trong miệng, có kết cấu bông xốp bên trong và rất nhẹ chứ không dày. Soufflé pancake khi kết hợp với các nguyên liệu khác trở thành món ăn sáng, ăn nhẹ hoặc ăn tráng miệng vừa ngon vừa xinh lại vừa đầy đủ năng lượng. Bạn có thể order bé này cùng với các vị trứng muối, tiramisu và dâu tây, chuối mật ong, bơ và chocolate… ăn rất ngon và quên ngay chuyện giảm cân đi nhé!
Kế đến là bông lan trứng muối với 3 lớp mềm mịn. Bạn sẽ được thưởng thức cả 3 loại sốt cream, sốt hoàng kim và sốt phô mai trong cùng một chiếc bánh. Vị mặn mặn của chà bông, vị beo béo của trứng muối nghiền. Tất cả chỉ trong một! Hoặc bạn có thể chọn bánh cheese sầu riêng. Từng trái Sầu Riêng Ri6 được lựa chọn kỹ càng tận vườn, cho những múi to khô ráo, màu vàng ươm và đặc biệt là độ béo ngon. Đặc biệt, khi cơm sầu riêng mềm mịn tan chảy kết hợp cùng dừa non thì hương vị của bánh càng trở nên hấp dẫn.
Bông lan trứng muối không? – Ảnh: Bếp bánh Anh Hai
Nhìn là biết ngon rồi – Ảnh: Bếp bánh Anh Hai
Tiệm cũng có rất nhiều món bánh ăn chơi dân dã khác như bánh bò, bánh ú nước tro, bánh mì phô mai tan chảy, cheese sữa chua phô mai nướng… Bánh chỉ được làm khi có đơn đặt hàng nên tươi ngon miễn bàn!
Ghé ngay: Bếp bánh Anh Hai – Số 152/9 Thành Thái, P.12, Q10, TP.HCM. Hoặc order trực tiếp tại trangFacebook: Bếp bánh Anh Hai.
Bánh giò Bếp Nhà Tui: Bánh ngon mẹ làm
Ai bánh giò nóng hổi không? – Ảnh: Bánh giò Bếp Nhà Tui
Cắt ra ăn như vầy rất tiện! – Ảnh: Bánh giò Bếp Nhà Tui
Gỏi bì cuốn – Ảnh: Bánh giò Bếp Nhà Tui
“Đặc sản” của bếp chính là món bánh giò: Bánh giò xá xíu trứng muối, bánh giò thịt gà xé trứng cút, hay bánh giò chay của bếp lúc nào cũng “cháy hàng”. Bột bánh dẻo thơm, phần nhân phủ phê với nấm mèo, trứng cút, trứng muối, xá xíu, thịt gà xé sợi… Ăn một chiếc là lửng bụng, ăn hai chiếc là no nửa ngày. Bánh giò nóng ăn kèm tương ớt và đu đủ ngâm chua nhà làm là ngon đúng điệu. “Khi ăn bánh giò nhà Bếp, nếu sợ dơ tay và ngại bóc lá tháo dây, bạn chỉ cần lấy kéo cắt ngang miệng và dùng muỗng múc ăn là ngon lành cành đào”, anh phụ bếp chia sẻ.
Ngoài bánh giò, bếp liên tục cập nhật món mới: Cà ri cá viên và cà ri gà cá viên đậm đà, dậy vị, ăn kèm ổ bánh mì nóng giòn là bao ấm bụng; gỏi cuốn bì: Bì thính trộn thịt cuốn cùng rau sống, chấm với nước mắm chua ngọt, đồ chua và ớt xay ăn bao đã. Nếu bạn khoái đồ nếp, chắc chắn bạn sẽ thích mê món bánh ít trần của bếp với lớp áo bột dẻo quánh và lớp nhân thơm bùi. Còn nếu bạn muốn giải khát, bếp luôn có sẵn nguyên liệu làm chè dưỡng nhan, ngọt dịu và thanh mát.
Gói bằng lá chuối nhé! – Ảnh: Bánh giò Bếp Nhà Tui
Bánh ít trần – Ảnh: Bánh giò Bếp Nhà Tui
Ăn bốn cục này là no lố trưa luôn đó – Ảnh: Bánh giò Bếp Nhà Tui
Cà ri bắt vị – Ảnh: Bánh giò Bếp Nhà Tui
Chè dưỡng nhan với các nguyên liệu xịn sò – Ảnh: Bánh giò Bếp Nhà Tui
Canh bún của Bếp cũng là một món rất “đắt hàng” – Ảnh: Bánh giò Bếp Nhà Tui
Paté gan heo của bếp cũng là món bạn nên nếm thử. Paté mềm mại, mịn màng vừa phải chứ không quá mềm, dùng kèm với các loại bánh mì hay xôi đều ổn.
Bánh đúc xanh chấm mật
Bánh đúc xanh chấm mật, thứ quà quê quen thuộc ngày xưa nay đã trở lại bởi tiệm bánh của hai bà cháu Trần Thị Gái, năm nay 87 tuổi và người cháu thế hệ 9X.
Số người bán bánh này chỉ đếm trên đầu ngón tay và họ chỉ bán vào dịp đầu năm mới. Có lẽ vì vậy, giá bán bánh đúc xanh chấm mật chẳng rẻ chút nào. Một phần bánh gồm 8 lát nhỏ giá 30 ngàn đồng. Tuy vậy, bánh vẫn rất đắt hàng. "Bánh làm ra chừng nào bán hết chừng đó, khách hàng đến tận nơi mua cũng có, đặt giao hàng tại nhà cũng có. Nhiều người đã trở thành khách hàng quen thuộc của em", Lê Thị Hồng Hiếu, cháu bà Gái cho hay.
Bà Nguyễn Châu Linh, 70 tuổi ở phường Phường Đúc (TP Huế) cho biết, khi thấy con dâu mua về ăn tôi vô cũng ngạc nhiên bởi đây là món ăn rất thịnh hành trước đây. Lúc ba, mạ chồng tôi còn sống cũng rất thích ăn món này nên tôi đã nhờ con dâu mua về cúng đầu năm. "Coi đây như món ăn mới mà quen để mời ông bà tổ tiên", bà Linh nói.
Bánh đúc xanh chấm mật dù giá cao vẫn hút khách
Bước vào tuổi 87 nhưng bà Trần Thị Gái còn rất khỏe. Bà hào hứng khi kể cho chúng tôi nghe về bánh đúc xanh chấm mật nghe lạ với nhiều người nhưng rất đỗi quen thuộc với bà. Mấy chục năm trước, cùng với bánh đúc, bánh đúc xanh chấm mật là "cần câu cơm" của gia đình bà. "Nhờ làm bánh tui mới có tiền nuôi con. Lâu dần, ẩm thực của người dân thay đổi, thị trường xuất hiện nhiều loại bánh ngon, kể cả bánh ngoại nhập nên lượng người ăn giảm dần, buôn bán không có lời tui đành chuyển nghề", bà Gái trầm giọng.
Theo bà Gái, từ xưa bánh đúc và bánh đúc xanh là món ăn dân dã được rất nhiều người ưa chuộng bởi rẻ tiền, no lâu. Cách làm bánh đúc và bánh đúc xanh tương tự. Nếu so sánh thì bánh đúc xanh có cách làm công phu hơn. Để làm ra được mẻ bánh đúc xanh phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Gạo phải chà với nước cho thật sạch để khi đổ bánh không bị chua. Tiếp đó, ngâm gạo với nước tro lò. Đây là loại nước được bà Gái lóng lại từ loại tro củi hoặc tro lá cây không lẫn tạp chất của các loại nhiên liệu khác và phải được nấu trong lò, mục đích là để bánh được giòn ngon một cách tự nhiên. Sau đó, đem gạo xay lẫn với nước cho ra bột nước. Bột phải xay đi xay lại vài lần cho đến khi thật nhuyễn mịn và lược qua rây cho sạch tạp chất.
Để tạo màu xanh cho bánh, bà Gái dùng những lá non của cây bồng bồng rửa sạch xay lấy nước cốt, trộn với bột gạo đánh thật kỹ rồi đem lên bếp dáo bột cho đến độ đặc sệt, đổ bột ra trên cái khay có lót lá chuối dùng đôi đũa nấu bếp loại lớn gạt cho mặt bột phẳng lì, láng lẫy. Cuối cùng đem vào hấp, lúc bánh vừa độ chín mang ra đặt trên trẹt hoặc mâm để nguội. "Nếu nhiều nước bánh sẽ bị nhão, ngược lại ít nước bánh sẽ bị khô. Vì vậy tỷ lệ nước và bột là khâu rất quan trọng để quyết định bánh ngon hay dở", bà Gái chia sẻ. Bánh làm xong, cô cháu gái bà Gái cắt bánh thành từng miếng nhỏ, gói từng phần vào lá chuối để bán. "Nếu ở chợ thì người bán cắt bánh theo hình vuông hay chữ nhật hay tuỳ vào hứng thú và tài hoa của người bán, nhưng nếu để dọn khách tại nhà thì chủ nhân đảm đang khéo tay cắt bánh theo hình thoi để khi sắp bánh lên dĩa sẽ có hình ngôi sao hoặc đoá hoa tuỳ vào ý tưởng của người làm và sự cảm nhận của người thưởng thức", bà Gái giải thích. Bánh đúc xanh chỉ hợp khi chấm với nước mật được làm ra từ mía. Cầm miếng bánh cắt theo hình thoi nhỏ xinh nhúng vào trong chén mật mía bỏ vào miệng mới cảm nhận được vị ngon của bánh. Vị bùi bùi giòn giòn của bánh hòa quyện vào vị ngọt thơm của mật khiến ai đã ăn một lần thì nhớ mãi.
Về làng Đức Bưu ăn bánh lọc bà Thảo Cũng là bánh lọc gói, nhưng bánh nơi đây khi bóc không bị dính tay, bột bánh cũng dẻo và dai hơn thế nên mỗi ngày hộ bà Hà Thị Thảo làm một tạ bột mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Làng Đức Bưu (Hương Sơ - TP. Huế) là làng làm bánh lọc lâu đời với gần 20 hộ. Hộ nhà...